Dulichbui's Blog - Khái niệm Sở hữu kỳ nghỉ (Vacation Ownership) dù còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng nó khá quen thuộc trên thế giới và đang trở thành lĩnh vực du lịch bất động sản hái ra tiền với tốc độ phát triển cực nhanh. Xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp từ những năm 1960, sở hữu kỳ nghỉ nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu, châu Mỹ, và trở thành xu hướng toàn cầu chỉ trong thời gian ngắn.
Đôi nét về sở hữu kỳ nghỉ
Năm 1960, để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách đi trượt tuyết hàng năm, một số khu nghỉ mát tại dãy núi Alps (Pháp) đưa ra một hình thức lưu trú mới dành cho đối tượng khách là các gia đình, theo đó các gia đình tham gia sẽ được lưu trú tại cùng một resort tại một thời điểm nhất định trong năm. Khẩu hiệu mà các khu nghỉ mát này đưa ra là "không cần phải thuê phòng, mướn khách sạn - dịch vụ này rẻ hơn nhiều". Họ gọi dịch vụ này là Timeshare.
Khái niệm timeshare sau đó được giới thiệu tại Florida(Mỹ) năm 1970 (Florida cũng là bang có số lượng tài sản timeshare lớn nhất tại Mỹ).
Năm 1974, RIC (Resort Condominiums International - Mỹ) được ra đời, từ đây khái niệm Timeshare được hiểu rộng hơn: Sở hữu kỳ nghỉ còn là trao đổi kỳ nghỉ. (RCI (Resort Condominium International) thuộc tập đoàn Wyndham Hoa Kỳ - tập đoàn hàng đầu thế giới về trao đổi kỳ nghỉ trong việc phát hành thẻ nghỉ dài hạn và thẻ nghỉ theo kỳ cho 2 nhãn hiệu TRC và RCI. Hiện nay RCI có 3 triệu thành viên trên toàn cầu, những người đang tận hưởng các kỳ nghỉ tại 3,700 resort của RCI.)
Sở hữu kỳ nghỉ (Vacation Onwership) bắt đầu từ ý tưởng chia nhỏ thời gian sử dụng bất động sản để bán cho nhiều người khác nhau. Người mua sở hữu kỳ nghỉ có quyền sử dụng bất động sản đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tuần) mỗi năm và liên tục nhiều năm liền (từ 20 - 30 năm) với mức giá tại thời điểm hiện tại. Bất động sản dành cho sở hữu kỳ nghỉ thường được thiết kế như một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi dành cho các sinh hoạt thường nhật của một gia đình. Các bất động sản này thường rất đa dạng, có thể là phòng khách sạn, resort, căn hộ trong khu du lịch, và hình thức cao cấp nhất là villa nghỉ mát.
Một điểm đặc sắc của loại hình này chính là khả năng trao đổi kỳ nghỉ giữa những người sở hữu chúng với nhau. Nghĩa là chủ nhân sở hữu kỳ nghỉ resort A có thể đổi lấy kỳ nghỉ của người khác tại resort B nếu muốn. Bằng cách này, việc du lịch ở các nơi trên thế giới trở nên dễ dàng và kinh tế hơn.
Một số khái niệm liên quan
Xuất phát từ sự đa dạng của các loại sản phẩm và quyền sử dụng các sản phẩm sở hữu kỳ nghỉ dẫn đến sự ra đời của các thuật ngữ khác nhau:
- Timeshare
- Fractional Interest
- Private Residence Club
- Vacation Club
- Destination Club
Sở hữu kỳ nghỉ trên thế giới
Với những đặc điểm nổi bật so với các mô hình truyền thống, sở hữu kỳ nghỉ đã thực sự tạo nên một làn sóng mới trong ngành du lịch của các quốc gia và làm thay đổi thói quen du lịch của các gia đình trên thế giới. Các số liệu từ tổ chức phát triển resort của Mỹ (ARDA) cho thấy, nếu năm 1990, toàn cầu mới có 1,5 triệu người sở hữu kỳ nghỉ thì năm 2003 đã có khoảng 6,7 triệu người tham gia sở hữu kỳ nghỉ với 10,7 triệu tuần nghỉ dưỡng được bán ra một cách ấn tượng. Tính đến năm 2008, trên toàn cầu có 6.000 resort ở hơn 100 quốc gia áp dụng mô hình sở hữu kỳ nghỉ, trong đó Bắc Mỹ chiếm 31%; châu Âu - Trung Đông và châu Phi 31%; Mỹ La-tinh 6%; châu Á 14%; Caribê 5%; Thái Bình Dương 3%. Group RCI là tập đoàn trao đổi kỳ nghỉ lớn nhất thế giới của Mỹ đang quản lý việc trao đổi của hơn 4.000 resort với 3,5 triệu thành viên ở trên 100 quốc gia khác nhau.
Theo Tùng Lâm được biết, hiện tại tại Việt Nam có hai khu du lịch đã áp dụng hình thức sở hữu kỳ nghỉ là Sea Links Vacation Ownership (Mũi Né, Phan Thiết) và Ninh Van Bay Holiday Club (chủ sở hữu của Evason Ana Mandara & Six Senses Spa – Nha Trang; Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa; Ana Mandara Hue; Ana Mandara Ninh Binh; Ana Mandara Hoi An,...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét