Hệ thống ngân hàng lỗ nặng do giá vàng tăng vọt. Nguy cơ KẾT KIM đang cận kề

Hệ thống ngân hàng VN lỗ NẶNG đến mức nào?

Theo tin tôi có, nhiều ngân hàng đang lỗ RẤT nặng,
Các ngân hàng dự tính, do đang trả tiền lời người bỏ VÀNG vào chỉ khoảng 1%, trong khi họ có thể cho vay VND lấy 20%, vậy thì họ nhận VÀNG, bán ra lấy VND cho vay.
Chỉ cần vàng lên 19% hoặc dưới thì họ lời hoặc huề vốn. Khi đáo hạn, họ nhận VND, mua lại VÀNG trả lại cho người gởi VÀNG.
——————————————————
Tháng 10/2009 giá vàng tại VN là 24 triệu đồng/ lượng (tael = 37,3 gr), nay là 36,6 triệu.
Hiện số vàng được gởi vào ngân hàng khoảng 90 tấn, tức ~ 2.410.000 lượng vàng VN (mỗi tấn có 1.000.000 gr/ 37,3 gr =~ 26809 lượng). Hiện nay, CP VN cho phép các ngân hàng bán ra 25% số họ nhận từ người gởi, tức tối đa ~ 600 ngàn lượng.
Lấy thời điểm tháng 10/2009, họ bán ra (từ người cho vay vàng) mỗi lượng 24 triệu VND, cho dù cho vay lấy lời 20%, thì họ thu về TỐI ĐA 28,8 triệu VND.
Thực tế không thể có số này, do nợ xấu ít nhất 3%, nhưng tại đây tôi không tính vào, coi như “chấp” họ số đó. Và cũng không tính tiền lời họ trả cho người gởi vàng.
Cho dù vậy thì mỗi lượng họ lỗ 12,6 triệu VND, nhân lên cho 600 ngàn lượng là 7560 tỉ đồng – khoảng 400 triệu USD.
—————————————–
THỰC TẾ, đương nhiên cao hơn nhiều.
Mỗi lượng vàng họ bán ra 24 triệu, cho vay lời 4,8 triệu trong 1 năm, số tiền quá hấp dẫn!
Tôi biết nhiều ngân hàng vi phạm quota 30%, có nơi vi phạm đến 30% khác hoặc hơn.
Số lời thì họ tính rồi, rất lớn, có ngân hàng lời mấy trăm tỉ VND. Quan chức chia nhau tiền lời lập tức.
Nay hóa ra bị lỗ thì không tính vào đâu cả, mặc kệ!
—————————————————–
Các bạn chỉ cần nhớ, mỗi lượng vàng bán ra năm ngoái lấy VND, nay mua vào thi họ lỗ 12,6 triệu đồng.
Đem cho vay lời 20% thì chỉ thu vào tối đa 4,8 triệu, vẫn lỗ 7,8 triệu.
Đem mua CK thì càng lỗ kinh hoàng, do chỉ số VN-Index năm ngoái vào lúc này là 550, nay 450, xuống 20%.
Nói khác đi, nếu họ bán vàng 24 triệu đem đầu tư CK, nay chỉ còn 20 triệu, thì mỗi lượng họ lỗ 13 triệu VND.
Nhân số này lên cho trên dưới 1 triệu lượng, thì thấy họ lỗ kinh hoàng thế nào.
Phen này các ngân hàng VN bị cú đấm này rất nặng, và Chính phủ Việt Nam sẽ có biện pháp hạn chế mua bán vàng (*), do số lỗ báo về quá kinh hoàng.
Nhưng càng hạn chế, vàng sẽ càng lên giá, USD từ đó lên theo.
Số lỗ trong hệ thống ngân hàng mới là có thể gây sập ngân hàng, từ đó gãy đổ hệ thống ngân hàng, từ đó cả nền KT bị tê liệt.
Cuối tháng 10/2010, Ngân hàng Nhà nước đã công bố Thông tư 22/TT-NHNN về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng, theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh. Theo quy định số 432/2000/QĐ-NHNN trước đây, tổ chức tín dụng được chuyển tối đa 30% vốn bằng vàng huy động được thành tiền, để sử dụng linh hoạt nguồn vốn huy động bằng vàng trong kinh doanh. Nhưng thực tế, tổ chức tín dụng khi thực hiện việc chuyển đổi rất dễ bị rủi ro kinh doanh, do không duy trì trạng thái vàng và không thực hiện được bảo hiểm giá vàng biến động mạnh. Trong năm 2010, giá vàng thế giới biến động quá mạnh. Ngân hàng VN xuất khẩu 100 tấn vàng năm 2010, giá hồi đầu năm chỉ 1080 USD, sau đó khoảng 1150 USD.
Nay làm sao có tiền mua lại giá 1400 USD, nhất là khi đó thu USD về bán ra lấy 18500 VND, nay phải bỏ 20500 ra mua lại USD, rồi đem ra ngoại quốc trả 1400 USD/oz, nhân lên cho khoảng 1,8 triệu oz (60 tấn) trả lại cho dân.
Các ngân hàng không có 60 tấn vàng trả lại cho người gởi, do đã lỡ “xuất khẩu” trong năm 2010, nay nếu nhập lại thì phải gom 2,4 tỉ USD (khoảng 40 triệu USD/ tấn), vào lúc này nếu lại chảy máu 2,4 tỉ USD thì USD lên 25000 VND!
Bên USD cũng không khác, người ta gởi USD vào, lấy lời 6%. Nhiều ngân hàng đánh cược năm nay sẽ KHÔNG lên nhiều, thế là họ đem bán ra, lấy VND cho vay lời 18%, nhưng NẾU năm nay USD tăng cao hơn 12% thì sao?
Nếu USD tăng cao hơn 12% thì hàng loạt ngân hàng sẽ bị lỗ to, hình như họ đang có khoảng 9 tỉ USD, mỗi % giá USD tăng cao hơn 12%/ năm thì họ lỗ 90 triệu USD, cho dù họ thu về 100% số tiền cho vay (một điều kiện ngặt nghèo, thông thường thu lại 97% là may), và cho dù họ không chi phí xu nào cho việc thuê mặt bằng, thuê người làm v.v…
Thực tế, theo tôi tính toán, do ngân hàng VN trả tiền lời USD 6,3%, bán ra cho vay lời 18% bằng VND (chênh lệch 11,7%), thì nếu USD tăng trên 7% thì họ phải lỗ, do 3% tiền nợ xấu, ít nhất 2% chi phí administrative costs.
Chưa gì mà USD có thể tăng hơn 10%. Ai gởi USD vào ngân hàng VN thì có thể bị mất tiền, do (1) CP VN túng tiền quá, tịch thu USD từ các ngân hàng, trả lại bằng VND theo giá chính thức, hoặc (2) các ngân hàng vỡ nợ không có USD trả lại khi đáo hạn, phải mượn tiền CP VN trả lại bằng VND.
Theo tính toán của tôi, nếu hơn 1/3 số dân gởi vàng, USD cùng lúc vào lấy ra, thì hệ thống ngân hàng VN sập trong 1 tuần,
Khi đó, CP Việt Nam sẽ ra tay cứu bằng cách ép kết hối, kết kim, ra lệnh dân chúng chỉ có thể lấy ra bằng VND.
Cái gì CP Việt Nam không có, chứ VND họ có hàng triệu tỉ VND ngay lập tức. 10 tỉ USD thì chỉ 220 ngàn tỉ VND. 90 tấn vàng tức 3,6 tỉ USD thì chỉ 80 ngàn tỉ VND. Cộng lại cả 2 chỉ 300 ngàn tỉ, in ra cái rụp!
Do đó, dân gởi vàng, USD đang bị nguy cơ kết hối, kết kim rất cao. Theo tôi, khả năng này 100% sẽ xảy ra trong vòng 3-6 tháng.
Khi đó dân tha hồ mà khóc, nằm ăn vạ. Cả trăm ngàn người.
Trên đây là bài viết cũ của tôi cách đây 4 tháng về nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng khi giá vàng tăng mạnh. Nay mọi thông tin vẫn còn giá trị.

Khi giá vàng tăng cao sát mức 50 triệu đồng/lượng như những ngày qua, các bạn có thể thấy rõ nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng do GOLD RUN 30% là hoàn toàn có thể.

Bài báo sau đây từ Việt Nam mới xuất bản ngày hôm nay, sau nhận định của tôi về hệ thống ngân hàng Việt Nam 4 tháng.
Nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng do giá vàng lên cao | DVT
Chỉ trong 5 ngày từ 6/8 – 11/8 vừa qua, giá vàng trong nước đã tăng gần 10% lên đến mức 46 triệu đồng /lượng, và tăng lên trên mức 47 triệu đồng/lượng trong vòng 2 ngày cuối tuần.
Thông thường, dư nợ vay bằng vàng của khách hàng trên tài sản đảm bảo tại các ngân hàng sẽ ở vào khoảng 50%- 60%. Nếu giá vàng tăng khiến cho dư nợ tăng theo thì tỷ lệ dư nợ vàng trên tài sản đảm bảo sẽ không đảm bảo mức trên nữa. Lúc đó ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung tiền hoặc tài sản đảm bảo để kéo tỷ lệ này xuống.
Trong đợt sốt giá vàng vừa qua, giá vàng tăng đến 5 triệu đồng một lượng chỉ trong vòng 3 ngày khiến nhiều người không thể bổ sung nổi tài sản đảm bảo. Ngân hàng khi đó buộc phải xử lý, tức bán tài sản đảm bảo đi để thu hồi nợ.

Còn 4 – 5 ngân hàng TPHCM chưa tất toán xong số vàng đã chuyển thành tiền đồng

Việc giá vàng tăng cao cũng gây khó khăn cho các ngân hàng chưa thực hiện xong việc chuyển số vàng trước đây đã bán lấy tiền đồng thành vàng trở lại.
Việc chuyển đổi này, theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), phải thực hiện xong vào cuối tháng 6/2011. Nhưng theo ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, cho đến hôm nay 18/8 vẫn còn 4-5 ngân hàng tại TPHCM chưa thực hiện xong việc chuyển đổi.
Với sức ép tỷ giá hiện nay và tình hình thế giới, giá vàng sẽ không thể giảm. Vì vậy viễn cảnh GOLD RUN là chắc chắn xảy ra. Khi xảy ra GOLD RUN, chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ ra lệnh KẾT KIM.

Nhà nước có thể sẽ ra luật cấm mua bán, tàng trữ vàng quá vài oz/ người, trên đó thì PHẢI giao nộp, nhận chứng chỉ vàng.

Giấy này có thể mua bán, bỏ ngân hàng lấy lời 0,5%/ năm, nhưng không thể đổi ra vàng trở lại. Sau này muốn bán thì Ngân hàng Nhà nước mua lại, trả bằng VND, theo giá USD thị trường.

Nói chung, sẽ mua lại với giá “hời”, vì VND có thể được in ra vô hạn định. Hôm nay có người “khuyên” Ngân hàng Nhà nước mua lại vàng của dân trong nước. Mai Ngân hàng Nhà nước sẽ ra thông báo. Các bạn hãy chú ý xem có đúng không.
————————

Sẽ gây LẠM PHÁT CỰC KHỦNG do in tiền ra gom vàng trong dân chúng, khoảng 30 tỉ USD tức 630 ngàn tỉ đồng, lạm phát 200% cũng có thể, nhưng thây kệ, hoặc có thể giảm nhẹ lại qua việc cho dân chúng giao nộp hết, nhưng rút tiền ra từ từ, cho là giá trị 10 cây vàng/ năm, v.v…
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét