Thực tế về lao động xuất khẩu.

Lao động xuất khẩu còn được ví như một mỏ vàng, đô la lộ thiên, mà nay chính phủ và các công ty nhà nước đang tận sức khai thác với chiêu bài xóa đói giảm nghèo.

Sự thật, thực tế diễn ra hoàn toàn khác xa so với những gì được hứa hẹn.

[1]
Xuất khẩu lao động đang được ngành Lao động - Thương binh - Xã hội và chính quyền các địa phương xem như một trong những biện pháp giải quyết bài toán lao động dôi dư ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.

Qua chiến dịch sơ tán lao động tại Lybia về nước, mới vỡ lẽ ra rằng có đến 90% số lao động Việt Nam sang Lybia để làm công nhân phổ thông trong ngành xây dựng với mức lương không cao. Họ là nông dân, thanh niên nông thôn thiếu việc làm, đặc biệt là thanh niên các huỵên nghèo thuộc Chương trình 30a, trước khi ra nước ngoài được dạy nghề và ngoại ngữ cấp tốc. Số lao động có kỹ thuật được trả lương khoảng 500-600 USD/tháng trở lên rất khiêm tốn.Nhiều người kể lại: sang bên ấy, ngày ra công trường làm việc, đêm về lán ngủ, các nhu cầu giải trí tối thiểu như truyền hình không phải ai cũng được xem. Nên khi về nước trước thời hạn, họ vẫn là những nông dân tay trắng. Dẫu biết rằng các Tổng công ty như Vinaconex, Cienco 5 hay Tập đoàn Khang Thông, Tập đoàn Hoà Phát muốn nhận lại số lao động này vào làm việc, nhưng cơ bản họ vẫn là những lao động không có tay nghề. Do đó thu nhập sẽ chỉ dừng lại ở mức dành cho lao động phổ thông.

Trong khi hơn 1,5 triệu lao động được đào tạo nghề mỗi năm lại chủ yếu tìm việc làm trong nước, hoặc đi xuất khẩu với số lượng hạn chế thì lao động phổ thông lại được đi xuất khẩu số lượng lớn. Ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Tình trạng này diễn ra từ lâu và chủ yếu mới quan tâm đến mục tiêu giải quyết việc làm trước mắt, mà chưa quan tâm nhiều đến chất lượng, hiệu quả nguồn lao động. Nếu vậy thì có thể thực hiện ngay ở trong nước, đặc biệt là với lao động ở 62 huyện nghèo. Ông Lợi khẳng định: “Thực tế ở trong nước, ở nhiều địa phương đang rất thiếu lao động. Bây giờ chỉ có tổ chức sinh hoạt cho anh em như thế nào, đảm bảo an ninh trật tự ra sao. Lao động đi sang nước ngoài thường là lao động chưa có tay nghề, sau đó bắt đầu đươc đào tạo trong thời gian ngắn trước khi đi. Đào tạo như vậy cũng chỉ là hoạt động của lao động phổ thông thôi chứ không phải người đã có tay nghề. Trong tổ chức lao động thì dây chuyền sản xuất không cần yêu cầu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, chỉ trong từng công đoạn mới yêu cầu kĩ thuật cao.”

Bằng chứng là nhiều công ty đã chủ động tiếp nhận lao động trở về làm việc với mức lương được hứa hẹn không thua kém so với lao động phổ thông ở Libya. Vậy, vì lý do gì mà người lao động và chủ sử dụng trong nước chưa gặp nhau? Phải chăng là các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ quan tâm đến lợi nhuận nên thường tìm đến đối tượng là thanh niên nông thôn thiếu việc làm, dễ dàng chấp nhận đi thị trường xa, miễn là thu nhập cao hơn làm nông. Còn doanh nghiệp xuất khẩu thì cũng ít bị ràng buộc hơn. Những người từ Libya về cho biết, họ phải làm một nửa thời gian hợp đồng mới trả hết chi phí đi xuất khẩu. Vì vậy, về nước sớm, với họ, đồng nghĩa với nợ nần.

Một thủ đoạn buôn người tinh vi có hệ thống?

[2] Xuất khẩu 80.000-100.000 lao động mỗi năm
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa khẳng định: “Mặc dù Trung Đông có nhiều bất ổn về chính trị, xã hội nhưng chúng ta đã đầu tư cho thị trường này từ 6-7 năm nay. Đây là một thị trường lao động rất tiềm năng, triển vọng bởi nhu cầu lao động lớn, ngành nghề đa dạng, phù hợp với người lao động từ phổ thông cho tới trình độ cao”. [???]Liên quan đến thị trường tại Libya, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cho biết đây vẫn là một thị trường lớn của xuất khẩu lao động Việt Nam. “Thời gian tới nếu tình hình chính trị tại đây ổn định, chúng ta sẽ tiếp tục đưa lao động tới đây” - ông nói.

Lưu ý:

Hiện Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thường xuyên và đều đặn không quá con số 10.

Số lượng người lao động cũng phân bố khác nhau ở các địa bàn. Từ năm 2007 đến tháng 6/2010 có 282.106 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó các thị trường đi nhiều là: [3]

• Đài Loan 89.887 người;

• Malaysia 39.817 người;

• Hàn Quốc 39.382 người;

• Nhật Bản 19.590 người;

• Khu vực Trung Đông 32.196 người;

• Và khu vực châu Phi 12.092 người.

Trong đó, một điều đáng xấu hổ là Việt Nam "xuất khẩu lao động" sang tận bên Lào và Campuchia [4]

• Đài Loan 28.499 người;

• Hàn Quốc 8.628 người;

• Nhật Bản 4.913 người;

• Malaysia 11.741 người;

• Lào 5.903 người;

• UAE 5.241 người;

• Libya 5.242 người;

• Ả rập Xê út 2.729 người;

• Macao 3.124 người;

• Bahrain 1.204 người;

• Campuchia 3.615 người;

• Các thị trường khác là 4.725 người.

Điều này cũng cho thấy, lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu lao động vào khoảng 1 tỷ đô la/năm, nếu giả sử mỗi người gửi về đều đặn trung bình $300/tháng. Như vậy, thật sự lượng ngoại tệ- kiều hối chủ yếu là từ nguồn người Việt "hải ngoại" đang phải bán sức cho 'tư bản' nước ngoài - tức khúc ruột ngàn đặm - gửi về mỗi năm vào khoảng 5 - 7 tỷ đô la, thật kinh khủng.

Hãy xem nhà nước định nghĩa KIỀU HỐI LÀ GÌ?

Sau năm 1991 khi đất nước bắt đầu he hé cánh cửa để hòa nhập với thế giới thì kinh tế VN biết đến một định nghĩa vô cùng mới mẻ : kiều hối - điều mà trước đây họ chưa nghe thấy bao giờ. Vậy kiều hối là gì?

"1. Định nghĩa

Theo định nghĩa của lãnh sự VN đặt tại Hoa kỳ. thì Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…" [5]

Một định nghĩa thật man rợ cho cụm từ "kiều hối".

------

[1] http://congdoan.most.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1890:xut-khu-lao-ng-khong-ch-gii-bai-toan-tht-nghip-&catid=51:cac-bai-vit-lien-quan-n-hot-ng-cong-oan&Itemid=73

[2] http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Tuyen-sinh/431548/Xuat-khau-80000-100000-lao-dong-moi-nam.html

[3] http://www.na.gov.vn/OpenAttach.asp?idfile=1348

[4] http://www.dolab.gov.vn/index.aspx?mid=1155&sid=11&nid=1581

[5] http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20041013173232
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét