Điểm báo 10.07.2012

TĂNG TĂNG TĂNG!!!

Sáng chủ nhật nào Chỉ Điểm cũng cầm một mảnh giấy dài và đọc cho chúng nghe các số liệu chứng minh rằng sản lượng các loại lương thực, thực phẩm đều TĂNG, khi thì hai trăm (200%), khi thì ba trăm (300%), khi thì năm trăm phần trăm (500%). Chúng chẳng thấy có lí do gì để nghi ngờ, nhất là vì chúng đã quên, chẳng còn nhớ gì quá khứ trước ngày Khởi Nghĩa nữa. Tuy thế, đôi khi chúng thấy thà số liệu ít đi mà thức ăn nhiều thêm thì vẫn hơn.

Trích từ chương 8 – Trại Súc Vật của George Orwell

http://bit.ly/traisucvat-chg8




THEO FITCH, NỢ XẤU VIỆT NAM LÀ 1,2 TRIỆU TỈ ĐỒNG (= 58 TỈ USD)

“…Nếu có thể, cũng nên tham khảo đánh giá của một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings.

Từ tháng 6/2011, khi Ngân hàng Nhà nước chỉ thừa nhận tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vào khoảng 3,2%, Fitch đã công bố tỷ lệ này lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số của các cơ quan hữu trách Việt Nam.

Còn giờ đây, với tỷ lệ nợ xấu 10% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, chẳng lẽ tỷ lệ nợ xấu thực tế còn cao hơn nhiều?…”

Theo tin chính thức, trong vòng 1 năm qua, nợ xấu VN tăng gấp 3,125 lần, từ 3,2% tổng dư nợ lên 10%.

Khi còn “giá cũ”, FITCH đánh giá nợ xấu VN là 13%.

Nay nợ xấu tăng gấp 3,125 lần, theo con số chính thức, thì theo cách tính của FITCH, nợ xấu VN hẳn phải là 40,625% trên tổng dư nợ. Do cách tính nợ xấu của VN và của FITCH đều không thay đổi.

Trên tổng số dư nợ toàn quốc khoảng 3 triệu tỉ đồng, thì đó là 1,21875 triệu tỉ đồng.

Tính giá USD = 21.000 VND, thì đó là 58,0357 tỉ USD.


Những bất cập quá lớn về sự khác biệt số liệu cũng như tình trạng thiếu minh bạch về thông tin nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản nói riêng khiến dư luận hoài nghi: 10% liệu đã phải là tỷ lệ nợ xấu cuối cùng trong hệ thống ngân
GÓI KÍCH CẦU 420.000 TỶ ĐỒNG !?

Nhiều khả năng từ tháng 7/2012, cơ chế giải phóng tín dụng bắt đầu được thực thi. Con số tín dụng mà nền kinh tế nhận được hàng tháng có thể lên đến 70.000 tỷ đồng…”

“…So với gói kích cầu năm 2009, con số trên là không tệ. Vào năm 2009, chương trình kích cầu có giá trị lên đến 143.000 tỷ đồng. Trong đó có những khoản đáng chú ý như hỗ trợ lãi suất cho vay tín dụng – 17.000 tỷ, ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách – 37.000 tỷ, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch 2008 sang 2009 – 30.000 tỷ, thực hiện chính sách giảm thuế – 28.000 tỷ, tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp – 17.000 tỷ…”
Nhiều khả năng từ tháng 7/2012, cơ chế giải phóng tín dụng bắt đầu được thực thi. Con số tín dụng mà nền kinh tế nhận được hàng tháng có thể lên đến 70.000 tỷ đồng.
“Điều này đã làm lu mờ công sức, đóng góp rất lớn của các DNNN, gây ra những đánh giá, nhận xét tiêu cực về lực lượng này. Chúng ta cần xem xét, xử lý nghiêm minh các sai phạm nhưng cũng không nên phủ nhận toàn bộ công sức của hàng triệu cán bộ, viên chức, kỹ sư, người lao động đang ngày đêm làm việc tại các DNNN”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.

(Chinhphu.vn) – Trong số 85 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì có tới 30 đơn vị có số nợ trên vốn chủ sở hữu quá 3 lần. Vậy liệu các doanh nghiệp nhà nước có phải
CHUỘT NHIỀU QUÁ TRONG KHI MIẾNG BÁNH KINH TẾ NHỎ LẠI

Nội bộ CSVN oánh nhau chưa từng thấy, nay dùng nhiều từ nặng dần lên:

“Tăng giá điện – cú mất giá của liêm sỉ”:
http://vietstock.vn/2012/07/tang-gia-dien-cu-mat-gia-cua-liem-si-768-227779.htm

Báo Doanh Nhân SG đăng bài trên, mắng EVN là “VÔ LIÊM SỈ” (mất giá của liêm sỉ).

Báo Vietstock (của IDG, con rể ông Dũng) đăng lại, tức là đồng ý phần nào hoặc toàn bộ.

Miếng bánh nhỏ lại, chuột nhiều quá, chúng hết kiêng nể ai. Chuột chú, bác nay cũng không còn ký lô gờ ram nào.

Cách đây 2 tháng thôi, làm gì có các loại này.

Kỳ này tăng 5% thật ra không nhiều, các lần trước tăng cả 15%, có báo nào dám nói gì đâu.

Chẳng qua là “miếng khi đói bằng gói khi no”, hồi đó dân còn kha khá, điện lên 15% còn bấm bụng chịu được, chứ nay thì dân đói quá rồi, lên 5% thì dân căm phẫn, uất hận.

Dân đói thêm nữa, trong vài tháng nữa thôi, khi đó mà lên giá điện cho dù chỉ 2% thì họ cũng quậy nát.

—————-

Xăng xuống 600 đồng, mà TTCK vẫn xuống mạnh, thì đó là dấu hiệu càng thêm tuyệt vọng cho sòng bạc này.

MỌI DẤU HIỆU đều cho thấy KT Việt Nam sa sút từng ngày, nay cả sòng bạc bên Cambodia cũng bị ế, nghe đâu Casino Hà tiên (bên Cambodia) cất rất hoành tráng, từng có mỗi ngày cả ngàn người VN qua đánh bạc, nay lèo tèo vài chục người vào để… ăn uống chùa.

Dân VN không có tiền đánh bạc, thì họ đã quá nghèo rồi, chứ dân ta còn cái quần xà lỏn cũng đem đi đặt cược.



Chúng tôi lập lại lời đã ghi ra từ hơn 1 năm nay:

TOÀN BỘ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐÃ BỊ SỤP ĐỔ, INSOLVENT, DO NỢ THU LẠI HẾT CỘNG THÊM TIỀN VỐN NGÂN HÀNG VẪN KHÔNG ĐỦ TRẢ LẠI CHO NGƯỜI GỞI.
Sự hoảng hốt liên tiếp được ném vào đám đông. Giá như con số mà biết nói năng, nhiều người đỡ phải giật mình
TQ cần gì xâm lăng…

… chỉ cần qua VN mua đất rồi dọn qua ở:

Cuối năm 2011, ông Zhong ký hợp đồng sang nhượng 100 ha đất nông nghiệp tại xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc) và gần 50.000 m2 cạnh QL1A thuộc xã Hàm Đức (huyện Hàm Thuận Bắc) của ông Phạm Phú Thạnh (ông này mở nhiều công ty và một salon ô tô ở TP Phan Thiết). Ông Zhong đã chuyển 13,5 tỉ đồng cho ông Thạnh, tuy nhiên đến nay ông Thạnh chưa giao giấy đỏ, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng như đã ký kết.

Theo tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, trong số diện tích đất Công ty TNHH Nguyên Long Sơn xin xây nhà xưởng có đến hơn 12.000 m2 đất lúa và hơn 30.000 m2 đất ao hồ, do đó tỉnh không đồng ý và yêu cầu chuyển vào các khu công nghiệp. Đáng chú ý, trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty này đã mời một số cán bộ ở Bình Thuận sang Trung Quốc tham quan cơ sở vật chất của Tập đoàn Nguyên Hinh.
Ngày 8-7, một nguồn tin cho biết Công ty TNHH Nguyên Long Sơn (thuộc Tập đoàn Nguyên Hinh, Trung Quốc) vừa có văn bản gửi các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đề nghị can thiệp và cho phép công ty trồng thanh long…
Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp, sao lại “cấn” vào người lao động?

Nếu CP ăn tiền phạt chậm đóng, thì tức là có LỢI ÍCH khi doanh nghiệp chậm đóng, như vậy tại sao lại không trả tiền bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động? Tiền phạt để làm gì, đi đâu?

Việc này không phải lỗi của người lao động, sao lại PHẠT họ?

———————

Suốt một thời gian dài cơ quan chậm lương, rồi phải nghỉ việc sau khi cơ quan tinh giảm nhân sự để sáp nhập với công ty khác, chị Trần Thị Oanh làm việc tại Công ty truyền thông trên đường Nguyễn Thị Định – Hà Nội rơi vào cảnh thất nghiệp.

Dự định “tạm bấu víu” vào bảo hiểm thất nghiệp của chị tan vỡ khi nghe cơ quan bảo hiểm trả lời, trong số 1 năm 2 tháng làm việc ít ỏi của chị thì có tới 1 năm cơ quan truyền thông của chị chưa nộp bảo hiểm xã hội.

Ngỡ ngàng, chị Oanh khóc chia sẻ: Tháng nào tôi cũng thấy cơ quan trừ tiền bảo hiểm xã hội. Khi thấy có quỹ bảo hiểm thất nghiệp, mình cứ ngỡ có chỗ để dựa tạm thời trước khi tìm việc mới. Bây giờ thì không được xét. Cơ quan bảo hiểm thì đợi cơ quan mình thanh toán tiền nợ. Cơ quan mình thì không trả nổi cả lương thì nói gì đến nợ.
Rơi vào cảnh bĩ cực không có việc làm, nhiều người lao động lại khốn khổ thêm do không lấy được bảo hiểm thất nghiệp. Nguyên nhân là do DN của …
“…6 tháng đầu năm, do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản nên sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng như gạch ốp láp, kính xây dựng đều giảm đáng kể. Tiêu biểu như gạch bê tông áp đang chật vật tìm thị trường tiêu thụ. Cả nước có 9 nhà máy thì thì còn 2 nhà máy sản xuất cầm chừng, 7 trường hợp còn lại dừng sản xuất vì không có tiêu thụ, tồn kho hơn 1 tỷ viên gạch…”

Báo Việt Nam gần đây phản động thật, Ngài Thủ tướng đã nói: “Kinh tế TĂNG TRƯỞNG 5%”, thế mà các nhà báo tay sai đế quốc cứ đăng sản xuất giảm, là sao?

Có 9 nhà máy thì 7 cái ngưng sản xuất, 2 cái sản xuất cầm chừng, hỏi, “Sản xuất toàn ngành tăng hay giảm”?

- Thưa TĂNG ạ, vì đây là LỆNH TRÊN BẢO PHẢI NÓI VẬY, Ạ!
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa nhận địa ốc còn rất khó khăn, doanh nghiệp phải đối mặt với hàng tồn kho nhiều, lãi suất cao và nợ xấu tăng
BÓP CỔ DÂN NGHÈO

Lật tẩy chiêu đẩy giá thuốc

TT – Với chiêu “phù phép” xuất nhập khẩu giữa Công ty GlaxoSmithKline Pte Ltd Singapore (GSK) và một công ty dược VN, giá một số loại thuốc được đẩy lên gấp 4-5 lần trong quá trình đi vòng vèo trên giấy.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/500864/Lat-tay-chieu-day-gia-thuoc.html

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét