Xã hội VN đang gặp khủng hoảng kinh tế toàn diện




KT VN đang đến hồi suy tàn. Điều này ai cũng thấy rõ, hỏi tất cả các bà nội trợ VN xem lạm phát có phải trên 50% từ đầu năm đến nay hay không, và trên 30% kể từ sau Tết.

Lạm phát 3 tháng đầu năm cho dù bị bóp xẹp lép nhưng cũng là 6,1%, vậy thì 9 tháng còn lại làm sao mà chỉ 0,9% đang khi giá xăng - nằm trong rỗ giá - vừa tăng 10% kéo theo đủ loại hàng tăng 10-20%.

Ngay cả hàng "bình ổ giá" cũng tăng 15% hôm 1/4, và ngày 16/4 sẽ tăng thêm 10%.

Trong 2 tuần tăng 25%.

Năm nay lạm phát THẬT SỰ sẽ khó dưới 3 con số, và năm sau, năm sau nữa, cũng vậy. Đang trở lại thời 1984-85-86, lạm phát vài trăm %/ năm, liên tục có biện pháp bao cấp, nào là buộc các chủ nhà cho thuê phải giữ giá cũ không cho lên, nào là phụ cấp giá bán hàng "bình ổn", v.v... Toàn là các biện pháp đi ngược lại KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

Nay KT VN đang trở lại thời bao cấp XHCN 25 năm trước, sẽ tạo ra nền KT quốc doanh đè bẹp KT tư doanh, sản xuất co cụm, có ngăn sông cấm chợ, có cấm mua bán nhiều mặt hàng, cấm tăng giá nên chất lượng ngày càng xấu đi.

Các chủ nhà trọ công nhân không được tăng giá thì họ sẽ không sửa chữa nhà dột, cầu tiêu nghẹt, nước ngập, v.v...

Hàng hóa không cho tăng thì chất lượng sụt giảm, bao bì xấu, cân thiếu, dùng thêm nhiều chất hóa học do thiếu chất dinh dưỡng, v.v...

Công nhân không cho tăng lương đúng thì họ lãng công hoặc không có sức làm việc, nói gì có sáng kiến giúp giảm nguyên nhiên vật liệu, nâng cao chất lượng, v.v...

Các học sinh, sinh viên không được ăn ngon, đủ chất, thiếu sữa, thì sẽ còi cọc, kém thông minh, học dỡ ẹt, sau này làm sao cạnh tranh với công nhân, kỹ sư Hàn quốc, Đài loan, nói gì bên Âu Mỹ?

Kể từ nay, sẽ là một sự SỤP ĐỔ giá trị, chất lượng toàn xã hội cả về hàng hóa, sức khỏe, lẫn con người và các giá trị liên đới như giáo dục công dân, lòng tự trọng, ý thức cộng đồng, v.v..

VN sẽ XUỐNG thêm vài đẳng cấp, có khi thua cả Campuchia..


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét