Kẻ thù chính của một người diễn thuyết là sự căng thẳng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến giọng nói, điệu bộ và dáng vẻ thanh thoát.
Giọng nói trở nên cao hơn bởi cổ họng bị căng ra. Hai vai như bị giữ chặt và không linh hoạt trong khi hai chân bắt đầu run và không đứng vững nữa. Cuộc nói chuyện giống như được thu vào đĩa bởi vì người diễn thuyết sử dụng trực tiếp những ý chính đã chuẩn bị từ trước và bắt đầu đọc chúng.
Đầu tiên, đừng cố chống lại những kích thích thần kinh, hãy đón nhận chúng thật tích cực. Sau đó bạn có thể xúc tiến cuộc diễn thuyết thay vì bị rơi vào những cảm giác hồi hộp căng thẳng. Những diễn viên đã nhận ra giá trị của cảm giác kích động… họ sử dụng nó làm tăng thêm giá trị của buổi biểu diễn. Điều này xảy ra là do tuyến thượng thận cũng bắt đầu đóng góp vai trò. Nó là mặt trái của hội chứng “chiến đấu và chiến đấu” của tổ tiên chúng ta.
Nếu bạn chào mừng những kích thích này, sau đó cuộc diễn thuyết của bạn sẽ trở thành một thách thức và bạn sẽ thực hiện nó tốt hơn. Nếu bạn để cảm giác kích thích qua đi, sau đó bạn sẽ rơi vào tình trạng bị khán giả bỏ ri. Ngược lại, hãy đón nhận những trạng thái kích thích của bạn, nhận biết chúng, để chúng giúp bạn đạt được những gì bạn cần.
Đừng sa vào những suy nghĩ viển vông. Khi bạn cảm thấy căng thẳng hay lo lắng, hãy nhớ rằng mọi người đều có những cảm giác đó như bạn, nhưng những người chiến thắng sử dụng chúng như là những thuận lợi của họ, trong khi những người thất bại bị chúng chôn vùi.
Cảm giác căng thẳng có thể làm cho giảm bớt bằng cách luyện tập những bài tập thư giãn. Dưới đây là hai bài tập mà bạn có thể bắt đầu: trước cuộc diễn thuyết, hãy nằm trên sàn nhà, lưng của bạn trải dài trên sàn nhà. Hãy kéo hai bàn chân của bạn co lên để hai đầu gối nâng lên trên không. Hãy thư giãn. Nhắm mắt lại. Có cảm giác lưng của bạn trải dài ra và đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể bạn. Cảm giác cổ của bạn dài ra. Hãy để cảm giác đó lan truyền khắp cơ thể bạn, hãy thư giãn từng bộ phận của cơ thể một – ngón chân của bạn, rồi bàn chân, cẳng chân, thân mình… Sau khi kết thúc bài tập, hãy đứng dậy thật chậm và cố gắng duy trì cảm giác thư thái trong tư thế đứng.
Nếu bạn không thể nằm xuống: hãy đứng hai bàn chân cách nhau 6 inches, hai tay gi lên trước, và các ngón tay thả lỏng. Hãy rung động một cách nhẹ nhàng từng phần của cơ thể bạn, bắt đầu với hai bàn tay, sau đó là cánh tay, rồi vai, thân mình, và chân. Hãy tập trung vào việc giũ tung cảm giác căng thẳng. Sau đó xoay vai của bạn một cách từ từ ra đằng sau. Hãy chuyển sang đầu của bạn. Xoay nó thật chậm theo chiều kim đồng hồ, sau đó ngược chiều kim đồng hồ.
Sự hình dung của trí óc: Trước cuộc diễn thuyết, hãy mường tượng hình ảnh căn phòng, người nghe, và bạn đang nói. Hãy hình dung những gì bạn sẽ làm từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc diễn thuyết của bạn.
Trong cuộc diễn thuyết: hãy ngắt quãng thời gian nói của bạn bằng cách uống nước, hãy hít thở sâu, tập trung vào việc làm thư giãn phần căng thẳng nhất trên cơ thể của bạn, và sau đó quay trở lại cuộc diễn thuyết và tự nói với bản thân bạn rằng “Tôi có thể làm được điều này”.
Bạn không cần phải loại bỏ cảm giác lo lắng và căng thẳng. Hãy hướng năng lượng của bạn vào sự tập trung và sức diễn cảm.
Hãy biết rằng sự lo lắng và căng thẳng của bạn sẽ không dễ nhận thấy đối với khán giả của bạn như đối với chính bạn đâu. Hãy biết rằng thậm trí những người diễn thuyết giỏi nhất cũng phạm lỗi. Chìa khoá chính là hãy bắt đầu lại ngay sau một lỗi lầm. Nếu bạn lấy lại được tinh thần và tiếp tục, người nghe của bạn cũng sẽ theo bạn. Người chiến thắng sẽ tiếp tục. Người thất bại thì ngừng lại.
Đừng bao giờ uống rượu để làm giảm cảm giác căng thẳng. Nó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến thứ tự nói của bạn mà còn ảnh hưởng cả đến sự nhận biết về thứ tự đó. Bạn có thể không nhận ra điều đó, nhưng những người nghe thì có.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét