Trong một dịp ghé thăm nhà nữ sĩ CẨM TÚ, bất chợt tôi nhìn thấy trong nhà có một tác phẩm mỹ nghệ quý được đặt tên là BẤT CHỢT. Tôi đang chú tâm ngắm nghía, thì bất chợt lại thấy bên cạnh đã có một tác phẩm mỹ nghệ cùng một chất liệu. Tôi hỏi thì được biết đó là của SONG THU- một đồng nghiệp của CẨM TÚ gửi tặng sau một lần đến thăm. Tôi bất chợt nảy ra ý định so sánh hai quý vật này:
Qúy vật của CẨM TÚ như sau:
MEN TÌNH CHƯA UỐNG ĐÃ SAY
THOÁNG QUA ÁNH MẮT ĐÃ NGÂY NGẤT RỒI
XIN NGƯỜI Ở LẠI NGƯỜI ƠI
CHO TÔI ĐƯỢC NGỎ ĐÔI LỜI LÀM QUEN
Qúy vật của SONG THU thế này:
RƯỢU TÌNH VỪA NHẮP ĐÃ SAY
MEN TÌNH BẤT CHỢT ĐÃ NGÂY NGẤT LÒNG
ĐỂ RỒI CHÍN NHỚ, MƯỜI MONG
ĐỂ RỒI KHẮC KHOẢI SẦU ĐONG VƠI ĐẦY
BAO GIỜ ĐẤY MỚI GẶP ĐÂY
CHO ĐÊM MAU SÁNG,CHO NGÀY THĂNG HOA
Rõ ràng cả hai bài đều miêu tả cái giây phút lóe sáng của TÌNH YÊU. Tia chớp phát ra từ CỰC DƯƠNG hay CỰC ÂM ? Cả hai tác giả đều giấu kín. Nhưng rõ ràng là chủ thể bị đối phương THÔI MIÊN. Qua ÁNH MẮT, sóng tình đã làm cho đối phương - dù không chủ động tiếp nhận (“Men tình chưa uống”); hoặc chủ động tiếp nhận (“Rượu tình vừa nhắp”) thì cũng đều “NGÂY NGẤT” cả (ngây ngất RỒI; ngây ngất LÒNG ). Cái khác nhau là ở phần sau :
Nhân vật trữ tình của CẨM TÚ vừa thật thà,vừa bộc trực; không dấu giếm rằng mình đã bị chinh phục bởi thứ MEN QUÁI ÁC kia. Vì thế, bèn cất lời van xin thẳng thắn - theo kiểu dân gian " ĐÃ YÊU THÌ YÊU CHO CHẮC;KHÔNG YÊU THÌ TRỤC TRẶC CHO LUÔN”:
XIN NGƯỜI Ở LẠI NGƯỜI ƠI
CHO TÔI ĐƯỢC NGỎ ĐÔI LỜI LÀM QUEN
Đến đây :Lời van xin có được đáp ứng hay không? …Không rõ! Chỉ biết rằng đã có sự thú nhận " tôi đã chết đuối trong dòng mắt...ai" rồi
Với SONG THU thì khác - nhân vật trữ tình kín đáo hơn, nội tâm hơn:
ĐỂ RỒI CHÍN NHỚ, MƯỜI MONG
ĐỂ RỒI KHẮC KHOẢI SẦU ĐONG VƠI ĐẦY
BAO GIỜ ĐẤY MỚI GẶP ĐÂY
CHO ĐÊM MAU SÁNG,CHO NGÀY THĂNG HOA
Những lời trên, không thể đem ra nói ngay trước mặt đối tượng được. Nếu thế thì thật vô duyên. Nhân vật của SONG THU đem giấu những lời này vào trong lòng mình, hoặc gửi qua THƯ hoặc THƠ (trên blog trian chẳng hạn) cho đối tượng biết mà thôi. Và như thế niềm HY VỌNG ĐƯỢC YÊU cứ còn treo lơ lửng mãi mãi, lan tỏa mãi. Đây là kiểu KẾT THÚC MỞ. Còn bài của CẨM TÚ là KẾT THÚC KHÉP
Như vậy, ta rút ra một kết luận rằng: Từ cùng một đề tài, nhưng mỗi người lại có thể nhìn nhận, cảm thụ ở những khía cạnh khác nhau. ĐIỀU ĐÓ TÙY THUỘC Ở KINH NGHIỆM, QUAN ĐIỂM THẨM MỸ CỦA MỖI NGƯỜI. Và, Điều này thể hiện ra ở sự nhìn nhận vấn đề, lý giải vấn đề khác nhau, cách kết cấu khác nhau, dùng chữ nghĩa và hình ảnh khác nhau v.v...Thí dụ :Đứng trước một con BÒ TO BÉO KHỎE, người nông dân thấy nó đẹp ở chỗ nó CẦY KHỎE, còn ông làm nghề kéo xe bò thì nhìn nó có sức kéo tuyệt vời ; Ông đồ tể thì bảo :Con này mà xẻ ra thì dôi thịt phải biết!
Thưa CẢ LÀNG TRI ÂN ! Tôi vừa viết những dòng này vừa sờ tay lên GÁY bởi cứ lo lo ông bom nổ Đ.Đ.T ông ấy khủng bố vì tội lấn sân. Nếu mọi người thấy có lợi cho làng, cho nước thì BÊNH tôi nha !
LÀNG ẢO 17-10-2011 (21-9-TÂN MÃO)
THANHDARUOULANGHOP
0 nhận xét:
Đăng nhận xét