Facebook: mạng xã hội và đời sống chính trị

http://baomai.blogspot.com/
Chủ đề "bảo vệ lợi ích quốc gia trên mạng", một trong bảy nhóm vấn đề chính trong Dự luật An toàn thông tin được thảo luận tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam lần này, càng trở nên nóng khi Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin Nguyễn Bắc Son mới đây tuyên bố phải 'nghiêm trị' đối với việc sử dụng Facebook để "nói xấu Đảng, nhà nước".

image
Trong lúc thừa nhận rất khó áp dụng các biện pháp chế tài đối với hoạt động trên Facebook, Bộ trưởng Son khẳng định giới chức vẫn đang "tìm cách giải quyết" bởi "nếu đăng thông tin bôi xấu người khác thì quyền tự do của anh lại vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do của người khác".

Facebook là mạng xã hội được ưa chuộng tại Việt Nam, với tổng số người dùng hàng tháng lên đến 30 triệu người, theo số liệu được đưa ra gần đây.
Phản ứng ngay lập tức của Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị ở TP. HCM, là: "Tôi và cộng đồng mạng thấy bất bình về câu nói của Bộ trưởng Son. Cộng đồng mạng phản đối chuyện này."

Theo Tiến Trung, "cần phân biệt giữa 'nói xấu, bôi nhọ' với việc nói ra sự thật. Nếu người dân nói ra sự thật và sự thật đó đúng là xấu xa thì chúng ta không thể nói rằng đó là họ nói xấu được. Đó là họ nói thật."

http://baomai.blogspot.com/
"Không thể cấm dân phê phán chính phủ. Chính phủ là do dân bầu ra, thậm chí dân có quyền phế truất, thay đổi chính phủ thông qua lá phiếu của mình. Bản thân tôi khi ở trong quân đội thì suốt ngày phải phê bình và tự phê bình. Vậy khi người dân phê bình Đảng Cộng sản thì không thể quy chụp là họ nói xấu Đảng được."

Ông Đinh Đức Hoàng, một chuyên gia về truyền thông xã hội ở Việt Nam, cũng cho rằng tuyên bố của ông Son là không cần thiết. "Các hoạt động xâm phạm lợi ích của Đảng và Nhà nước trước nay vẫn đang được điều chỉnh bởi các điều 258 và điều 88 Bộ luật Hình sự."

"Việc điều chỉnh này trên bất kỳ môi trường nào, dù là Facebook hay báo chí chính thống cũng không có gì khác nhau."

Sự kiểm soát của nhà nước

http://baomai.blogspot.com/
Giới chức cho rằng việc các trang mạng như Facebook đặt máy chủ ở nước ngoài khiến công tác kiểm soát thông tin trở nên khó khăn. Đó là một trong những lý do khiến chính phủ quy định các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt ít nhất là một máy chủ ở Việt Nam để "dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh", theo lời Bộ trưởng Son.

Nguyễn Tiến Trung nêu quan điểm "chính quyền không thể làm cảnh sát mạng được".
Giải pháp thích hợp nên là "những người cảm thấy bị xúc phạm hãy tự đưa đơn lên tòa yêu cầu phân xử, thay vì chính quyền phải đi theo dõi từng tài khoản Facebook xem có ai nói xấu ai, rồi bắt bớ đàn áp", tuy Tiến Trung nói anh thấy việc nhà nước có kiểm soát ở chừng mực nhất định là điều hợp lý.

image
Ông Đinh Đức Hoàng thì cho rằng trong lĩnh vực kiểm soát thông tin và chống tình trạng bôi nhọ, nói xấu, giới chức cần bảo vệ quyền lợi các công dân như nhau.
"Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều loại thông tin mang tính công kích cá nhân hoặc tung hoang tin về vấn đề sức khỏe, thậm chí cả về sự sống hay cái chết của một số cá nhân. Tôi cho rằng đó là vấn đề cần có sự quản lý của nhà nước, không phân biệt đó là thông tin nhắm vào lãnh đạo Đảng và nhà nước hay nhắm vào người bình thường."

Sự kiểm soát quá chặt chẽ là điều không chỉ không phù hợp với xu thế phát triển xã hội, mà còn là không khả thi, theo đánh giá của ông Hoàng.

"Việc đặt trang chủ ở bất kỳ đâu trên thế giới là xu hướng tất yếu, không thể tạo ra một biên giới cứng nhắc về lãnh thổ trong lĩnh vực này được. Ở Việt Nam, có một giai đoạn người dùng khó vào Facebook và người ta giải thích đó là do lỗi kỹ thuật," ông Hoàng nói.

"Tôi cho rằng ở Việt Nam, việc mọi người gặp khó khăn khi vào một trang nào đó không phải là do biện pháp quản lý của nhà nước. Bởi một khi Facebook còn hoạt động, Google còn hoạt động thì việc chặn một vài trang web sẽ là không có ý nghĩa--thông tin vẫn lây lan trên internet mà hoàn toàn không thể kiểm soát được, trừ phi đóng cửa hoàn toàn như Trung Cộng."

"Tôi tin rằng để hạn chế tự do trên internet thì giới chức sẽ có nhiều cách. Chúng ta từng chứng kiến mô hình Trung Cộng, nơi họ áp dụng chính sách rất thẳng thắn, mạnh tay. Nếu muốn thì [giới chức Việt Nam] đã áp dụng mô hình như thế, giống như Trung Cộng cấm Facebook và Google hoạt động vậy. Chính phủ Việt Nam đã không chọn phương thức này," ông Hoàng nói thêm.

Vai trò của truyền thông xã hội tại Việt Nam

Tuy nhiên, theo ông Hoàng thì truyền thông xã hội chưa thực sự đóng vai trò quan trọng vào đời sống chính trị ở Việt Nam.

Ông nói: "Cho đến giờ, truyền thông xã hội chưa phát huy tốt hiệu quả trong hoạt động phản biện hay tham gia vào đời sống chính sách của Việt Nam. Các hoạt động phản biện mới chỉ diễn ra một cách nhỏ lẻ. Việc này cần có thêm thời gian mới có thể thấy tác động của truyền thông xã hội lên đời sống chính trị Việt Nam."

image 
Về vấn đề này, cựu tù nhân Nguyễn Tiến Trung cho rằng nhiều người dân vẫn có tâm lý e dè, không dám bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội là bởi "Đảng Cộng sản từ trước tới nay thường đàn áp những người lên tiếng phản kháng nhà cầm quyền".

Tuy nhiên, Tiến Trung nhận xét rằng ngày càng có nhiều người nhận thức được "quyền làm chủ" của mình. "Họ không sợ hãi và dám công khai lên tiếng phê phán chính quyền. Đó là điều đáng mừng bởi nó thể hiện là người dân đã ý thức mạnh mẽ về dân chủ, chính quyền không thể tiếp tục quản lý xã hội theo cách thức cũ được nữa," Tiến Trung nói.

image
Với những kinh nghiệm từng trải qua, Tiến Trung cho rằng những ai đang còn ngần ngại "hãy cứ nói thẳng, nói thật những gì họ nghĩ".

"Họ cần hiểu rằng chúng ta, những người dân bình thường, chính là những người làm chủ đất nước. Những gì chúng ta nói ra là để góp phần làm đất nước tươi đẹp hơn, không có gì sai trái hay vi phạm pháp luật. Họ không cần phải lo lắng."

"Nếu như có chuyện đàn áp bắt bớ xảy ra thì những người như chúng tôi, vốn đã nói thẳng, nói thật từ lâu nay rồi, sẽ phải đi tù trước tiên chứ không thể đến lượt họ. Việc đàn áp diện rộng hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người trên mạng xã hội sẽ không thể xảy ra như trước kia được nữa."

http://baomai.blogspot.com/

"Tuy nhiên, chúng ta có quyền bày tỏ chính kiến của mình trên Facebook hay các mạng xã hội khác, nhưng chúng ta không nên nói chuyện cực đoan, thù hận hay kích động bạo lực. Khi phê phán bất kỳ vấn đề gì, chúng ta cũng nên đề ra giải pháp để giới chức và Đảng Cộng sản thấy rằng chúng ta là những người đàng hoàng, biết nói chuyện phải trái chứ không phải chỉ đả phá, chống đối," Tiến Trung nhấn mạnh.

http://baomai.blogspot.com/

Những kiểu sợ Vợ
Internet đang giết chết báo chí?
Cần làm gì để không bao giờ thất nghiệp?
Lee's Sandwiches bị Recall thực phẩm
R.I.P: Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trường Sơn
Đi với Mỹ có mất Đảng?
Xuất hiện người ngồi thay chiếc ghế Phùng Quang Th...
Máy bay năng lượng mặt trời khởi hành từ Nhật đi H...
Để báo Bưu điện VN nhanh như điện
Khí phách Trần Quang Cơ
Món nợ Thành Đô 1990
HKMH USS Gerald Ford
Trái Đất và Sao Hỏa
Nhân quyền Việt Nam và Asean theo báo cáo Mỹ
Vì sao TC lại 'xê dịch' giàn khoan HD981?
Quán: Đảng Chuột Chồn Lùi
Đánh ngay bộ chỉ huy
Tại đồn công an Lý Thái Tổ
Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia
Tiền chỉ là phù du?
Uber taxi là 'nhà cách mạng' kinh tế?
Ngựa phi nhanh hơn cả âm thanh
Từ Tam Quốc tới Biển Đông
Bác sĩ Ý: cắt và ghép đầu một người
CSVN xây thì ít cất thì nhiều (Xây Cất)
Vô trách nhiệm và vô cảm
Dàn chiến đấu cơ hùng hậu của Nasa
Cơn nghiện cell phone của tuổi trẻ
Đất lành chim đậu !
Nghĩ thoáng về chuyện đọc thơ
Ðiền Nguyễn: tác giả bài hát Nation of America
Suy nghĩ về Giáo sư Trần Văn Khê
Tiền và hạnh phúc: Mối liên hệ bí mật
Bài diễn thuyết hay nhất từ Charlie Chaplin gửi tớ...
Putin: "không liên minh với Trung Cộng"
Dễ như làm công an xã
Công an muốn truy tố Trang Trần
Một vụ lừa ngoạn mục của giới luật sư Đức
Chữ Nghĩa Việt Cộng
Việt Nam lại như thời Tự Đức?
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét