Các điểm tham quan tại Cổ Thạch (Bình Thuận)

Biển & bãi đá Cổ Thạch
Bãi đá tại biển Cổ Thạch
Thông tin: 
Trải dài trên một phần bãi biển của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, là những viên đá nhỏ đủ màu sắc và hình dạng. Đây là bãi đá 7 màu nằm trong khu du lịch Cổ Thạch. Đặc điểm của bãi đá này là do sự tác động của thủy triều, hải lưu, nước biển… và đá được đẩy từ lòng biển trồi, nhô lên bờ. Đá có nhiều kích thước, hình dạng lớn nhỏ khác nhau và hiện tượng đá được đẩy từ dưới biển lên dường như không bao giờ hết.
Hướng dẫn đi:  
Bãi đá 7 màu nằm trong khu du lịch Cổ Thạch.

Thông tin: 
Chùa Hang tên chữ là Cổ Thạch tự xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX , tạo lạc trong hang động trên đồi núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64 m thuộc địa bàn xã Bình Thạnh huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Chùa được xây dựng trong hang đá lớn do thiền sư Bảo Tạng lập vào khoảng giữa thế kỷ 19. Đường lên chùa Hang có xây bậc, lan can hai bên chùa đắp rồng. Trên núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong chùa có tượng Đức Phật Thích Ca. Cạnh chùa là bãi đá Cà Được nhiều màu sắc chạy dọc bờ biển gần 1km. Xung quanh chùa Hang cảnh quan tuyệt đẹp, một làng du lịch Cổ Thạch mới mọc lên với nhiều ngôi nhà xinh xắn được xây theo kiểu nhà sàn để đón khách phương xa về viếng chùa và thưởng ngoạn thắng cảnh.
Hướng dẫn đi:  
Nằm gần biển Cổ Thạch, các khách sạn tại Cổ Thạch cũng nằm gần Chùa nên việc đi lại rất dễ dàng, mất 5 phút đi bộ là du khách đã có mặt tại Chùa rồi. Chùa tương đối rộng, du khách có thể nhờ một em nhỏ người dân địa phương dẫn đường để có thể đi hết mọi ngóc ngách của Chùa. 

Gành son (hay Ghềnh Son)
Ghềnh Son - Ảnh: BBC
 Thông tin:  
Gành Son thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Mới nghe tên cũng đã gợi cho ta cảm giác cheo leo gập ghềnh với những dãy núi hang động mang nhiều hình thù lạ mắt. Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên gành, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đá, màu xanh của biển như hoà lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hoà vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực... Gành Son quả là một tặng vật của thiên tạo chưa được nhiều người biết đến.
Hướng dẫn đi: 
Đến Cổ Thạch, rẽ phải qua khỏi làng cá Bình Thạnh men theo biển, khoảng 5km hỏi thăm đường vào Ghềnh Son (chưa đến Chí Công).

Đồi Cát - Lăng Ông Nam Hải (Lăng Cá Ông)
Thông tin: 
Lăng ông Nam Hải (Tuy Phong, Bình Thuận) được xây dựng từ đời Vua Minh Mạng (1820-1840). Trải qua bao biến cố lịch sử, đến nay lăng vẫn còn giữ được nhiều giá trị văn hóa. Đặc sắc nhất là quần thể kiến trúc cung đình mà không phải nơi nào cũng có được.
Hướng dẫn đi: 
Đồi Cát và lăng Ông Nam Hải (Lăng Cá Ông) là hai điểm tham quan nằm gần nhau. Du khách có thể đi bộ dọc bãi biển Cổ Thạch để tới 2 điểm tham quan này, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian (nếu đi nên chọn thời gian đi là buổi sáng). Nếu không, du khách có thể đi xe ôm tới 2 điểm tham quan này (Khi thuê xe thì nhớ thỏa thuận giá cả, và nhớ nhắc tài xế chờ để chở du khách về lại khách sạn.)
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét