Dung Quất: Có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung?

Đây là kì 3 của loạt bài về dự án lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất.

Kì 3:  Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung?

(Để xem lại những bài viết cũ [cũng như theo dõi các kì kế tiếp], mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)

--

Tất cả sản phẩm dầu lọc ra đều mua được trên thị trường thế giới.

Giá TẤT CẢ các sản phẩm này, so với dầu thô, tăng khoảng 5 USD/ thùng dầu.

Các loại này chẳng có gì quý, hiếm đến mức vác tiền mua không được.

Nói VN có "an toàn năng lượng" là lối ngụy biện.

------------------------------------

(1) NMLD vẫn cần phải thay phụ tùng, nếu quốc tế muốn, họ có thể dễ dàng cấm vận VN mua phụ tùng, vậy là VN cũng chẳng thể lọc dầu.

(2) Nếu quốc tế cấm VN mua dầu thô, thì VN vẫn có thể dùng dầu tự khai thác đem qua 100 nước khác nhờ lọc dùm.

Nếu quốc tế cấm lọc dầu dùm, thì cho dù VN có NMLD, họ vẫn có thể cấm vận phụ tùng thay thế.

Vậy là, "an toàn năng lượng" chỉ có nghĩa khi (a) VN tự túc 100% phụ tùng thay thế (kỳ rồi hư cái van, phải mua của Ý, chở qua hết 2 tháng), và (2) VN có đủ dầu thô.

Cả (a) và (b) đều không có, vậy thì an toàn năng lượng chỗ nào mà cần phải có cái nhà máy mà 100 xứ khác đang có, vận hành, trong khi cho mỗi thùng dầu thì giá TẤT CẢ MỌI thành phẩm bán chỉ 5 USD cao hơn giá dầu thô đưa vào lọc?

------------------------------------

Trước hết, NMLD làm ra là lỗ, dứt khoát KHÔNG làm.

Ngoài ra, phải tập trung vào làm những hàng hóa có giá trị gia tăng cao, bằt đầu từ cây đinh, con ốc, và gia công các loại hàng này.

Ví dụ, tại sao không gia công làm iPhone, iPad, vì lương khá, học được chút ít.

Làm software rất tốt, nhưng phải cho ngoại quốc vào dạy dễ dàng, đừng như hiện nay kiều bào về tới phi trường là phải hối lộ 2 lần, không thôi bị làm khó đủ thứ.

Phải cho 100 trường lớn nhất thế giới vào mở chi nhánh, cho họ tự do giảng dạy. Phải có kế hoạch MỘT CỬA, chứ hiện nay họ phải hối lộ 100 cửa khác nên không thèm vào.

Chi tiết còn nhiều, trên đây chỉ nêu ra tầm vĩ mô.

Nói nhiều vô ích, hãy làm 1 financial statement, xem làm sao mà đầu tư 3,35 tỉ USD, lọc mỗi năm 6,5 triệu tấn dầu, mà có lời?

Nếu lỗ, ví dụ 300 triệu USD/ năm, thì thà là bỏ tiền này bao học phí phổ thông còn hơn, kết quả chắc chắn hơn.

Mỗi tấn dầu lọc ra chỉ làm tăng giá trị $35 so với dầu thô, và đây là trường hợp TỐI ƯU.

6,5 triệu tấn x $35 USD chỉ tăng khoảng $230 triệu USD/ năm.

Trong đó, tiền lời 3,3 tỉ USD x 8% = 264 triệu USD.

Chi phí vận hành vô cùng to lớn, có thể 2, 300 triệu USD/ năm.

Ngoài ra còn đất đai, hạ tầng cơ sở chưa tính vào, các con đường dẫn vào, thiệt hại môi trường, dầu chảy ra biển, v.v...

Và còn phải tính depreciation costs.

----------------------------------------------

Việc này tôi ghi ra rồi, có bạn nói, "chỉ tính 1 tỉ USD mượn về".

Như vậy sao được, 2,3 tỉ USD bỏ vào, chạy đi đâu? Đem cho các ngân hàng VN vay rẻ lắm cũng lời 8%, như HAGL chạy đi vay 200 triệu USD, tiền lời 10% chưa chắc được.

NMLD DQ lỗ ít thì 200 triệu USD/ năm, nhiều thì 500 triệu USD nếu tính đúng 3,3 tỉ USD đổ vào.

Cho dù rút lại còn 1 tỉ USD, bỏ đi 2,3 tỉ USD, thì cũng lỗ tuốt.

Ra làm ăn, PHẢI nghe Principle #1 của Warren Buffett:

"NEVER lose ANY money".

------------------------------------

Dung Quất xây lên mà chẳng có ai là dân địa phương được vào làm (lương rất khá, như thợ điều khiển máy bơm cũng 25tr/tháng) hầu hết là con em các quan chức bên Vietsopetro, PVI oil, các quan trên Bộ gởi gắm vào là chính và số CB này ra ngoài tiêu xài hơn hẳn mức sống bình thường của dân địa phương làm giá cả tăng vọt

Ngân sách thu của QN cũng tăng vọt từ 500tỉ/năm - 1500tỉ/năm nhưng người dân chẳng thấy được gì ngoài giá cả tăng.

Hầu như có tục lệ, cứ dầu khí là phải lương cao bất chấp lời lỗ...

Gần DQ có những bãi biển đẹp đến kinh ngạc, nước trong thấy đáy, cá lội tung tăng, đi ra cả cây số nước vẫn ngang ngực nhưng có mấy vị CTy TNHH được cấp phép vây lại thành bãi tắm riêng dành cho kinh doanh

Sắp tới chắc chẳng còn bãi tắm công cộng nào.

------------------------------------
Theo tính toán sơ bộ, với công suất của Nhà máy là 149.000 thùng/ngày, sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi ngày lợi nhuận đạt 1 triệu USD (chưa tính lương cho cán bộ)

[1]
Xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất không phải là công việc dễ dàng. Có rất nhiều “kỷ lục” đã được ghi ở đây với lượng công việc đồ sộ hiếm thấy: tổng thời gian từ khi thai nghén đến khi hoàn thành dự án lên đến 15 năm! Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 3 tỉ USD

[2]
Hoạt động nhà máy sẽ tạm dừng 2 tháng vào giữa cuối năm để bảo dưỡng tổng thể nhà máy theo hợp đồng đã ký với nhà thầu chính.

[3]
Từ 15/7 tới, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ tạm ngừng hoạt động trong hai tháng, để bảo dưỡng toàn bộ lần thứ nhất.

[4]

Bây giờ bắt đầu tính hiệu quả thu hồi vốn của NMLDDQ

3 tỷ * 8% (lãii xuất ) = 240 tr

chạy 10 tháng (2 tháng bảo hành) = 300 tr

tiền lời 60 tr

3000/60 tr = 50 năm

Theo tính toán sơ bộ thu hồi vốn của NMLDDQ là 50 năm. Hy vọng là CP VN có chính sách như thế nào chứ 50 năm để thu hồi vốn là quá oải.

TB: đó là chưa tính tới lãi suất 15 năm xây dựng.

--

Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời? http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/07/dung-quất-con-số-dầu-tư-co-thật-sự-sinh-lời/

Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL. http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/07/dung-quất-việt-nam-lang-phi-nhiều-cơ-hội-vang-từ-total/

Kì 3:  Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung? http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/15/dung-quất-co-thật-sự-dảm-bảo-an-toan-nang-lượng-la-dầu-keo-phat-triển-miền-trung/

[1] http://dungquat.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=511:nha-may-loc-dau-dung-quat-dat-loi-nhuan-1-trieu-usdngay&catid=51:tin-t-doanh-nghip&Itemid=91

[2] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/303130/Ky-luc-va-trach-nhiem.html

[3] http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/01/3ba24fe6/

[4] http://vneconomy.vn/2011040603004839P0C9920/nha-may-loc-dau-dung-quat-lai-sap-nghi-hai-thang.htm
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét