Niềm tin vào Đảng sẽ sụp đổ theo nền kinh tế



Vinashin vẫn tiếp tục vay tiền ngân hàng Phát triển Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng. Rốt cục thì tập đoàn Vinashin vẫn thoi thóp tồn tại dưới sự bảo hộ của Nhà nước. Năm nay đã là năm 2012, tính từ lúc công bố số nợ khổng lồ của Vinashin thì đã được gần 2 năm mà tập đoàn này chưa làm ra gì có lãi, có khi còn lỗ thêm. Nhưng do nhiệm vụ chính trị quái gở nào đó được Đảng giao, chúng vẫn phải tồn tại chứ không phải phá sản như hơn 50.000 doanh nghiệp tư nhân đã phá sản trong năm 2011.

Cái giá để duy trì một doanh nghiệp trên bờ vực phá sản như thế này là lớn hơn rất nhiều so với việc cho nó phá sản. Bởi vì khi 1 doanh nghiệp kém hiệu quả chết đi, tiền vốn, máy móc, nhân công còn sử dụng được sẽ chuyển sang doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển. Đằng này, Vinashin làm ăn tiếp chỉ càng lỗ và phải vay thêm nhiều tiền hơn, cướp đi nguồn sống của 50.000 doanh nghiệp đã phá sản kia.

Rõ ràng là niềm tin vào hệ thống doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo, một thứ Đảng CSVN tự phát minh trong buổi giao thời chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã phá sản.

Trái quy luật
Vụ "ém giá lãi suất" do ông Thống đốc Bình sáng tác ra cũng hoàn toàn thất bại, do giá đầu vào "chính thức" là 14%, "chợ đen" tại mọi ngân hàng là 21% - 22%, làm cho "đầu ra" càng tăng cao, lên 25+%. (Thanh niên, 11/01/2012)

Theo lý thuyết KT tư bản, giá ém (bao cấp, bình ổn, v.v...) là CONTROL PRICE, giá thị trường là ECONOMIC EQUILIBRIUM PRICE, và giá chợ đen là BLACK MARKET PRICE.

Đúng lẽ, thả tự do, thì có ECONOMIC EQUILIBRIUM PRICE, giá này cao hơn CONTROL PRICE, nhưng rẻ hơn BLACK MARKET PRICE.

Nhưng CP VN tại mọi nơi đều muốn có KIỂM SOÁT, nên họ thích dùng CONTROL PRICE, dùng đủ mọi biện pháp hành chánh, công an, tù, để buộc người ta theo giá này.

Nhưng họ thất bại trong bao nhiêu năm nay vẫn không bỏ đuợc thói hư tật xấu này, cứ liên tục đam mê KIỂM SOÁT như thời bao cấp trước kia:

- Giá vàng bình ổn? Làm gì có, vẫn cao hơn giá thế giới, có khi 3, 4 triệu đồng/ lượng. (Vef, 16/12/2011)

- Hàng bình ổn tại các siêu thị? Làm gì có, cho dù tiêu tốn vào cả ngàn tỉ đồng. Giá rẻ thì "có" đấy, nhưng không có hàng, hoặc hàng dỏm, kém chất lượng. (Tiền Phong, 21/11/2011)

- Nay, hình như muốn nâng giá TTCK lên thành "giá bình ổn" hay sao đó!

Chúng tôi dự đoán rằng: CHẮC CHẮN THẤT BẠI, trừ khi in ra đủ 600 ngàn tỉ đồng mua hết tất cả CK trong TTCK VN.

Mặc cho bao nhiêu lời trấn an, dự đoán "giá tăng", v.v... một khi các báo cáo tài chính Q4 2011 tệ hại, tin nội bộ tung ra "năm nay càng tệ hơn, quý này càng te tua", thì giá sẽ rơi tự do, xuống cái rẹt VNI còn 250, HNX còn 45 dễ dàng.

Vì lẽ, các cty thực sự đang lỗ, sắp hết tiền trả lương nhân viên, không có tiền trả nợ ngân hàng với giá lời trên 25%, thì đơn giản là phải khai phá sản, và khi đó giá CK < 0 nếu tính đúng, vì bán hết tài sản cty cho tới cái bàn cái ghế vẫn không đủ tiền thanh toán các món nợ.

Niềm tin thần thánh
Tại Việt Nam có quá nhiều người có niềm tin thần thánh, niềm tin Tôn giáo vào Đảng, vào CNXH.

Trong quá khứ, nhiều khi các niềm tin này đem lại kết quả khá, vì đúng là có "thống nhất quốc gia" trên danh nghĩa, cuộc sống 1 số đông người tại Miền Bắc trong chừng 20 năm qua có khá lên do "ăn ké" gạo miền Nam chở ra, do nợ quốc gia, bán tài nguyên đem về 1 số việc làm, và Kiều hối từ miền Nam cũng giúp nhập khẩu xăng, xe gắn máy, v.v...

NHƯNG nay khả năng của Đảng ngày càng không thể đánh lại BÀN TAY VÔ HÌNH của nền KT.

Bàn tay vô hình trong nền KT nó quái dị lắm, không thể đe dọa, tăng "quân lính" (tiền mặt) mà nó nghe, chịu thua. Không thể dùng Nghị quyết Trung ương Đảng bảo giá "Xuống, xuống ngay", mà nó nghe.

KT VN lại rất lạ: tăng cung tiền cũng gây lạm phát (giá trị tiền rẻ đi), mà rút cung tiền CŨNG gây lạm phát (hiếm tiền, lãi suất tăng, chi phí đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng).

Các "niềm tin thần thánh, tôn giáo" vào Đảng sẽ bị xói mòn, và nhiều Đảng viên sẽ nhận ra các giấc mơ "ngày mai tươi đẹp" do Đảng vẽ ra sẽ trở thành các cơn ÁC MỘNG.

-------------------------------
Tiền Phong, Bình ổn giá: Người nghèo khó hưởng, 21/11/2011, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/558748/Binh-on-gia-Nguoi-ngheo-kho-huong-tpp.html

Vef, Đồng loạt làm giá vàng: Thuốc bình ổn vô hiệu, 17/12/2011, http://vef.vn/2011-12-16-dong-loat-lam-gia-vang-thuoc-binh-on-vo-hieu

Thanh Niên, Ngân hàng vượt trần lãi suất, 11/01/2012,
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120111/ngan-hang-vuot-tran-lai-suat.aspx
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét