Hãy hình dung tình huống này. Cuối buổi chiều và bạn đã mệt mỏi. Bạn có một cuộc hẹn quan trọng và buổi tối hôm đó, thế là bạn quyết định dành một giờ chợp mắt. Thay vì đặt đồng hồ báo thức, bạn nhờ một người bạn đang ghé chơi đánh thức bạn dậy trong vòng một giờ nữa. Anh ta đồng ý.
Hai giờ sau, người bạn đánh thức bạn dậy. Bạn hỏi: “Sao anh không gọi tôi dậy một giờ trước?” Anh ta đáp rằng anh nghĩ bạn yêu cầu anh đánh thức bạn sau hai giờ và anh đã làm điều đó. Sau đó bạn phải hối hả và chuẩn bị nhanh chóng, tự lầm bầm rằng lẽ ra mình nên đặt đồng hồ báo thức hơn là nhờ người bạn đánh thức. Nếu bạn làm như thế, bạn hẳn đã không phải vội vã như thế này.
Kết luận của bạn là đúng. Bạn đã phân tích những gì xảy ra qua cách thức bạn đã hành động. Việc người bạn của bạn không đánh thức bạn dậy đúng giờ là do sự hiểu sai. Anh ta đã không nghe bạn chính xác hoặc là bạn đã nói nhầm.
Như chúng ta đã đề cập ở phần trước, đổ lỗi cho người khác hay cho chính mình chẳng có tác dụng gì. Nếu nhìn tình huống từ quan điểm của cá nhân thì tự chịu trách nhiệm luôn luôn tốt hơn đổ lỗi cho mình hay người khác. Thế thì làm thế nào bạn “chịu trách nhiệm” tốt nhất trong tình huống này? Câu trả lời được tìm thấy trong tư duy những phương pháp.
Giáo sư W.Edwards Deming là nhà thống kê người Mỹ, vốn được coi là người đã mang những phương pháp chất lượng vào Nhật. Trước khi ông đến Nhật vào năm 1950, nhãn hiệu “made in Japan” đồng nghĩa với chất lượng kém. Giờ đây cũng nhãn hiệu “made in Japan” nhưng đồng nghĩa với chất lượng cao.
Vậy giáo sư Deming đã dạy người Nhật những gì khiến họ làm nên một sự khác biệt như thế với chất lượng của sản phẩm của họ? Câu trả lời khá đơn giản nhưng sâu sắc. Dựa trên những năm phân tích thống kê, Deming có thể xác nhận rằng 94% những thất bại không phải bởi vì người ta không muốn làm tốt mọi công việc. Sự thật là hầu hết mọi người ai cũng muốn có một công việc tốt.
Vậy thì, đâu là nguyên nhân nếu không phải là con người?
Đó là phương pháp. Phương pháp đã thất bại trong 94% các trường hợp, chứ không phải con người.
Nếu bạn đã từng không kiếm được tiền trong một dự án kinh doanh và tự trách mình, có lẽ tốt hơn là bạn nên suy nghĩ lại căn nguyên của vấn đề. Khả năng tạo ra sự tự do tài chính phụ thuộc vào phương pháp bạn đang sử dụng.
Nhà triêu phú tiến bộ tìm kiếm các phương pháp thành công trước khi họ khởi động những phương tiện kiếm tiền của mình. Sử dụng phương pháp thích hợp cho bạn lực đòn bẩy khổng lồ.
Đây là cốt lõi của việc tư duy các phương pháp.
Home / Phương Pháp giàu nhanh - Phương pháp trở thành triệu phú - Phương pháp thành tỷ phú
/ Phương Pháp Để Trở Thành Triệu Phú - Bước 1: Tư duy các phương pháp
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét