Hệ thống tài chính có nguy cơ phá sản

Bài viết do trang facebook.com/dudoankinhte chuyển ngữ. (*)

Vietnam’s spiral of credit and devaluation
Vietnam recently devalued its currency to about 21,000 dong to the US dollar. At the end of 2008, the rate was 17,000 — a decline of 24 per cent in about two years. In fact, it is worse since the ‘free market’ rate is over 22,000, and many people wanting dollars need to pay that rate. That rate would make it nearly 30 per cent depreciation. Since interest rates on dong bank deposits are only about 15 per cent, it seems safer to keep dollars under the mattress than dong in the bank.

Việt Nam hiện nay đang phá giá đồng nội tệ xuống khoảng 21,000 VND cho $1 USD. So với cuối năm 2009, tỉ giá khoảng 17,000 -- suy giảm 24% chỉ trong vòng 2 năm. Hơn nữa, đây là thời điểm đen tối nhất khi tỉ giá thị trường 'chợ đen' vượt 22,000, và nhiều người có nhu cầu mua USD đành phải mua theo mức giá trên. Tại mức giá đó (22,000), VND bị xem như mất đi giá trị trên 30%. Kể từ khi lãi suất tiền gửi VND tại các ngân hàng chỉ khoảng 15%, cất giấu USD dưới nệm có vẻ an toàn hơn gửi USD vào ngân hàng.
While most Asian nations are worrying about excessive capital inflows and currencies that will be too strong to support exports, Vietnam is in the position of having almost run out of foreign exchange reserves — the exact amount is secret but probably worth six weeks of imports and half of reserves a year or so ago. Its bond rating is sinking deep into junk bond territory with a negative outlook. One of its premier state enterprises, the ship builder Vinashin, is functionally bankrupt and unable to make interest payments on its external debt — debt that the lenders thought had official backing. Inflation is officially running at 1 per cent a month but was probably more like 15–20 per cent last year. Why is Vietnam, a nation with a bright outlook and a record of rapid growth, so troubled?

Trong lúc hầu hết các quốc gia châu Á đang lo ngại về tình trạng vốn đầu tư nước ngoài tăng vượt bậc, và đồng nội tệ có giá trị quá cao để làm lợi cho xuất khẩu; thì tình hình tại Việt Nam trái ngược hoàn toàn với việc nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia gần như cạn kiệt -- con số chính thức luôn được giữ bí mật kĩ lưỡng, nhưng thực tế chỉ khoảng tương đương 6 tuần nhập khẩu, giảm gấp đôi so với những năm trước đó. Trái phiếu quốc gia càng lúc càng mất giá trị, gần chạm tới mức "rác" (nguyên văn: junk) với một viễn cảnh tăm tối. Một trong những tập đoàn nhà nước hàng đầu, tập đoàn đóng tàu Vinashin, về nguyên tắc đã chính thức phá sản do không thể trả lãi đúng kỳ hạn đối với số nợ từ bên ngoài -- khoản nợ mà các nhà đầu tư nước ngoài tưởng đâu rằng được bảo lãnh bởi chính phủ. Lạm phát được công bố là 1%/tháng, nhưng trên thực tế thì gần như 15 - 20%/năm hồi năm ngoái 2010. Tại sao Việt Nam, một quốc gia với nhiều triển vọng và một lịch sử tăng trưởng thần kỳ, lại đang sa vào vũng lầy?
There are several reasons. One is that the Party has a policy of state enterprises having a ‘leading role’ in development. In practice, this has meant giving them near-monopoly power, cheap land, credits and government contracts in varying combinations. Abou half of all enterprise capital increases since 2004 have gone to state enterprises, but they accounted for only a quarter of output growth and had employment fall by several hundred thousand jobs. This waste of capital has been compounded by pouring money into dubious infrastructure projects that are often premature, overly expensive or just not needed. These bad choices were somewhat easier to take when debt was low and low-cost donor funds made the lack of productivity less painful.

