Dulichbui's Blog - Tết Nguyên đán là ngày lễ mà người dân Trung Hoa coi trọng nhất, nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong phong tục tập quán của họ.
Năm nay người Trung Quốc sẽ đón Tết cổ truyền vào ngày 3 tháng 2 năm 2011 (cùng ngày với người Việt Nam chúng ta), dưới đây là một số hình ảnh không khí chuẩn bị Tết con thỏ (Year of Rabbit) của người Trung Quốc mà Tùng Lâm sưu tập được từ internet.
|
Theo lịch Trung Quốc, năm mới 2011 là năm con Thỏ (Việt Nam là con mèo) |
|
Một nghệ nhân đang chỉnh sửa lồng đèn tại một xưởng sản xuất lồng đèn ở Tô Châu |
|
Chỉnh sửa lồng đèn tại một xưởng sản xuất lồng đèn ở Tô Châu |
|
Một cửa hàng bán đồ trang trí Tết tại Giang Tô |
|
Một phục nữ đang trang trí cửa hàng của mình tại An Huy, Trung Quốc |
|
Một cửa hàng bán đồ trang trí Tết tại Tỉnh An Huy |
|
Một phụ nữ đang chào bán câu đối Tết (Chiết Giang, Trung Quốc) |
|
Chuẩn bị cho lễ hội lồng đèn tại khu tự Choang, Quảng Tây |
|
Người dân mua sắm thực phẩm Tết |
|
Mua sắm thực phẩm Tết |
Tại sao năm 2011 với người Việt là năm con mèo còn người Trung Quốc là năm con Thỏ?
- Theo lý giải của người Trung Quốc, người Nhật Bản: theo truyền thuyết, khi các con vật chạy thi, con chuột đã lừa con mèo rằng ngày chạy thi là ngày hôm sau, nên mèo yên tâm nằm ngủ. Con chuột trèo lên lưng trâu, và trâu cứ lầm lũi chạy, gần đến đích thì con chuột nhảy xuống và chiến thắng. Vì vậy từ đó mèo căm thù và hay đuổi bắt chuột.
- Tuy nhiên theo nghiên cứu ngữ âm học lịch sử, nhà ngôn ngữ Nguyễn Cung Thông gần đây đã chứng minh rất thuyết phục rằng tên 12 con giáp thuộc "tác quyền" của người Việt cổ. Ví dụ năm Ngọ là năm Ngựa, khác xa với từ Mã của người Trung Hoa. Đặc biệt là năm Mão/Mẹo có khả năng là gốc Việt cổ bị thay bằng con Thỏ cho phù hợp với quan niệm (du mục) của người phương Bắc. Tương tự năm Mùi, con dê có thể bị thay bằng cừu. Truy tìm gốc gác nhiều tên gọi cũng thấy được xuất xứ ban đầu của nó trong tiếng Việt cổ, như Tí gắn với Chuột, Dần gắn với Hổ, Mùi gắn với Dê, Hợi gắn với Lợn, Thìn gắn với Rồng...
Blogger Tùng Lâm (Tổng hợp từ Xinhuanet, Wikipedia)
Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét