Ngày 20/11/2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ban hành nghị định 95/2011/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung lại một số điều trong Nghị định 202/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Trong đó, điều 1 của nghị định này quy định như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều 18 như sau:
“3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
b) Chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
d) Mua, bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
đ) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp luật;
e) Kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật.”
…
“7. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt Nam (VND) hoặc vàng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các Đại lý đổi ngoại tệ vi phạm quy định tại điểm d khoản 3;
c) Tước Giấy phép hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các tổ chức kinh doanh vàng vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.”
Điểm đặc biệt của nghị định này cho phép các cơ quan chức năng liên quan quyền TỊCH THU ngoại tệ, vàng và tiền đồng của hành vi mua bán ngoại tệ trái phép ngoài các địa điểm được quy định như ngân hàng và các đại lý thu đổi ngoại tệ. Người sống ở Việt Nam chỉ được quyền mua bán ngoại tệ tại ngân hàng và đại lý đổi ngoại tệ theo tỷ giá cố định. Nhưng thực tế là việc mua ngoại tệ theo tỷ giá cố định của NHNN Việt Nam là cực kỳ khó khăn. Nói cách khác thì nghị định này đã cấm triệt để việc mua bán trao đổi ngoại tệ theo giá thị trường.
Vì vậy, nghị định 95/2011/NĐ-CP đã vi phạm Hiệp định Thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam, cụ thể hơn là vi phạm mục B khoản 2, điều 1, chương VII của Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (US-VN BTA, 2000).
CHƯƠNG VII: NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1: Giao dịch và chuyển tiền qua biên giới
Điều 1: Giao dịch và chuyển tiền qua biên giới
1. Trừ phi các bên trong những giao dịch này thoả thuận khác đi, tất cả mọi giao dịch thương mại qua biên giới, và tất cả việc chuyển tiền liên quan tới một đầu tư theo Hiệp định này sẽ được tiến hành bằng đồng Đô la Mỹ hoặc bất kỳ đồng tiền nào khác có thể được Quỹ Tiền tệ Quốc tế chỉ định là đồng tiền tự do sử dụng ở từng thời điểm
2. Liên quan đến thương mại hàng hoá và dịch vụ, mỗi Bên dành sự đối xử tối huệ quốc hay sự đối xử quốc gia, tuỳ theo sự đối xử nào tốt hơn, cho các công ty và công dân của Bên kia đối với:
A. việc mở và duy trì tài khoản bằng cả bản tệ và ngoại tệ và được tiếp cận tới tiền gửi của mình trong các định chế tài chính nằm trên lãnh thổ của một Bên;
B. các khoản thanh toán, chuyển trả tiền [nguyên văn: REMITTANCES tức là KIỀU HỐI] và việc chuyển các đồng tiền có khả năng chuyển đổi sang đồng tiền tự do sử dụng theo tỷ giá hối đoái trên thị trường hoặc những chứng từ tài chính liên quan giữa lãnh thổ của hai Bên, cũng như giữa lãnh thổ của một Bên và lãnh thổ của một nước thứ ba;
B. các khoản thanh toán, chuyển trả tiền [nguyên văn: REMITTANCES tức là KIỀU HỐI] và việc chuyển các đồng tiền có khả năng chuyển đổi sang đồng tiền tự do sử dụng theo tỷ giá hối đoái trên thị trường hoặc những chứng từ tài chính liên quan giữa lãnh thổ của hai Bên, cũng như giữa lãnh thổ của một Bên và lãnh thổ của một nước thứ ba;
Đối với các hiệp định Thương mại ký kết với nước khác, luật pháp Việt Nam quy định rằng nếu luật Việt Nam có điểm khác với các điều thuộc hiệp định Thương mại đó thì phải áp dụng theo điều ước quốc tế đã ký kết.
Khoản 1 điều 6 luật ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế quy định (Quốc hội Việt Nam, 2005):
Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
Như vậy, CP VN không thể cấm thân nhân VK Mỹ hoặc công dân Mỹ phải bán USD lại cho NHNN hoặc bán USD theo giá thị trường.
Bằng không, người dân có thể khởi kiện Chính phủ Việt Nam tại tòa án WTO và các tổ chức phân xử tranh chấp thương mại quốc tế khác.
Bảo vệ an ninh quốc gia
Tuy nhiên có một ngoại lệ cho chính phủ Việt Nam trong trường hợp này bằng cách áp dụng điều 2 chương VII của Hiệp định Thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam.
Điều 2: An ninh Quốc gia
Hiệp định này không ngăn cản một Bên áp dụng các biện pháp mà Bên đó coi là cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của mình. Không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là yêu cầu Bên nào cung cấp bất kỳ thông tin gì, mà việc tiết lộ thông tin đó được Bên đó coi là trái với lợi ích an ninh thiết yếu của mình.
CP VN có thể tuyên bố vì lý do "an ninh quốc gia bị đe dọa", họ phải cấm thân nhân VK Mỹ nhận đô la, bán ra ngoài theo giá thị trường.
Nhưng như vậy sẽ làm trò cười cho cả thế giới, vì nếu "an ninh quốc gia bị đe dọa" thì sao lại không cấm luôn kiều hối.
Mà khi kiều hối bán cho NHNN, theo giá chính thức, thì là "lợi ích quốc gia". Để xem phen này CP VN hành xử ra sao.
Không cấm gia đình VK Mỹ bán kiều hối (BTA GHI RÕ: REMITTANCES), thì làm sao ém giá USD chợ đen, khi hàng năm có 5-6 tỉ USD bán ra như thế này.
Mà cấm REMITTANCES bán ra theo GIÁ THỊ TRƯỜNG, thì vi phạm BTA.
Nhưng như vậy sẽ làm trò cười cho cả thế giới, vì nếu "an ninh quốc gia bị đe dọa" thì sao lại không cấm luôn kiều hối.
Mà khi kiều hối bán cho NHNN, theo giá chính thức, thì là "lợi ích quốc gia". Để xem phen này CP VN hành xử ra sao.
Không cấm gia đình VK Mỹ bán kiều hối (BTA GHI RÕ: REMITTANCES), thì làm sao ém giá USD chợ đen, khi hàng năm có 5-6 tỉ USD bán ra như thế này.
Mà cấm REMITTANCES bán ra theo GIÁ THỊ TRƯỜNG, thì vi phạm BTA.
Giải pháp của chính phủ Việt Nam
Vậy còn cửa nào thoát cho họ không? Tôi nghĩ họ đang suy tính và có thể làm theo kịch bản sau: Vài tuần nữa, khi có KẾT HỐI, KẾT KIM, CP VN có thể sẽ dàn dựng 1 vụ đụng độ tàu ngoài biển với TQ, có thể có bắn nhau, thương vong, chết chóc, để dân VN tại VN và hải ngoại không còn quan tâm đến KẾT HỐI, KẾT KIM, tung tiền ra kinh hoàng cứu KT, gây SIÊU LẠM PHÁT.
Ông Dũng sớm không nói, trễ không nói, nhè ngay lúc sắp sửa phải kết hối kết kim thì nói rần rần về Hoàng Sa, Trường Sa. Ông ta làm như Trung Quốc vừa mới xâm lăng Hoàng Sa tuần vừa rồi.
VN không nhờ căng thẳng HS, TS, thì đã bị Mỹ bỏ lại vào danh sách CPC từ lâu, và đừng hòng Mỹ cho vay hàng năm 3 tỉ USD qua ngã WB, đừng hòng Mỹ cho VK gởi tiền về VN tự do, giá phí rẻ nhất thế giới. Nguyên nhân chính Mỹ vẫn còn o bế Việt Nam hiện nay là để lập phòng tuyến chống Trung Quốc xuống phía dưới Đông Nam Á.
Vì vậy VN phải giả vờ có vụ này, để trước là đoàn kết dân chúng, sau là ve vãn Mỹ.
TQ cũng vậy, để tránh 1 vụ Thiên An Môn khác, khi cần, sẽ bảo CP VN bắn giùm 1 tàu TQ, để dân TQ "đoàn kết chống ngoại xâm", và quên đi các sự đàn áp dân chủ trong nước. Thực tế cho thấy TQ đã lợi dụng cái gọi là tinh thần dân tộc, bôi nhọ Việt Nam trên mạng Internet, đe dọa tung tin chiến dịch quân sự chống Việt Nam để đoàn kết dân họ trong nước.
Vì vậy VN phải giả vờ có vụ này, để trước là đoàn kết dân chúng, sau là ve vãn Mỹ.
TQ cũng vậy, để tránh 1 vụ Thiên An Môn khác, khi cần, sẽ bảo CP VN bắn giùm 1 tàu TQ, để dân TQ "đoàn kết chống ngoại xâm", và quên đi các sự đàn áp dân chủ trong nước. Thực tế cho thấy TQ đã lợi dụng cái gọi là tinh thần dân tộc, bôi nhọ Việt Nam trên mạng Internet, đe dọa tung tin chiến dịch quân sự chống Việt Nam để đoàn kết dân họ trong nước.
CSVN từng bị thất bại KT sau 1954, phải xâm lăng miền Nam rồi đổ thừa "vì chi viện cho đồng bào ruột thịt miền Nam nên miền Bắc nghèo", trong khi THẬT SỰ thì họ chẳng chi viện gì ráo, mà còn nhờ đó nhận viện trợ rất lớn từ khối CS Đông Âu, LX, TQ. Sau chiến tranh, hết viện trợ thì kinh tế lại đi xuống kinh hoàng do áp dụng các chính sách kinh tế sai lầm.
Nay, có thể CP VN gây ra 1 vụ đụng độ, thậm chí chiến tranh cục bộ, để đổ thừa rằng vì đó mà sụp đổ KT, CP phải tịch thu vàng, đô la, dùng để "chống ngoại xâm".
Nay, có thể CP VN gây ra 1 vụ đụng độ, thậm chí chiến tranh cục bộ, để đổ thừa rằng vì đó mà sụp đổ KT, CP phải tịch thu vàng, đô la, dùng để "chống ngoại xâm".
-------------------------------------
Chương VII, Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (2000), http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/bta_fulltext_vii.html
Chương VII, Hiệp định Thương mại Song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (2000), http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/bta_fulltext_vii.html
Chính phủ Việt Nam (2011). Nghị định 95/2011/NĐ-CP, http://vanban.chinhphu.vn/vanbanpq/lawdocs/QD95CP.PDF?id=109622
Quốc Hội Việt Nam (2005). Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, http://www.dncustoms.gov.vn/Data/Luat/Luat_ky_GN_cac_dieu_uoc_2005.htm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét