Kết quả của nghị quyết 11: lãi suất cho vay lên đến 26%

Lạm phát tăng phần lớn là do sự yếu kém tột cùng của CP VN, của những người lãnh đạo hiện nay.

Và đây là kết quả nhãn tiền của NQ11 lịch sử:

"...Lãi suất cho vay tại các ngân hàng đang được đẩy lên mức 20 – 22%/năm, thậm chí có ngân hàng chào lãi suất đến 26%/năm khiến cho DN và người dân “sợ” giao dịch vay với ngân hàng vì dù có vay được thì cũng không biết kinh doanh gì để sinh lợi trả lãi vay.

Ông Đinh Ngọc Hưng, giám đốc Cty Next Technology cũng cho biết, DN ông là một DN nhỏ, nên rất khó tiếp cận vốn ngân hàng. Vừa qua DN ông nhận được lời chào vay của một ngân hàng Thương mại với lãi suất lên đến 26%/năm. Theo ông Hưng, với mức lãi suất này, DN phải làm ra lợi nhuận đến 50%/năm mới đủ chi phí có mọi hoạt động như: Trả lương nhân viên, hao mòn máy móc, chi phí nhà xưởng... trong bối cảnh làm ăn khó khăn, mức "siêu lợi nhuận" như vậy là điều không tưởng...

...Với lãi suất cho vay cao như vậy, không chỉ có nhiều DN từ chối không vay vốn ngân hàng, không mở rộng sản xuất... Ngay cả những người dân có nhu cầu vay tiêu dùng cũng không dám vay...."

[1]

--------------------------------

THẤT NGHIỆP SẼ TĂNG CỰC KHỦNG TRONG CÁC THÁNG TỚI, ĐANG KHI GIÁ HÀNG HÓA TĂNG VỌT KINH HOÀNG!

Nhờ  NQ11, lãi suất đầu ra tại VN đã tăng lên 22% - 26%.

Rất nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, hoặc may lắm thì do tăng giá bán hàng nên huề vốn. Nhưng một điều chắc chắn: đó là sản xuất thu hẹp, nhân công bị sa thải hàng loạt.

Đang khi, theo lời ông Nông Đức Mạnh từng nói: "Dân số tăng mỗi năm bằng 1 tỉnh".

Vậy là năm nay "tỉnh dân số" mới gia nhập thị trường lao động đừng hòng có việc làm. Ngoài ra, còn nhiều "tỉnh dân số" khác bị sa thải.

Một điều nguy hiểm khác, là do các ngân hàng cho rằng, các doanh nghiệp quốc doanh nếu lỗ sẽ có CP bỏ tiền ra cứu, nên họ ưu tiên cho các doanh nghiệp quốc doanh vay. Còn doanh nghiệp tư nhân thì phải trả tiền lời cao hơn.

--------------------------------

Thế là, thị trường VN đang và sẽ bị méo mó, với doanh nghiệp nhà nước có ngân hàng giúp, mà ai cũng biết họ nặng nê, thua lỗ rất nhiều. Và thế là, thay vì ĐƯỢC cho phá sản, họ BỊ giúp, để rồi sẽ có thêm nhiều mini VINASHINS trong thời gian tới.

Đang khi đó, doanh nghiệp tư nhân đang rất hiệu quả, nay bổng nhiên bị chặn khựng lại do lãi suất quá cao, họ sẽ thoái hóa, BUỘC PHẢI làm hàng dỏm, bán giá cao để sinh tồn, vậy là bị mất uy tín, cả cụm KT công nghiệ tư nhân từ nay sẽ bị thoái hóa khó thể vãn hồi.

Kết quả chung là gì? GIÁ HÀNG TĂNG VỌT, THẤT NGHIỆP TĂNG, TƯ DOANH THOÁI HÓA SỤP ĐỔ, QUỐC DOANH NỢ CÀNG CAO VÀ CÀNG KÉO DÀI SỰ TỒN TẠI [VÔ LÝ] CỦA HỌ.

Nhìn về VN, với các quyết định KT ngu xuẩn do những con người thiếu khả năng bày ra, mà không khỏi buồn lòng cho dân tộc, quốc gia VN.

--------------------------------

Người dân chật vật với cuộc sống "'bão táp" hiện nay, tới mức chẳng ai còn muốn nghe tin 'tốt' là tăng lương nữa; vì khi lương tăng 1 thì giá đã tăng 10 từ đời thuở nào.

'Lương ơi, đừng tăng nữa!' [2]

"...10 năm trước tôi sống như thế nào thì bây giờ có khi mức sống ấy lại là ước mơ mà tôi đang hướng tới”.

...Tính đến thời điểm này, các dịch vụ như internet, truyền hình cáp, v..v… đã tăng phí thêm 1,5 lần. Mỗi ngày cầm tiền đi chợ, người dân có cảm giác như bị “ăn cắp” bởi mỗi bữa ăn muốn đầy đủ một chút cũng đã “ngốn” hết cả trăm ngàn đồng. Bạn đọc Hoàng Ánh Hồng than thở: “Lương ơi đừng tăng nữa”..."

--------------------------------

[1] http://vef.vn/2011-04-18-so-vay-ngan-hang-vi-lai-suat-chot-vot
[2] http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/17122/-luong-oi--dung-tang-nua--.html
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét