CHUẨN BỊ “BAO CẤP” GIÁ VÀNG
Hệ thống buôn sỉ vàng trên thị trường rất chằng chịt, liên kết chặt chẽ với nhau. Chính hệ thống này quyết định giá vàng trên thị trường. Một khi giá đã phát đi, lập tức theo chân rết, giá đến các tầng trên rồi lan dần xuống các tầng dưới, đều đặn và không có chuyện phá rào.
Những nhà buôn vàng sỉ không định giá tùy tiện như một số ý kiến suy luận. Giá được xác định theo cung cầu và cung cầu dựa chủ yếu vào thông tin.
Hiện nay, với sự độc quyền vàng miếng SJC, chủ trương chấm dứt huy động và cho vay vàng, chuyển sang quan hệ mua bán vàng mà Ngân hàng Nhà nước đang từng bước thực hiện, vai trò của hệ thống phân phối, thu gom càng nổi bật. Phải nhìn thẳng vào hệ thống tổ chức, phân phối đó, thì mới nắm được quyền chủ động quyết định giá vàng và kiểm soát, quản lý, điều hành thị trường vàng.
Buổi trưa một ngày đầu tháng 10/2012, nhân viên bộ phận kinh doanh vàng của một ngân hàng nói trên điện thoại: “Đầu A đã tạm ngưng mua vì giá lên nhanh quá, tới 48,4 triệu đồng/lượng rồi. Coi
DOANH NGHIỆP ỐM NẶNG – ĐẠI GIA RA NƯỚC NGOÀI CHỮA BỆNH
Không chỉ riêng ông Lâm Ngọc Khuân – một đại gia trong ngành thủy sản đất phương Nam bỏ ra nước ngoài trị bệnh trong thời điểm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp thủy sản lao đao, sống cầm cự với các khoản vay ngân hàng và mất khả năng thanh toán. Doanh nghiệp thủy sản lâm vào cảnh “ốm nặng” hàng loạt và đồng nghĩa các ‘đại gia’ cũng đổ bệnh và tìm đường ra nước ngoài với lý do chữa bệnh.
ĐÓNG CỬA NHIỀU NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CÁ TRA TRONG MÙA CAO ĐIỂM(vef.vn), Diễn đàn kinh tế Việt Nam, nơi gặp gỡ giao lưu trao đổi của doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng về các vấn đề, giải pháp kinh tế, (VEF.VN) – Ông Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch Công ty CP chế biến thực
Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Dương Ngọc Minh thừa nhận ngành cá tra đang lâm vào đợt suy thoái nguyên liệu trầm trọng. Nguyên nhân do cạn kiệt tín dụng. Hơn một năm nay từ người dân cho đến doanh nghiệp đều không còn tiền đầu tư. Do hụt nguyên liệu, hơn một nửa số nhà máy cá tra đóng cửa, số còn lại chỉ chạy 40 – 50% công suất.
“Ngành cá tra tạo việc làm cho khoảng 40.000 lao động. Với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu như hiện nay, tôi nghĩ có đến một nửa trong số này mất việc làm hoặc công việc không thường xuyên”, ông Minh nói.
http://sgtt.vn/Kinh-te/172421/Dong-cua-nhieu-nha-may-che-bien-ca-tra-ngay-trong-mua-cao-diem.html
NỢ XẤU GIA TĂNG CHÓNG MẶT
“…tốc độ gia tăng nợ xấu tăng chóng mặt. Năm 2008, nợ xấu tăng 74%, năm 2009 tăng 27%, năm 2010 tăng 41%, năm 2011 tăng 64% và chỉ 10 tháng đầu năm 2012, nợ xấu đã tăng 66%, một tốc độ [sic] tăng khủng khiếp…”
http://www.vef.vn/2012-11-16-suc-ep-toc-do-gia-tang-no-xau
“…Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì thì nợ của Việt Nam hiện khoảng 8,86% tổng dự nợ tín dụng (khoảng 2,75 triệu tỷ đồng Việt Nam), hay con số nợ xấu khoảng 252.000 tỷ đồng tính tới thời điểm 30/9/2012…”
QUỐC HỮU HÓA VÀNG
Câu chuyện SJC được ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết chất vấn kèm theo cụm từ “lợi ích nhóm”: Vì sao cơ chế quản lý kinh doanh vàng miếng chưa đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới? Vì sao không tập trung quản lý chất lượng vàng lại quản lý bằng nhãn hiệu (SJC) và “có vấn đề lợi ích nhóm không?”.
Thực sự hùng biện, Thống đốc nêu ra hàng loạt con số “10-13 tấn vàng được buôn lậu qua biên giới mỗi năm”, “12.000 cửa hàng bán vàng như loại hàng hóa bình thường”. Ông còn nói tới việc “Ngoại tệ từ mồ hôi được phục vụ cho buôn lậu vàng”. Và đây chính là nguyên nhân của việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng.
Nếu có một tuyên bố bản chất nhất của câu chuyện vàng, thì đó là khẳng định của Thống đốc: “Thực tế giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới. Nhà nước không cấm, nhưng đây là hình thức kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích và không phải bình ổn”. Về vấn đề thương hiệu độc quyền SJC, Thống đốc cho biết do SJC đang “chiếm hơn 90% thị trường” và “cần chuẩn hóa về một loại vàng”.
http://laodong.com.vn/Chinh-tri/Thong-doc-tu-cham-minh-8-diem/91612.bld
KẾ GOM VÀNG
Có lẽ cỗ máy thời gian đưa quốc gia ta trở về trước năm 1986 (chuyên chính vô sản – bao cấp) đang chuẩn bị được khởi động.
NHIỀU KÊNH TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGOÀI SẼ NGỪNG PHÁT SÓNG TẠI VIỆT NAM
Sắp tới đây, một số kênh truyền hình nước ngoài sẽ phải “vắng bóng” trên hệ thống truyền hình trả tiền ở Việt Nam.
Lý do: những kênh này chưa có giấy phép biên tập, biên dịch sang tiếng Việt theo quyết định ban hành ngày 24-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong số 59 kênh chưa được cấp giấy phép biên tập có khả năng sẽ ngưng phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền, có một số kênh được khán giả yêu thích như Star World (kênh tổng hợp), Channel V (ca nhạc), CNBC (thông tin kinh tế thế giới), CNN, BBC (tin tức)…
http://dantri.com.vn/van-hoa/nhieu-kenh-truyen-hinh-nuoc-ngoai-se-ngung-phat-song-tai-viet-nam-663902.htm
Bạn nghĩ gì về phần trả lời chất vấn Quốc Hội của Thống đốc Nguyễn Văn Bình?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét