[Thông cáo báo chí] S&P đánh sụt hạng tín dụng đồng nội tệ của Việt Nam xuống mức 'BB-'

Lời nói đầu: Tin mới nhất cho biết là S&P, cơ quan xếp hạng tín dụng của Mỹ đã hạ mức xếp hạng tín dụng đồng nội tệ Việt Nam xuống bậc BB-. Tin tức này khi được loan báo trên các báo điện tử về tài chính kinh tế ở Việt Nam đều lờ đi cảnh báo quan trọng nhất của S&P trong thông cáo báo chí về việc đánh sụt hạng tín dụng Việt Nam rằng Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bất ổn kinh tế và tài chính trong thời gian gần. Đồng thời, triển vọng tiêu cực của S&P trong xếp hạng tín dụng Việt Nam cũng có nghĩa là Việt Nam có nguy cơ rất lớn sẽ bị đánh sụt hạng tín dụng tiếp. Tín hiệu cảnh báo về sự sụp đổ của nền kinh tế Việt Nam đã được phát ra từ S&P. Đó cũng là điều mà chúng tôi liên tục cảnh báo các bạn Việt Nam trong mấy tháng gần đây.

(Tuyên bố sau đây đã được phát hành bởi cơ quan xếp hạng)

- Standard & Poor's gần đây đã sửa đổi phương pháp luận và giả định của hãng trong cách xếp hạng các chính phủ.

Do đó, chúng tôi đánh sụt hạng tín dụng nội tệ dài hạn Việt Nam xuống 'BB-' từ mức 'BB' hiện nay. Đồng thời, chúng tôi cũng hạ mức xếp hạng dài hạn của khu vực ASEAN xuống mức 'axBB' từ 'axBB +' hiện nay.

- Chúng tôi cũng xác nhận xếp hạng tín dụng ngoại tệ của Việt Nam tại mức 'BB-/ B', xếp hạng phát hành tín dụng ngắn hạn ở mức 'B' và xếp hạng tín dụng ngắn hạn của khu vực ASEAN tại mức 'axB'.

- Triển vọng tiêu cực về xếp hạng tín dụng của Việt Nam phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn kinh tế và tài chính trong thời gian gần.

Hôm nay, Dịch vụ Xếp hạng Standard & Poor's đã hạ mức xếp hạng tín dụng nội tệ dài hạn của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuống 'BB-' từ mức 'BB', và xếp hạng tín dụng dài hạn khu vực ASEAN xuống mức 'axBB' từ mức 'axBB +'.

Đồng thời, Standard & Poor's xác nhận xếp hạng tín dụng ngoại tệ dài hạn của Việt Nam tại mức 'BB-', 'B' cho xếp hạng tín dụng ngoại tệ và nội tệ ngắn hạn, và 'axB' cho xếp hạng tín dụng ngắn hạn của ASEAN. Triển vọng về việc xếp hạng dài hạn là tiêu cực. Standard & Poor's cũng sửa đổi đánh giá chuyển nhượng và chuyển đổi cho Việt Nam xuống mức 'BB-' từ  mức 'BB' và xác nhận kết quả xếp hạng phục hồi tại mức '3'.

Ông Kim Eng Tan, chuyên gia phân tích tín dụng thuộc S&P, nói: ‘Chúng tôi hạ xếp hạng tín dụng nội tệ Việt Nam sau khi S&P sửa đổi lại phương pháp luận và giả định của hãng trong cách xếp hạng.”. Standard & Poor's không điều chỉnh xếp hạng tín dụng ngoại tệ dài hạn bởi vì nó không bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn xếp hạng mới cập nhật và nguyên tắc cơ bản về xếp hạng tín dụng quốc gia không thay đổi.

Ông Tan cho biết: "Theo phương pháp sửa đổi, chúng tôi thu hẹp khoảng cách còn tồn tại giữa xếp hạng tín dụng nội tệ và ngoại tệ của các quốc gia. Vì chúng tôi tin rằng các chính phủ có thể có ít động cơ hơn trong việc phân biệt giữa nợ nội tệ và ngoại tệ trong trường hợp tái cấu trúc nợ, do thực tế toàn cầu hóa của các thị trường đang tăng mạnh".

Để phù hợp với tiêu chí của chúng tôi trong xếp hạng các quốc gia, xếp hạng tín dụng nội tệ của Việt Nam bây giờ ngang bằng xếp hạng tín dụng ngoại tệ vì chế độ neo tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng làm hạn chế tính độc lập của chính sách tiền tệ và thị trường tài chính và vốn nội địa đang ở giai đoạn phát triển ban đầu.

Xếp hạng tín dụng quốc gia của Việt Nam là 'BB-' phản ánh một nền kinh tế có thu nhập thấp, hệ thống tài chính và cơ cấu chính sách đang phát triển. Triển vọng tăng trưởng kinh tế lành mạnh được củng cố bởi những nỗ lực liên tục của chính phủ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng một phần bù đắp những điểm yếu đó.

Các biến động kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây, cùng với tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ đã làm suy yếu khả năng chống đỡ của hệ thống ngân hàng với cú sốc tài chính hoặc kinh tế mới. Dòng chảy vốn nội địa ra khỏi Việt Nam đã làm giảm thanh khoản nội địa và khiến chi phí lãi vay nội địa tăng.

Ông Tan cho biết: "Phần lớn lượng tín dụng nội địa - ước tính bằng 118% GDP vào cuối năm 2011 - có lãi suất danh nghĩa trên 15%/năm". "Một môi trường thiểu phát có thể giảm khả năng trả nợ đối với những khoản vay trên mà chúng tôi hy vọng việc định giá lãi suất lại chậm hơn, và do đó có thể làm tổn thương chất lượng tài sản có trong hệ thống ngân hàng. Cuối cùng, điều này có thể dẫn tới yêu cầu tái cấp vốn của chính phủ cho chính các tổ chức khu vực tài chính công."

Nếu bỏ qua những điểm yếu trên, sự cởi mở với dòng vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giúp cải thiện triển vọng kinh tế của Việt Nam. 4 năm qua, FDI liên tục ở mức khoảng 8% GDP. Những dự án có vốn đầu tư nước ngoài này sẽ giúp đảm bảo xu thế tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam ở mức khoảng 5% - 6%. Standard & Poor's ước tính tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 ở mức 5%.

Triển vọng tiêu cực về xếp hạng tín dụng của Việt Nam phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn kinh tế và tài chính trong thời gian gần. Chúng tôi có thể hạ thấp xếp hạng tín dụng quốc gia nếu có sự gia tăng áp lực cán cân thanh toán hoặc có những rủi ro tài chính bất ngờ xuất hiện. Xếp hạng tín dụng có thể ổn định ở mức hiện nay nếu chúng tôi đánh giá rằng rủi ro đối với độ ổn định của khu vực tài chính đã giảm. Điều này có thể phản ánh việc thực thi thành công các chính sách nâng niềm tin vào đồng nội tệ, thu hẹp khu vực tư nhân và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhà nước.

TIÊU CHUẨN VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

- Phương pháp luận và giả định về xếp hạng tín dụng chính phủ, 30 Tháng Sáu 2011

Nguồn: Reuters, TEXT-S&P lowers Vietnam LC rating to 'BB-', 19/08/2011, URL: http://uk.reuters.com/article/2011/08/19/sp-idUSWLA392220110819
Dịch bởi Dự đoán kinh tế Việt Nam, 19 Tháng Tám 2011
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét