10 vỏ trái cây hay dùng có công dụng chữa bệnh


1. Vỏ cam quýt:



Vỏ cam, quýt: Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn…Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành.

2. Vỏ bí đao:


Vỏ bí đao có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.


3. Vỏ dưa chuột:



Vỏ dưa chuột: Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người họng thường xuyên bị đau có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.

4. Vỏ bưởi:


Vỏ bưởi: Có thể lưu thông khí huyết, tiêu đờm, hết ho, hen suyễn, giúp tiêu hoá, hơi thở ổn định.



5. Vỏ táo:


Vỏ táo có tác dụng làm se da, lấy 30 gr vỏ táo tươi sắc nước hoặc dùng để pha trà, có thể trị axit dạ dày quá nhiều, nhiều đờm.


6. Vỏ chuối:




Vỏ chuối: Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da, thông mạch , nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.

7. Vỏ lê:



Vỏ lê: Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.

8. Vỏ dưa hấu:



Vỏ dưa hấu: Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.

9. Vỏ của quả măng cụt:



Vỏ măng cụt: Chúng được dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả. Đơn giản vì vỏ măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa đắng và chất mangostin, kể cả cây cũng chứa tanin. Vị chát của măng cụt làm săn chắc da và trị tiêu chảy, kiết lỵ.

10. Vỏ quả lựu:



Vỏ của quả lựu: Vỏ của quả lựu có tính chát, vị chua được dùng để cầm tiêu chảy.


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét