“Nói chuyện” có dễ không? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời ngay là “Dễ ợt! Ai sinh ra mà không biết nói.” Nhưng vấn đề ở đây là “nói” như thế nào cho hiệu quả, và đó lại là chuyện khác. Có thể bạn không thể nói thật hay như những diễn giả, nhưng khi đã nói bạn phải đạt được mục tiêu mình mong muốn.
Sau đây là những thủ thuật giúp bạn tạo thêm “trọng lượng” cho lời nói của mình.
Chuẩn bị trước
Nên chuẩn bị trước và hiểu rõ những gì bạn định nói với người khác. Hãy chuẩn bị dàn bài trong đầu, những gì cần nói trước và những gì nói sau. Nguyên tắc là bạn nên trình bày những điều quan trọng nhất đầu tiên, sau đó mới đến những ý “râu ria” bổ sung. Nếu không người khác khó mà nắm bắt được ý của bạn. Và hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những gì mình định nói, vì nếu bạn không hiểu thì làm sao người khác hiểu được.
Đi thẳng vào vấn đề
Bạn đừng bao giờ đi vòng vèo rồi mới nói tới vấn đề chính. Ví dụ, khi người khác hỏi công việc của bạn thế nào; bạn hãy bắt đầu từ ngày hôm nay, thay vì “Thứ hai đầu tuần tôi…”. Không ai đủ kiên nhẫn để nghe những chuyện họ không quan tâm cả.
Kiểm soát tốc độ
Kiểm soát được tốc độ nói sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng lời nói của mình. Số lượng từ nói trong mỗi phút nên dao động khoảng 130 đến 150 từ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Nói quá nhanh khiến người nghe không thể theo kịp những gì bạn nói. Trong khi nói quá chậm và kéo dài lê thê khiến người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản và dễ dàng đoán được những gì bạn sắp nói.
Nên chuẩn bị trước và hiểu rõ những gì bạn định nói với người khác. Hãy chuẩn bị dàn bài trong đầu, những gì cần nói trước và những gì nói sau. Nguyên tắc là bạn nên trình bày những điều quan trọng nhất đầu tiên, sau đó mới đến những ý “râu ria” bổ sung. Nếu không người khác khó mà nắm bắt được ý của bạn. Và hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những gì mình định nói, vì nếu bạn không hiểu thì làm sao người khác hiểu được.
Đi thẳng vào vấn đề
Bạn đừng bao giờ đi vòng vèo rồi mới nói tới vấn đề chính. Ví dụ, khi người khác hỏi công việc của bạn thế nào; bạn hãy bắt đầu từ ngày hôm nay, thay vì “Thứ hai đầu tuần tôi…”. Không ai đủ kiên nhẫn để nghe những chuyện họ không quan tâm cả.
Kiểm soát tốc độ
Kiểm soát được tốc độ nói sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng lời nói của mình. Số lượng từ nói trong mỗi phút nên dao động khoảng 130 đến 150 từ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Nói quá nhanh khiến người nghe không thể theo kịp những gì bạn nói. Trong khi nói quá chậm và kéo dài lê thê khiến người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản và dễ dàng đoán được những gì bạn sắp nói.
Giọng điệu
Giọng nói cùng với từ ngữ bạn sử dụng là hai trong những yếu tố quyết định sự thành bại khi bạn nói chuyện với người khác. Ví dụ, khi thông báo những tin vui thì nên nói với giọng vui vẻ và hào hứng; đối với quyết định quan trọng thì nên nghiêm khắc và trịnh trọng.
Giọng nói cùng với từ ngữ bạn sử dụng là hai trong những yếu tố quyết định sự thành bại khi bạn nói chuyện với người khác. Ví dụ, khi thông báo những tin vui thì nên nói với giọng vui vẻ và hào hứng; đối với quyết định quan trọng thì nên nghiêm khắc và trịnh trọng.
Nuốt chữ
Nuốt chữ là một xu hướng khá phổ biến trong giao tiếp. Tuy nhiên việc này có thể khiến người khác phải suy nghĩ nhiều hơn để hiểu những gì bạn nói. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn nên lắng nghe thật cẩn thận vì người bản xứ nuốt chữ khá nhiều. Bạn cũng vậy, nếu bạn nuốt các âm cuối của các từ tiếng Anh, người khác sẽ không hiểu được bạn muốn nói gì đâu. Ví dụ card (có âm d sau cùng), nếu không phát âm đúng bạn sẽ biến từ này thành chiếc xe hơi đó (car).
Nuốt chữ là một xu hướng khá phổ biến trong giao tiếp. Tuy nhiên việc này có thể khiến người khác phải suy nghĩ nhiều hơn để hiểu những gì bạn nói. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn nên lắng nghe thật cẩn thận vì người bản xứ nuốt chữ khá nhiều. Bạn cũng vậy, nếu bạn nuốt các âm cuối của các từ tiếng Anh, người khác sẽ không hiểu được bạn muốn nói gì đâu. Ví dụ card (có âm d sau cùng), nếu không phát âm đúng bạn sẽ biến từ này thành chiếc xe hơi đó (car).
Tránh lặp lại
Trừ khi người đối diện không nghe kịp hay ra hiệu cho biết là không hiểu, bạn đừng nên lặp lại những gì đã nói. Chỉ nên trình bày vấn đề một lần và chuyển qua những phần khác.
“Nói” và “nói hay” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau phải không bạn? Hy vọng những thủ thuật trên có thể giúp bạn không phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Trừ khi người đối diện không nghe kịp hay ra hiệu cho biết là không hiểu, bạn đừng nên lặp lại những gì đã nói. Chỉ nên trình bày vấn đề một lần và chuyển qua những phần khác.
“Nói” và “nói hay” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau phải không bạn? Hy vọng những thủ thuật trên có thể giúp bạn không phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét