(Bài viết với danh nghĩa: Đại diện ban Biên tập - Trọng tài chấm giải theo ủy nhiệm của Đỗ Đình Tuân)
Là người có truyền thống khơi mào các đợt “Đối Đá”, lần này Đỗ Đình Tuân “nâng cấp” vấn đề bằng MỘT CẶP ĐỐI để thách mọi người. Nhìn qua tưởng cũng dễ ăn,nhưng nhìn kỹ thấy cũng “XƯƠNG” lắm đó nha ! Này nhé :
- Nhẩn nha đọc, nhẩn nha chơi,nhẩn nha nhấm nháp
- Nhúc nhắc trồng, nhúc nhắc hái, nhúc nhắc nhâm nhi
Muốn ĐỐI CHỈNH cặp đối này ta cần hiểu được KẾT CẤU NGẦM trong nội dung và hình thức của NÓ. Cụ thể là:
* Về nội dung: Cả 2 vế đều nói về các hoạt động (đọc, chơi, nhấm nháp & trồng, hái, nhâm nhi). Nhưng trong các hoạt động ấy lại không giống nhau, ở chỗ: Những hoạt động ở 2 vế đầu của mỗi câu (đọc, chơi - trồng, hái) là lao động kiến tạo; Còn vế cuối đều là lao động hưởng thụ (nhấm nháp, nhâm nhi)…Như vậy, các câu ĐỐI LẠI đòi hỏi cũng phải thỏa mãn kết cấu: 2 lao động kiến tạo + 1lao động hưởng thụ !
* Về mặt hình thức: 2 câu đều có kết cấu giống nhau :
trạng từ lấp láy phụ âm NH + động từ 1 - trạng từ lấp láy phụ âm NH + động từ 2 – trạng từ lấp láy phụ âm NH + động từ lấp láy phụ âm NH.
Chỗ khác nhau của 2 câu về hình thức là ĐỐI ÂM. Do đó khi đối lại cặp đối này, phải là những câu có âm đối lại! (Đối lại câu 1 phải kết thúc bằng ÂM BẰNG; Đối lại câu 2 phải kết thúc bằng ÂM TRẮC).
trạng từ lấp láy phụ âm NH + động từ 1 - trạng từ lấp láy phụ âm NH + động từ 2 – trạng từ lấp láy phụ âm NH + động từ lấp láy phụ âm NH.
Chỗ khác nhau của 2 câu về hình thức là ĐỐI ÂM. Do đó khi đối lại cặp đối này, phải là những câu có âm đối lại! (Đối lại câu 1 phải kết thúc bằng ÂM BẰNG; Đối lại câu 2 phải kết thúc bằng ÂM TRẮC).
Nếu ĐỐI CHỈNH thì phải thỏa mãn tất cả những yêu cầu nêu ở trên đây. Tóm lại là phải: ĐỐI Ý, ĐỐI CÂU, ĐỐI TỪ, ĐỐI THANH
Đối chiếu với YÊU CẦU TRÊN ta thấy thế nào?
1- Không có ai đối chỉnh được cả 2 câu RA của Đỗ Đình Tuân (không có giải nhất)
2- Nếu xét giải nhì, có thể tiến cử 2 người: Vân Anh và Nguyễn Minh Tư
Vân Anh : với lý do có nhiều câu đối nhất (2 câu đối cặp & 5 câu đối). Nếu hoán vị các câu trong cặp đối của VA thì có thể được một cặp đố tương đối chỉnh:
Cặp đối: NGẨN NGƠ NGÓ, NGẨN NGƠ TRÔNG, NGẨN NGƠ NGẮM NGHÍA (Câu 1)
NGÚNG NGUẨY NHỚ, NGÚNG NGUẨY THƯƠNG, NGÚNG NGUẨY NGÂM NGÙI (Câu 2)
Phải đưa câu 2 thành câu 1 và câu 1 thành câu 2 mới ĐỐI ÂM. Cụ thể:
Nhẩn nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp
Nhúc nhắc trồng,nhúc nhắc hái,nhúc nhắc nhâm nhi
(Đ.Đ.T)
Ngúng nguẩy nhớ, ngúng nguẩy thương, ngúng nguẩy ngậm ngùi (C 2)
Ngẩn ngơ ngó, ngẩn ngơ trông, ngẩn ngơ ngắm nghía (C1)
(Vân Anh )
5 Câu đối lẻ của VA đề là “Đối vế 1”, đều kết thúc bằng một từ VẦN TRẮC, nên không gọi là ĐỐI với NHẤM NHÁP (Vần Trắc) của ông Tuân đươc. Nếu VA dùng để đối vế 2 thì KHẢ DĨ có thể chấp nhận được vài câu!
Nguyễn Minh Tư: với 1 câu ĐỐI VẾ 1 … thì tôi cũng nhất trí như Ngài Tuân đã nhận xét là TƯƠNG ĐỐI CHỈNH:
Nhẩn nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp
(Đ.Đ.T) Hào hứng hò, hào hứng hát, hào hứng hoan hô
Cuối cùng, tôi cũng xin thử đối thế này:
1.Nhẩn nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp
2.Nhúc nhắc trồng, nhúc nhắc hái, nhúc nhắc nhâm nhi (Đ.Đ.T)
1.Ngơ ngẩn nhìn,ngơ ngẩn ngó,ngơ ngẩn ngâm nga
2.Thung thăng nhũng, thung thăng tham, thung thăng thậm thụt
(Nguyễn Minh Tư)
Còn lại các CÂU ĐỐI của các tác giả khác như XUÂN HIỂU, TẠ ANH NGÔI…theo tôi còn vội vàng, chưa thật chỉn chu nên xét cho GIẢI KHÚC KHÍCH!Cuối cùng, tôi cũng xin thử đối thế này:
1.Nhẩn nha đọc, nhẩn nha chơi, nhẩn nha nhấm nháp
2.Nhúc nhắc trồng, nhúc nhắc hái, nhúc nhắc nhâm nhi (Đ.Đ.T)
1.Ngơ ngẩn nhìn,ngơ ngẩn ngó,ngơ ngẩn ngâm nga
2.Thung thăng nhũng, thung thăng tham, thung thăng thậm thụt
(Thanh dạ)
Làng Hóp 19 h15’ ngày 27-11-2012 THANH DẠ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét