Quyền chửi là tự do ngôn luận

image
Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an bịt miệng trong phiên xử năm 2007.
Toàn bài này có thể tóm tắt trong một câu: Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục.
Cấm chửi tục, như Thành phố Hà Nội đã ra quyết định “ kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý,” là cấm người ta bộc lộ hết cảm xúc của mình, và là vi phạm tự do ngôn luận.

image
Nguyên tắc này được công nhận trong luật Mỹ vào thế kỷ trước, năm 1970. Paul Cohen, một thanh niên 19 tuổi có việc vào tòa án Los Angeles để làm chứng trong một vụ án. Lúc này là lúc chiến tranh tại Việt Namđang lên cao và thanh niên Mỹ đang bị động viên vào lính. (Thời đó Mỹ vẫn còn bắt lính.) Cohen mặc áo khoác trên đó có dòng chữ “FUCK THE DRAFT” (“đ.m. quân dịch”) và nhiều người trong tòa, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, phải nhìn thấy dòng chữ tục này. Thế là anh bị bắt về tội gây rối trật tự công cộng.

Khi kháng án lên tới Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, luật sư đại diện cho Cohen là Melville Nimmer, một giáo sư luật đại học UCLA. Sau này, các đồng nghiệp cũ của ông kể lại với sinh viên rằng, khi ra tòa, nhiều người dặn ông là đừng dùng từ “F” vì vị chánh thẩm Tối cao Pháp viện, ông Warren Burger, là người rất nghiêm túc.

image
Chief Justice Warren E. Burger
Mở đầu phiên tòa, Chánh thẩm Burger còn bảo, “Tòa đã rất quen thuộc với những dữ kiện trong vụ án này và ông không cần thiết phải nói nhiều về dữ kiện.” Tuy nhiên, ngay trong phần mở đầu, ông Nimmer kể ngay về người thanh niên với áo khoác mang dòng chữ “Fuck The Draft.”

Sau này, các học giả đánh giá hành động này của Nimmer là một hành động xuất sắc. Giáo sư Geoffrey Stone đại học Chicago cho rằng ngay lúc ông Nimmer nói lên từ “fuck” trong tòa là ông đã thắng. Giáo sư Christopher Fairman đại học Ohio Statecho rằng nếu “Nimmer đồng tình với luật cấm kỵ của Burger” thì ông đã thua rồi.

Đúng vậy. Nếu cho rằng Cohen có quyền dùng từ “fuck” mà chính luật sư của Cohen còn ngại không dám dùng, thì có tin được không?

image
Quả nhiên Nimmer thắng. Trong phán quyết Cohen v. California, với đa số 5-4, Tối cao Pháp viện công nhận rằng ngôn ngữ có hai chức năng song song, không chỉ chuyển tải những “suy nghĩ có thể giải thích tương đối chính xác, tách biệt” mà còn chuyển tải những “cảm xúc không diễn đạt được.”

Những cảm xúc này nhiều khi không thể miêu tả một cách ôn hòa bình tĩnh được.

Phải chửi

image
Vụ sử dụng hastag “ #ĐMCS” hay “ #DMCS” trên Facebook là một trường hợp như vậy. Như Paul Cohen phản đối chế độ quân dịch, thì cũng nhiều người phản đối chính quyền cộng sản.

Có nhiều điều chính quyền cộng sản làm đáng bị chỉ trích, và những điều này có thể được đưa ra mổ xẻ, phân tích, phản hồi, theo kiểu trí thức. Cũng như có nhiều người ở Mỹ từng đưa vấn đề quân dịch ra mổ xẻ, phân tích, để rồi cuối cùng Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ quân dịch và biến quân đội thành hoàn toàn tình nguyện.

Nhưng có những người như Cohen không thể ôn hòa mà họ cho rằng là phải chửi. Và #ĐMCS cũng vậy, có những người cho rằng họ không có thể ôn tồn bình tĩnh với cộng sản nữa, mà phải chửi thôi. 

Cùng một chuyện, người này có thể trí thức được, nhưng người khác thì phải chửi thôi. Ngôn luận của cả hai, cần được công nhận.

Tất nhiên, người Hà Nội có nhiều lý do để chửi, không phải lý do nào cũng liên quan đến chính trị hoặc nhà cầm quyền.

Hàng tôm hàng cá chửi là vì họ có lý do của họ. Nhân danh văn hóa, hay giáo dục, hay gì đấy để cấm chửi, là ngăn chặn không cho người ta diễn đạt hết cảm xúc.

image
Không có người nào giống người nào. Một câu chửi có thể có vẻ chói tai, mất dạy, với người này, nhưng lại là những lời chí lý đối với người khác. Chính Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cũng thấy điều này khi phán quyết Cohen viết, “one man's vulgarity is another's lyric” - một câu chửi tục đối với người này là lời hát êm tai đối với người khác.




Vũ Quí Hạo Nhiên

image

Khỉ nâu: hiện thân của thần thánh trong Hindu giáo...
Napoleon và một số chuyện về sau
Cái bục giảng và chuyện làm giáo dục
Xả súng tại nhà thờ người da đen ở Charleston
Chiến tranh Nhân dân có hiệu lực trên biển?
Bệnh bí hiểm biến thức ăn trong ruột thành rượu
Những cách chữa thẹn...
Hình ảnh nghèo nàn "thời bao cấp" ở Hà Nội năm 197...
Bức ảnh chiến trường Việt Nam gây tranh cãi
Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam
WallTop Forest sẽ là một phần của nhà thông minh t...
Cảnh nóng trên phim ngày càng mạnh bạo?
Di chúc của nhà triệu phú
Hội Nghị Siêu Quyền Lực BILDERBERG
TAA, tương lai TPP và Việt Nam
Trận Waterloo: Răng người chết phục vụ người sống
Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?
Những điều kỳ diệu giữa sa mạc
Tên Đường Việt Nam tại thành phố Houston
Vì sao đại gia vẫn than mình khổ?
Tại sao ném ‘Chuột’ hoài không được?
Vì “đại cục” và đừng ghét Trung Cộng!?
Những năm còn lại trong cuộc đời 
Muốn chống lại Trung Cộng, Việt Nam cần phải làm g...
Thời cơ ly khai với “nhóm lợi ích”
Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?
Loạn thánh, loạn thần ở VN tới mức nào?
Nói gì với tôi của tuổi 22?
Robby nói rằng mẹ cậu mơ được nghe cậu chơi dương ...
Kim cương từ trên trời rơi xuống
Việt Nam xưa đẹp trong tranh họa sĩ Pháp
J.M.W. Turner: nhà danh hoạ chịu hàm oan
Ba kịch bản trên Biển Đông
Người VN tin blog hơn kênh nhà nước
Sự sống ở trên đỉnh những ngọn núi cao
Để đổi đời: Phụ nữ Việt lấy chồng ngoại
Những lý do tôi ghét Việt Nam
Sinh con từ buồng trứng đông lạnh
Thẩm phán gốc Việt tống 7 bị cáo vào nhà giam vì t...
Tường trình về nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Mỹ...
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét