Dulichbui's Blog - Cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Nam, Nhà thờ toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Đầu thế kỷ XIX nơi đây chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy và ngút ngàn cỏ sậy. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều đình nhà Nguyễn ở Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” đã khai phá lập ra vùng đất này. Kim Sơn là “núi vàng” và Phát Diệm có nghĩa là “Phát sinh ra cái đẹp”.
Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo... Tất cả được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau. Nhà thờ được xây dựng trong suốt 24 năm (1875 - 1899) với vô vàn khó khăn, phương tiện làm việc thô sơ. Hàng ngàn tấn đá, có phiến nặng tới 20 tấn, hàng trăm cột gỗ lim có cây cột dài tới 12m, đường kính 2,4m, nặng tới 7 tấn... được vận chuyển từ Thanh Hoá, Nghệ An và nhiều nơi khác xa hàng trăm cây số về Phát Diệm. Phương Đình là hạng mục công trình được hoàn thành sau cùng vào năm 1899, là điểm nhấn, kiệt tác về nghệ thuật, kiến trúc. Phương Đình có nghĩa là “Nhà vuông” thay vì vút cao trên bầu trời theo hình tháp vuông hoặc tròn thường thấy ở các thánh đường phương Tây, Phương Đình mang hình dáng của một ngôi đình làng rộng lớn, kích thước gần như vuông, chiều ngang 21m, sâu 17m, cao 25m. Tầng dưới lớn nhất, nếu bỏ đi hai lối lên gác thì phần giữa có hình dáng của một cổng tam quan trong kiến trúc truyền thống, được xây dựng bằng đá xanh với kỹ thuật thủ công tinh xảo. Trên các vách có phù điêu bằng đá tạc một số vị thánh, hai vách ngoài của Phương Đình là những chấn song đá hình câu trúc, trên các vách ngoài của tầng dưới có những phù điêu tạc sự tích chúa Giê-Su từ khi vào thành Giêrusalem đến khi lên trời.
Tầng trên của Phương Đình được dựng 5 khối tháp, trên đỉnh của 4 khối tháp ở 4 góc là tượng 4 vị thánh chép 4 sách Tin mừng được đặt giống như búp sen hay bình cam lộ thường thấy trên đỉnh của những mái đình, chùa cổ của làng quê Việt. Khối tháp trọng tâm cũng giống như 4 khối tháp góc, đầu có 3 tầng cấu trúc theo kiểu lầu thức, lợp ngói mũi hài, gác chuông được đặt một quả chuông nam có chiều cao 1,90m, thể hiện sự kết hợp hài hoà, tinh tế của hai nền văn hoá Đông - Tây.
Nhà thờ lớn: được xây dựng vào năm 1891, chỉ trong vòng 3 tháng nhưng công việc chuẩn bị, sắm sửa vật liệu và trị chân móng đã kéo dài cả chục năm trước đó. Điểm chung trong kiến trúc nhà thờ Phát Diệm giống với nhà thờ ở Châu Âu đó là lòng Nhà thờ dài 74m, còn lại đều thiết kế theo kiểu cách của đạo Phật. Sự diễn cảm trong không gian thờ tự cũng sử dụng rất nhiều cách trình bày truyền thống. Lòng nhà thờ được chia làm 10 gian sử dụng 9 bộ vì giá nghiêng-chồng giường với 6 hàng cột mang đậm chất kết cấu kiến trúc dân gian, với không gian rộng lớn trong kiến trúc nhà thờ ở phương Tây nhờ bề ngang (21m và tầm cao là 15m), thể hiện sự tài hoa của người thiết kế xây dựng. Hệ thống mái được phân thành 2 tầng, ngắt quãng bởi cửa sổ, vừa lấy ánh sáng vừa tạo độ vút cao cho mái. Đây chính là dạng mái chồng diêm trong kiến trúc truyền thống. Cuối nhà thờ, chái kiệu có cấu tạo là một khối sâu bằng đá hoa cương, phần xây cuốn vòm tạo thành 5 lối vào nhà thờ, mặt bằng và mặt đứng đều giật cấp với đỉnh cao ở lối chính giữa và thấp dần về hai bên. Phía trên tháp lợp ngói mũi hài, với đầu đao cong lượn thanh thoát, gợi lên sự phối hợp tinh tế của hai lối kiến trúc Đông Dương - Gotic. Một điểm nữa cần nhắc tới là những mảng sơn son thếp vàng trên đồ thờ bằng gỗ trong nhà thờ gợi lên một không gian thờ truyền thống của dân tộc Việt.
Nhà thờ trái tim Đức Mẹ (Nhà thờ đá): được xây dựng đầu tiên vào năm 1883, có chiều dài 15,30m, rộng 8,50m, cao 6m. Nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp, bàn thờ đều bằng đá, do đó người Phát Diệm quen gọi là Nhà thờ đá. Mặt tiền của nhà thờ gồm một toà Đức mẹ ở giữa với hai tháp hai bên, tháp kết cấu 5 tầng, có đường nét giống với tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phía trong nhà thờ được làm bằng đá cẩm thạch với bố cục, đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng, hai bên là những chấn song đá và những bức chạm thông phong. Trên bàn thờ chính là nhà tạm bằng gỗ chạm, sơn son, thếp vàng và tượng Đức mẹ bằng đá. Bên ngoài nhà thờ có những bức chạm thông phong hình chim Phượng hàm thư, quả là một kiệt tác, đã có du khách gọi nhà thờ này là “Viên ngọc” trong quần thể Thánh đường Phát Diệm.
Có thể nói, quần thể Thánh đường Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Công giáo mang đức tin đến cho con người nhưng phong cách kiến trúc, không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Nhà thờ Phát Diệm còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, là điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.
Tầng trên của Phương Đình được dựng 5 khối tháp, trên đỉnh của 4 khối tháp ở 4 góc là tượng 4 vị thánh chép 4 sách Tin mừng được đặt giống như búp sen hay bình cam lộ thường thấy trên đỉnh của những mái đình, chùa cổ của làng quê Việt. Khối tháp trọng tâm cũng giống như 4 khối tháp góc, đầu có 3 tầng cấu trúc theo kiểu lầu thức, lợp ngói mũi hài, gác chuông được đặt một quả chuông nam có chiều cao 1,90m, thể hiện sự kết hợp hài hoà, tinh tế của hai nền văn hoá Đông - Tây.
Nhà thờ lớn: được xây dựng vào năm 1891, chỉ trong vòng 3 tháng nhưng công việc chuẩn bị, sắm sửa vật liệu và trị chân móng đã kéo dài cả chục năm trước đó. Điểm chung trong kiến trúc nhà thờ Phát Diệm giống với nhà thờ ở Châu Âu đó là lòng Nhà thờ dài 74m, còn lại đều thiết kế theo kiểu cách của đạo Phật. Sự diễn cảm trong không gian thờ tự cũng sử dụng rất nhiều cách trình bày truyền thống. Lòng nhà thờ được chia làm 10 gian sử dụng 9 bộ vì giá nghiêng-chồng giường với 6 hàng cột mang đậm chất kết cấu kiến trúc dân gian, với không gian rộng lớn trong kiến trúc nhà thờ ở phương Tây nhờ bề ngang (21m và tầm cao là 15m), thể hiện sự tài hoa của người thiết kế xây dựng. Hệ thống mái được phân thành 2 tầng, ngắt quãng bởi cửa sổ, vừa lấy ánh sáng vừa tạo độ vút cao cho mái. Đây chính là dạng mái chồng diêm trong kiến trúc truyền thống. Cuối nhà thờ, chái kiệu có cấu tạo là một khối sâu bằng đá hoa cương, phần xây cuốn vòm tạo thành 5 lối vào nhà thờ, mặt bằng và mặt đứng đều giật cấp với đỉnh cao ở lối chính giữa và thấp dần về hai bên. Phía trên tháp lợp ngói mũi hài, với đầu đao cong lượn thanh thoát, gợi lên sự phối hợp tinh tế của hai lối kiến trúc Đông Dương - Gotic. Một điểm nữa cần nhắc tới là những mảng sơn son thếp vàng trên đồ thờ bằng gỗ trong nhà thờ gợi lên một không gian thờ truyền thống của dân tộc Việt.
Nhà thờ trái tim Đức Mẹ (Nhà thờ đá): được xây dựng đầu tiên vào năm 1883, có chiều dài 15,30m, rộng 8,50m, cao 6m. Nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp, bàn thờ đều bằng đá, do đó người Phát Diệm quen gọi là Nhà thờ đá. Mặt tiền của nhà thờ gồm một toà Đức mẹ ở giữa với hai tháp hai bên, tháp kết cấu 5 tầng, có đường nét giống với tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phía trong nhà thờ được làm bằng đá cẩm thạch với bố cục, đường nét thanh thoát, nhẹ nhàng, hai bên là những chấn song đá và những bức chạm thông phong. Trên bàn thờ chính là nhà tạm bằng gỗ chạm, sơn son, thếp vàng và tượng Đức mẹ bằng đá. Bên ngoài nhà thờ có những bức chạm thông phong hình chim Phượng hàm thư, quả là một kiệt tác, đã có du khách gọi nhà thờ này là “Viên ngọc” trong quần thể Thánh đường Phát Diệm.
Có thể nói, quần thể Thánh đường Phát Diệm là sự giao thoa, sự kết hợp hài hoà, tinh tế của lối kiến trúc nhà thờ phương Tây và kiến trúc truyền thống phương Đông. Công giáo mang đức tin đến cho con người nhưng phong cách kiến trúc, không gian thờ tự mang đậm hình ảnh mái đình, ngôi chùa vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tạo nên sự bình an, che chở, đây cũng là biểu tượng của sự gặp gỡ giữa công giáo và truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Nhà thờ Phát Diệm còn là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, là điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.
Nguồn: Thế giới di sản
0 nhận xét:
Đăng nhận xét