Có vài lí do chính. Thứ nhất, Đảng cầm quyền cho rằng doanh nghiệp nhà nước là đội ngũ tiên phong để phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế, điều này gần như việc cung cấp tình trạng độc quyền kinh doanh, hỗ trợ đất đai giá rẻ, ưu tiên bảo lãnh tín dụng và các hợp đồng từ chính phủ trong nhiều hạng mục khác nhau. Hơn phân nửa số tập đoàn đăng ký tăng vốn điều lệ đều là các tập đoàn nhà nước, mặc dù chỉ đóng góp khoảng một phần tư tổng giá trị tăng trưởng, và song song đó, các tập đoàn nhà nước cũng đã sa thải hàng trăm ngàn nhân công. Nguồn vốn quý giá từ nhà nước đang bị lãng phí trong các hệ thống cơ sở vật chất mà hiệu quả thì mơ hồ, không rõ ràng, thậm chí không cần thiết, và giá trị công trình thường bị đội lên nhiều lần. Hậu quả của những công trình lãng phí như trên có thể không đáng kể nếu nợ quốc gia còn thấp, vốn viện trợ ODA dồi dào.
Since Vietnam has become a ‘middle income’ nation, it is getting less super-cheap aid loans and its borrowing has risen each year. In addition, domestic credit has grown at an astonishing 30 per cent a year since 2000, doubling every 30 months. A lot of this credit has found its way into real estate and development loans. Land in Hanoi recently changed hands at $10,000 a square metre, higher than in Beijing. Land is a preferred investment for money ‘earned’ in dubious ways, as it is not taxed after it is purchased nor is it centrally listed. It seems safer to many Vietnamese than bank accounts with negative interest rates or a stock market that is less than half now than it was in 2007. Land rental or sales also help provinces with revenue for local expenses — so even an honest provincial chief likes high land prices. But high land prices distort urban growth and the lack of a real estate tax means that cities are chronically short of funds for needed services or investments like subways — which are needed because the high land prices push developers to build tall buildings, which generate traffic.

Tuy nhiên, kể từ khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, lãi suất phải trả từ nguồn vốn viện trợ mỗi lúc một tăng cao và số lượng tiền vay của Việt Nam ngày một lớn. Thêm vào đó, chỉ số tín dụng quốc gia đã gia tăng ở một mức đáng ngạc nhiên là 30%/năm kể từ năm 2000, tức gấp đôi sau mỗi 30 tháng. Rất nhiều trong số tín dụng này đã chạy vào thị trường bất động sản và các khoản vay phát triển. Bất động sản tại Hà Nội hiện nay đang được giao dịch với giá $10,000 USD/mét vuông, cao hơn cả Bắc Kinh. Bất động sản là kênh đầu tư yêu thích cho dòng tiền được "kiếm" ra một cách mờ ám, vì không bị đánh thuế khi mua bán cũng như không hề được coi trọng trong danh mục thuế. Đầu tư bất động sản được cho là an toàn hơn thay vì gởi tiết kiệm với một lãi suất âm so với lạm phát, hay trong thị trường chứng khoán vốn đã giảm hơn phân nửa kể từ năm 2007. Mua bán, cho thuê đất ngoài ra còn đem lại cho nhiều tỉnh nguồn thu từ các chi phí đi lại, giao dịch -- do vậy, ngay cả chủ tịch tỉnh nào thật thà nhất cũng thích thú khi giá đất tăng cao. Giá trị bất động sản cao gây tác hại tiêu cực đến việc phát triển đô thị một cách cân đối, và nguồn thu ngân sách bị thất thoát từ những thương vụ bất động sản có giá trị tạo nên một lỗ trống cho nguồn quỹ phát triển các dịch vụ khác, ví dụ như hệ thống giao thông công cộng -- vốn rất cần thiết bởi vì thị trường bất động sản đã khiến nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà cao tầng, tăng mật độ giao thông.
The lack of trust of ordinary Vietnamese in their own currency shows up in ‘errors and omissions’ in the balance of payments. They sell dong and buy gold or dollars when they can — that entry was $9 billion in 2009 and probably higher last year. Shaky estimates put private gold and dollar holdings in the tens of billions of dollars. The upside of this is that there is plenty of capital if the government institutes sensible policies and rebuilds trust. The downside is that people are cynical and the government seems to ‘forget’ about stability once things calm down and returns to its inflationary practices. Because a slowdown in credit growth would pressure many developers and banks that extended loans with over-priced land as collateral, there is some serious prospective pain in staying with a low-inflation course. On the other hand, with both foreigners and its own people becoming less willing to extend credit, there are diminishing returns from printing money. With credit at 130 per cent of GDP (it was only 30 per cent in 2000), the game is nearly up. Either credit grows only a little faster than real GDP or it creates inflation.

Sự mất niềm tin vào đồng nội tệ của chính người dân Việt Nam cho thấy sai lầm và thiếu sót trong cán cân thanh toán. Người dân bán đi tiền VND, và mua vàng, USD bất cứ khi nào có thể - dữ liệu cho thấy con số này vào năm 2009 là 9 tỉ, và có thể cao hơn trong năm 2010. Các ước tính không chính thức dự đoán số lượng vàng và USD đang tồn đọng trong dân lên đến hang chục tỉ USD. Tin tốt là chính phủ hiện có nguồn vốn dồi dào từ dân chúng nếu biết cách xây dựng long tin và ban hành các chính sách thực tiễn, hiệu quả. Tin xấu là người dân hiện nay rất hoài nghi về việc đó, và chính phủ thường chỉ chú trọng vào con số tăng trưởng, khiến lạm phát khó kiểm soát mà quên đi yếu tố ổn định lâu dài. Vì một khi phát triển tín dụng được kiềm chế một cách quyết liệt, lạm phát giảm thì nhiều nhà đầu tư và ngân hàng tài trợ sẽ bị áp lực lớn do các khoản vay quá hạn bị ngâm trong những dự án bất động sản, tạo nên một viễn cảnh không mấy tươi sang. Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài và thậm chí người dân VN đều không sẵn sàng mở rộng tài khoản tiết kiệm, hoặc kéo dài thời gian vay đáo hạn cho các ngân hàng (nguyên văn: extend credit). Do đó, tỉ lệ xoay vòng vốn của đồng tiền giấy suy giảm rõ rệt. Với tín dụng lên đến 130% GDP (tăng từ 30% GDP năm 2000), cuộc vui đang dần tàn. Hai hoàn cảnh đặt ra là: hoặc tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn GDP thực, hoặc lạm phát sẽ phi mã.
The path ahead is not clear. Some still do not see how deep a hole has been dug and want to keep digging. The state enterprises, banks and emerging plutocrats do not want to stop dancing and they have immense influence. An IMF loan with real conditions is one option. A loan from Asian neighbours (perhaps through the ill-defined Chiang Mai accord) is another. But the days of the government being able to create credit, use it poorly and persuade others to give it the benefit of the doubt are over.

Tương lai phía trước đối với Việt Nam hiện không rõ rang. Vẫn còn quan điểm chưa nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề và đang tiếp tục xoáy sâu vào luận điểm ngược lại. Doanh nghiệp nhà nước, ngân hang cùng những nhà tài phiệt mới nổi đang tận hưởng nhiều đặc quyền kinh tế, do đó chưa sẵn sàng từ bỏ nó. Một khoản vay thật sự từ IMF vốn luôn kèm theo điều kiện cải cách là một trong những cứu cánh. Lối thoát còn lại là từ khoản vay từ những nước láng giềng châu Á khác (có thể kí giao kèo bí mật dựa vào hiệp ước ASIAN 3+, tức gói cứu trợ tài chính Đông Nam Á do ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đóng góp chính [*]). Dẫu sao đi chăng nữa, những tháng ngày mà chính phủ có khả năng tăng tín dụng (thông qua vốn vay, vốn ODA..), sử dụng một cách lãng phí và theo đuổi những chính sách không rõ ràng để xoa dịu nghi ngờ về hiệu quả, nay đã qua rồi.

--

[*] Tham khảo thêm: https://www.facebook.com/notes/dự-đoán-kinh-tế-việt-nam/nguy-cơ-ngoại-giao-quốc-phòng-từ-các-gói-viện-trợ-kinh-tế-của-tq-hàn-quốc-và-nhậ/198116920220689

(*) Tựa bài do trang facebook.com/dudoankinhte đặt. Mọi hành động phổ biến nội dung đều được khuyến khích. Việc để lại nguồn bản dịch tại facebook.com/dudoankinhte là tùy chọn.

Nguyên bản bài dịch từ: http://www.eastasiaforum.org/2011/03/10/here-we-go-again-vietnams-spiral-of-credit-and-devaluation/
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét