Cảnh báo về thảm họa kinh tế đang tới gần.

Chúng tôi dùng chữ "thảm họa" cho những gì đang diễn ra tại VN, tình hình kinh tế VN hiện đang rất bế tắc và suy thoái nghiêm trọng.

Sơ lược ngay lúc này thì lãi suất huy động và cho vay tăng cao, sản xuất bế tắc, đình công tăng gần gấp đôi và đói nghèo lan trên diện rộng gần đạt con số 1 triệu hộ..

------------------------------

Xin tóm tắt tình hình kinh tế đăng trên các báo để các bạn tiện theo dõi:

+ Trần lãi suất huy động là 14%, nhưng thực tế các ngân hàng huy động với lãi suất 17-18%.

Tuy cao như vậy, vẫn nhiều người không gửi tiền vào.
Huy động tiền đồng bị suy giảm mạnh hơn cả. Tính đến ngày 21.4.2011, tiền gửi VND tại các TCTD giảm 1,09% so với tháng trước, trong đó, tiền gửi VND giảm 1,84%, còn tiền gửi ngoại tệ tăng 1,46%.

Đây là diễn biến bất thường, vì như các năm trước khi thắt chặt tiền tệ (nâng lãi suất huy động lên cao) thì thường là nguồn tiền gửi sẽ tăng lên. Nhưng năm nay thì không. Một phần lý do là:
Với mức lạm phát tính so với cùng kỳ lên đến 17,51% vào tháng 4.2011 thì trần lãi suất tiền gửi 14% đã khiến cho lãi suất thực của nền kinh tế bị âm.

Có nghĩa lạm phát cao, nên dù lãi suất huy động đến 17-18% người ta cũng không mặn mà gửi tiền vào nữa.

+ Lãi suất đầu vào cao, nên lãi suất đầu ra cũng cao theo. Nước lên thuyền lên. Đầu ra đang 22-24%. Không mấy doanh nghiệp nào làm ăn ra số lãi >= 22-24% cả, nên nhiều doanh nghiệp đóng cửa, gây ra nạn thât nghiệp, và cung hàng hoá giảm mạnh.

+ Tình thế đang tiến thoái lưỡng nan, vì:

- Nếu giảm lãi suất huy động, thì không ai gửi tiền vào nữa, ngân hàng càng kém thanh khoản, không có tiền trả nợ cũ, và không có tiền cho vay --> các doanh nghiệp không vay được tiền.

- Nếu tăng lãi suất huy động --> lãi suất cho vay cũng tăng cao --> doanh nghiệp cũng không vay được tiền.

- Và như thế, các doanh nghiệp sẽ đóng cửa rầm rầm, kéo theo là: các doanh nghiệp khác sập theo, thất nghiệp, và xù nợ ngân hàng (doanh nghiệp phá sản thì không trả tiền mà họ vay ngân hàng nữa).

+ Một tình trạng xấu khác đáng nói là:
Báo cáo của NHNN cho thấy tỷ lệ tiền ngoài hệ thống trong tháng 4 đã tăng 1,45% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 4,12%.

Vì lượng cung tiền ra thị trường nhiều --> số tiền ngoài hệ thống ngân hàng cũng nhiều. Và:
Tiền mặt ngoài hệ thống tăng là dấu hiệu cho thấy tín dụng đen có xu hướng nở rộ. Theo báo Đời sống & Pháp luật ngày 24.3.2011, mức lãi suất huy động trên thị trường tín dụng đen cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng, và hiển nhiên, mức lãi suất cho vay ra cũng phải rất cao. Tuy nhiên, nhu cầu vay vẫn rất lớn bởi các doanh nghiệp, đặc biệt là bất động sản, khi đã triển khai dự án thì khó có thể dừng lại được. Trong khi những doanh nghiệp này không thể vay được ngân hàng thì họ phải tìm đến một kênh tín dụng khác là tín dụng đen. Có cầu ắt sẽ có cung. Với mức lãi suất huy động cao, nhiều người gửi tiền bất chấp rủi ro đã rút tiền khỏi ngân hàng để tham gia vào hoạt động tín dụng đen.

Tức là nhiều người chọn vay từ các kênh ngoài ngân hàng, tạm gọi là "tín dụng đen", vì rất dễ bị vỡ nợ, xù nợ.

+ Nói chung, với tình trạng thề này, thì :

- Sẽ có nhiều doanh nghiệp đóng cửa, hoặc phá sản, xù nợ ngân hàng.

- Sẽ có nhiều ngân hàng sụp, nếu không có ai cứu.

- Tình trạng có vẻ như là decompensation, khi mọi nỗ lực cứu nền KT đều không mang lại hiệu quả.

(SGTT)

------------------------------

CPVN đang phạm sai lầm KT hết sức nghiêm trọng.

Nếu CP không mau mau từ bỏ NQ11, tái "laissez faire" nền KT, thì KT VN sẽ lại càng xuống dốc rất thê thảm trong vài tuần tới.

Nợ xấu sẽ tăng khủng, hàng loạt các cty, doanh nghiệp phá sản, kéo theo hàng loạt ngân hàng "mất thanh khoản" nên phải vay nóng, lại càng phải trả tiền lời cao.

----------

1 điều CPVN không dám nói ra, đó là nhiều ngân hàng bị quá nhiều nợ xấu, thu tiền lại không được, nên phải vay nóng, giá lời đến trên 25%, để có tiền trả lại cho khách hàng vào rút tiền ra.

Nhiều ngân hàng bị mất thanh khoản như vậy, bị insolvent như vậy, sẽ tranh nhau tăng lãi suất, làm hại CHÍNH HỌ, và toàn bộ nền KT.

CPVN không còn cách nào khác, mà phải ĐÓNG CỬA 1 số ngân hàng, chịu lỗ trả tiền lại cho dân gởi vào, để cứu nền KT.

Hiện đã có Ngân hàng Phát triển Việt Nam bị đưa lên mặt báo, nhưng còn hàng loạt ngân hàng nhỏ khác bị ém nhẹm.

Lúc trước không làm, nay số ngân hàng bị insolvent lên quá nhiều, thay vì đóng cửa từ từ vài cái, nay nếu đóng thì phải đóng cả 10-20 ngân hàng nhỏ, số lỗ bù vào quá sức to lớn.

Nói khác đi, nợ xấu nay có thể lên tới 25%. Đây là 1 trong các lý do chính vì sao lãi suất tăng vọt, gây thất nghiệp khắp nơi, tàn phá nền KT.

(Gafin, Tuoitre, Cafef)

----------

Hiện nay đang có đình công tại 19 tỉnh thành, tuy không cùng lúc, do công nhân bị đói.

VÀI TUẦN NỮA, CAO LẮM VÀI THÁNG, KHI LẠM PHÁT CÀNG TĂNG, CÔNG NHÂN CÀNG ĐÓI, thì đình công có thể sẽ lan ra 29, 39, rồi khắp 64 tỉnh thành.

Đơn giản là, công nhân, viên chức bị đói, không có sức đi làm, làm việc.

Khi đình công lan ra khắp xứ, thì lấy ai làm việc?

(Cafef)

----------

CPVN có thể ráng ém giá xăng, điện không cho tăng, nhưng NHƯ VẬY VÔ ÍCH TRONG VIỆC CHỐNG LẠM PHÁT.

Vì phải in tiền ra chu cấp cho bên xăng dầu, điện, để họ trả lương nhân viên, mua thiết bị, phụ tùng, trả tiền nợ (EVN nợ 8 ngàn tỉ đồng, Petrolimex lỗ 2650 tỉ đồng trong quý 1), do đó giá trị VND càng giảm, từ đó giá tăng là do VND mất giá.

Còn nếu cho tăng giá xăng, điện thì CŨNG GÂY LẠM PHÁT do vốn đầu vào tăng.

CÁCH NÀO THÌ CŨNG SẼ GÂY LẠM PHÁT KINH HOÀNG, chỉ giảm khi dân hết tiền mua hàng, chết đói la liệt cả xứ.

CÁCH NÀO THÌ DÂN CŨNG ĐÓI.

----------

Bài toán KHÔNG có lời giải,KHÔNG có cách cứu.

------------------------------
- Khi bóng ma lạm phát bao trùm xã hội, thiếu đói và đình công ở Việt Nam tăng cao;

- Thu nhập thực của người lao động sụt giảm vì không đuổi kịp nổi tốc độ tăng giá;

- Vòng xoáy của lạm phát có thể sẽ nhấn chìm các nỗ lực cải thiện chất lượng sống của người dân nghèo;

- Biểu hiện đáng ngại nhất là tình hình thiếu đói đã tăng cao trong tháng 1 và 2 vừa qua. Số lượt nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói đã tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2010 với 838,6 nghìn lượt;

- Đình công đã xảy ra ở 19 tỉnh, thành cả nước và tăng tới...93% so với năm 2009;

- Một kịch bản về thiếu đói, đình công và bất ổn xã hội nói chung sẽ tái diễn nếu lạm phát năm nay không được kiềm chế tốt.

"...Lãi suất cao, hàng không bán được, các mối làm ăn của ông đều giãn tiến độ, tạm ngưng, không có công trình mới, nên doanh nghiệp của ông Trường cũng rơi vào tình trạng không có việc. Nói là công ty, nhưng nhân viên thì nghỉ sạch, chỉ còn có giám đốc là chính ông Trường... 

"Từ năm 2009 đến nay, tôi thấy tiền của mình ngày càng ít đi", ông nói.

"Tôi có bao nhiêu tiền thì làm bấy nhiêu. Trước sản xuất mười thì giờ chỉ làm năm thôi, mọi thứ giảm đi một nửa để đỡ đau đầu, đỡ quay cuồng vì xoay vốn", ông Kết nói.

Những doanh nghiệp nhỏ sẽ khó sống nổi. Cộng thêm với việc ngân hàng thắt chặt tín dụng và kém linh động khi thực hiện hạn mức tín dụng, doanh nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Những khó khăn như vậy đang lấy đi lòng can đảm của doanh nghiệp. Ông Lộc cho rằng, nhiều doanh nghiệp đã không dám vay để sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..."

(Vef, 15/5/2011)
Các CTCK đóng góp hơn một nửa số lỗ của các doanh nghiệp niêm yết trong Q1..

<Photo 1>

(Cafef, 15/5/2011)

Công ty chứng khoán chật vật tồn tại
"...Với tình hình khó khăn như hiện nay, dự báo quý II, các công ty chứng khoán sẽ tiếp tục thua lỗ nặng

Giá trị giao dịch ngày càng giảm mạnh và kéo dài, doanh nghiệp không mặn mà niêm yết, nhà đầu tư chán nản không muốn bỏ tiền vào thị trường chứng khoán… Đó là một trong những nguyên nhân khiến các công ty chứng khoán ngày càng khốn đốn. Nhiều công ty đang phải tìm mọi cách để tồn tại.

 Nhìn lại báo cáo kinh doanh quý I/2011 của các công ty chứng khoán cho thấy có đến 50% công ty chứng khoán (trong tổng số khoảng 28 đơn vị niêm yết trên hai sàn TPHCM và Hà Nội) báo cáo lỗ. Những công ty có lãi thì mức lãi giảm đến 60%-95% so cùng kỳ năm ngoái."

(NLD, 15/5/2011)

Lãi suất cho vay tiêu dùng tăng lên 24 - 25%/năm
"...Mức lãi suất này tăng khoảng 2(%) so với mức cũ.

 Theo Thanh niên ngày 16/5, tổng đài ngân hàng Standard Chartered vừa thông báo, đối với vay tín chấp, ngân hàng này cho vay tối đa 300 triệu đồng, thời gian 60 tháng với lãi suất cho vay 25%/năm theo dư nợ giảm dần...

 Giám đốc phòng giao dịch một ngân hàng cổ phần tại TPHCM cũng cho biết, ngân hàng vừa tăng lãi suất cho vay tiêu dùng lên 24%/năm đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. So với đầu năm thì mức này đã tăng từ 5-6(%).

Trong báo cáo về hoạt động ngân hàng tuần từ 4/5 - 6/5, lãi suất cho vay phi sản xuất là 20 - 23%/năm. Như vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng hiện cao hơn 2(%) so với mức cũ..."

(Gafin, 16/5/2011)

Lãi suất huy động VND tại một số ngân hàng nhỏ đã lên đến 22-24%/năm trong khi đó LS cho vay bị đẩy lên 27-28%/năm

Lãi suất đang tăng từng ngày:
"...Ngày 15-5, lãi suất (LS) huy động VND tại một số ngân hàng (NH) nhỏ đã lên đến 22-24%/năm trong khi đó LS cho vay bị đẩy lên mức 27-28%/năm..."

(Tuoitre, 16/5/2011)

Tuy lãi suất cao, nhưng tiền vẫn ít người gửi VND vào ngân hàng:

Tiền đồng quay lưng với ngân hàng?
Tốc độ huy động vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước đang trong đà suy giảm, trong đó, huy động tiền đồng bị suy giảm mạnh hơn cả. Nguyên nhân do giảm tốc độ tăng tín dụng và giảm lượng tiền uỷ thác không đáng ngại. Tổng phương tiện thanh toán bị suy giảm sẽ khiến cho tốc độ tăng của lạm phát giảm dần. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tiền mặt ngoài hệ thống tăng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ không được đảm bảo.

(SGTT, 16/5/2011)

“Bom nổ chậm” ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
"Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) có dư nợ mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng, nhưng dự phòng rủi ro cào bằng một mức 0,5%/tổng tài sản rủi ro."

(Cafef, 16/5/2011)

------------------------------

Cafef, 15/5/2011: http://cafef.vn/20110515054614216CA31/cac-quan-quan-lo-trong-quy-12011.chn

16/5/2011: http://cafef.vn/2011051610067387CA34/bom-no-cham-o-ngan-hang-phat-trien-viet-nam.chn

Gafin, 16/5/2011: http://gafin.vn/2011051607139644p0c34/lai-suat-cho-vay-tieu-dung-tang-len-2425nam.htm

NLD, 15/5/2011: http://nld.com.vn/20110515091948654p0c1014/cong-ty-chung-khoan-chat-vat-ton-tai.htm

SGTT, 16/5/2011: http://sgtt.vn/Kinh-te/144732/Tièn-dòng-quay-lung-voi-ngan-hàng.html

Tuoitre, 16/5/2011: http://tuoitre.vn/Kinh-te/438141/Lai-suat-“an”-het-loi-nhuan.html

Vef, 15/5/2011: http://vef.vn/2011-05-15-lam-phat-dang-khoet-sau-vao-doi-ngheo

http://vef.vn/2011-05-15-hoa-mat-chong-mat-voi-lai-suat-ngat-nguong-
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét