Ảnh : Hội đồng giáo viên trường cấp 3 Chí Linh
chụp ngày 22/12/1969 trong buổi hành quân kỉ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam
Trong ảnh:
Hàng người ngồi, từ trái qua phải: Vĩnh, Sáu, Hải, Tuân, Tạo, Điểu, Chiêu, Cao Giang, An
Hàng người đứng, từ trái qua phải: Tư, Thịnh, Huân, Hải, Tạc, Tuấn, Điền, Lập, Thành, Nghị, Dục.
(Đỗ Đình Tuân chụp lại và đưa lên mạng ngày 20/10/2011)
chụp ngày 22/12/1969 trong buổi hành quân kỉ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam
Trong ảnh:
Hàng người ngồi, từ trái qua phải: Vĩnh, Sáu, Hải, Tuân, Tạo, Điểu, Chiêu, Cao Giang, An
Hàng người đứng, từ trái qua phải: Tư, Thịnh, Huân, Hải, Tạc, Tuấn, Điền, Lập, Thành, Nghị, Dục.
(Đỗ Đình Tuân chụp lại và đưa lên mạng ngày 20/10/2011)
Tôi biết "vợ chồng nhà ấy" từ lúc họ đang còn yêu nhau. Khoảng cuối năm 1969, anh chồng về trường cấp 3 Chí Linh nhận công tác. Còn cô vợ, mới là một “nhân tình nhân ngãi” thì lại về trường cấp 3 Kinh Môn. Lúc ấy chúng tôi chỉ biết Hắn chứ chưa biết Thị. Duy nhất có một lần, vào khoảng đầu năm 1970, ngày chúng tôi đang ở khu “Phố Cùa”, Hắn có đưa Thị lên chơi. Nhưng cũng chỉ thấy hai người rì rầm, khúc khích ở trong phòng riêng, chứ Thị không lộ diện. Mãi đến lúc Hắn đưa Thị đi, qua hành lang “Phố Cùa”, trước cửa phòng chúng tôi thì chúng tôi mới có dịp thoát kiến. Lần ấy Thị mặc chiếc quần đen, chiếc áo cánh gụ, nhưng hình như đều hơi rộng nên tôi có cảm giác là hơi xụng xịu chứ không đáy đo, bén sát gì. Ấn tượng nhất với tôi là gương mặt Thị. Không hiểu là vì xấu hổ hay sung mãn mà gương mặt thị hôm ấy đỏ như da bồ quân. Nhưng khả năng vì xấu hổ nhiều hơn. Bởi vì trông Thị vẫn có dáng vẻ của một gái làng hay thẹn thùng và bẽn lẽn. Còn tôi, Khởi Giang và một số thày khác, …toàn giai đinh, giáo trẻ cả mà cứ khơ khớ kha khá, bô lô ba la ở một phòng gần cạnh. Rất có thể là vì thế mà Thị lại nghĩ rằng chúng tôi đang “cười” Thị chăng?
Năm sau thì Hắn cưới Thị hay là Thị cưới Hắn cũng không rõ nữa. Rồi họ được hợp lý hóa về cùng trường Chí Linh cả. Tôi gần gũi với Hắn nhiều hơn. Còn với Thị thì cũng bình thường thôi. Bởi vì Thị sống hơi khép mình, lại lề dề dẻo dớt nữa. Nhất là sau một lần sẩy thai, đến lần có mang Cẩm Vân thì Thị lại càng lề dề tợn. Thị đi rất chậm, bước chân rất ngắn. Hình như Thị vừa đi, vừa nghe ngóng, nghĩ ngợi xem đứa con trong bụng có triệu trứng gì không? Nhưng ông trời thật khéo xếp. Bù lại cái lề dề dẻo dớt của Thị, Hắn là một chàng trai rất nhiệt tình, hăng hái và dốc vác trong mọi chuyện. Trong giảng dạy, trong phấn đấu công tác và cả trong việc xây tổ ấm riêng tư nữa. Hắn lại thường hay có “rơ mooc” theo sau nên phải lo việc xin đất làm nhà riêng sớm hơn nhiều người trong chúng tôi. Chúng tôi ai cũng nghĩ rằng chắc cái cặp vợ chồng này sẽ gắn bó với Chí Linh mãi mãi. Ấy vậy mà chỉ được có hơn chục năm. Hắn lại bán nhà, bán đất, bốc hót cả vợ chồng con cái về thị xã Hải Dương. Sau lại về Hưng Yên và bây giờ thì lại đang Hà Nội. Giỏi, giỏi, Hắn thế mà giỏi. Cứ mỗi một lần chuyển đổi là Hắn và cả Thị nữa lại một lần thăng tiến. Tuy vợ chồng nhà ấy càng ngày càng có vẻ ngoi lên tầng lớp trên, nhưng đối với bạn bè cũ, Hắn và Thị không tỏ ra có gì là vênh váo. Nhất là với những người như tôi, phải lộn cổ xuống hàng dưới đáy, Hắn vẫn luôn tình nghĩa trước sau như một. Trong suốt thời gian xa nhau ấy, tôi biết hắn vẫn luôn quan tâm đến tình hình của tôi. Thỉnh thoảng có dịp về qua Chí Linh, Hắn vẫn đến tận nhà thăm tôi. Có lần gặp và cũng có nhiều lần không gặp. Còn tôi, chỉ duy nhất có một lần đến được cái tổ ấm của Hắn ở khu nhà tập thể Bình Minh ở thị xã Hải Dương. Hắn đến thăm tôi nhiều mà tôi thăm đáp lại được Hắn thì ít. Cho nên bây giờ thỉnh thoảng Hắn vẫn đòi nợ tôi là phải lên thăm Hắn trên Hà Nội. Nhưng cái khoản nợ ấy tôi vẫn chưa trả được.
Thấm thoát thế mà đã hơn bốn mươi năm. Chúng tôi ai cũng già nua tuổi tác và hoàn thành nghĩa vụ với đời và với trời cả rồi. Đang lững thững đi nốt cái phần đời còn lại. Không phải gánh vác gì thì tự nhiên ai cũng trở về với chính mình. Những trầm tích trong lòng đều muốn được giãi bày thổ lộ. Người cao tuổi bây giờ hay làm thơ, viết văn là vì thế. Cũng không ít người trong số này mắc chứng hiếu danh, không biết lượng sức mình, vô tình thành tự phơi bày những non kém cá nhân trước bàn dân thiên hạ. Nhưng đa phần là chân thành đúng mực, đáng trân trọng và chia sẻ cả. "Vợ chồng nhà ấy" thuộc vào cái diện này. Nhưng cái hay của "vợ chồng nhà ấy" là cho đến tận bây giờ, đến khi đã trở về với ngay chính lòng mình, họ vẫn như một và là một:
Ý thơ em đã lựa rồi,
Anh đem viết để thành lời đẹp hay.
Câu thơ chung cả hai tay,
Anh gieo phần chữ, Em say phần tình
Anh đem viết để thành lời đẹp hay.
Câu thơ chung cả hai tay,
Anh gieo phần chữ, Em say phần tình
(Những câu thơ)
Về cái khoản này thì tôi, người viết bài này, xin một lần được “lấm mũi”. Bởi vì vợ chồng nhà tôi, trên cái lĩnh vực văn chương thì cứ ông chẳng bà chuộc, cãi nhau như mổ bò. Thậm chí còn tranh giành đấu đá nhau chả khác gì các phe cánh của làng Vũ Đại “nhè từng chỗ hở để mà trị nhau”. Đến nỗi, như mọi người thấy đấy, chung một nhà, chung một giường, mà phải tách hộ, hai niêu thì có buồn không? Mà thế đã yên đâu. Thỉnh thoảng vẫn dòm dỏ, hóc hách, dè bỉu nhau luôn đấy. Thế mới biết trên lĩnh vực văn chương khó thật. Ít người tri âm, tri kỷ với nhau lắm. Ngày xưa, khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha vác đàn đến mộ, thắp hương vĩnh biệt bạn rồi cũng đập đàn luôn. Bởi Bá Nha nghĩ rằng trên đời này sẽ không còn ai hiểu được tiếng đàn của mình nữa. Nhưng cực đoan như Bá Nha cũng là dại. Cứ cho là trên đời chẳng còn ai hiểu mình đi, thì mình cũng phải tự hiểu lấy mình, tự giải treec cho chính mình chư lị. Đập đàn đi như thế thì còn gì để bầu bạn. Rất nhiều cô gái đang yêu chỉ làm bạn với mỗi cuốn sổ ghi nhật ký. Còn ngày xưa ở vùng đất Hy Lạp cổ đại, có một xứ sở nọ có một ông vua có đôi tai lừa. Đôi tai ấy đầy lông lá và dài ngoẵng, trông rất xấu xí. Dĩ nhiên là ông ta giấu kín, không cho ai biết, từ Quan trong Triều đình cho đến thần dân của Vương quốc, chỉ trừ một người là ông thợ hớt tóc cho Vua. Người thợ hớt tóc biết rằng đây là một bí mật rất hệ trọng liên quan đến mạng sống của mình, nên ông ta phải bấm bụng giữ gìn. Nhưng giữ mãi cũng không chịu được, ông cảm thấy bất an. Một ngày kia, ông bèn đi vào rừng, chọn một hang đá hoang vu, vào bên trong và hét lớn nhiều lần:“Ông vua tai lừa! Ông vua tai lừa!...” cho đến lúc khản cổ và cảm thấy hết ức chế, mới chịu quay về. Ông tiếp tục làm công việc hớt tóc cho Vua và giữ kín điều bí mật như mũi kim châm trong lòng. Thỉnh thoảng ông lại một mình đi vào hang đá…
Bây giờ thì chúng ta sung sướng hơn nhiều, chúng ta không phải vào rừng tìm hang đá nữa mà chỉ cần ngồi vào Blog. Blog cũng chính là một cái cửa sổ dẫn ta vào một cái hang ảo rộng vô cùng vô tận. Tha hồ mà "xả stress". Lòng ta sẽ được gửi đến muôn nghìn bầu bạn. Tôi cho rằng chỉ sợ lòng ta thum thủm khó ngửi thôi, còn lòng thơm dạ sạch thì lo gì không gặp được bạn tri âm. Về khoản này thì tôi hơi bị may mắn. Tuy lòng mề tôi cũng chưa được tới mức "lòng thơm dạ sạch"như tôi mong muốn, nhưng tôi vẫn gặp được bạn tri âm, tri kỷ. Gần đây còn thêm cả bạn “tri mề” nữa. Thế thì có sướng hay không? Cho nên chả dại gì mà tôi bỏ cái khoản chơi blog. Tôi viết blog của tôi và tôi đọc những trang blog của những người cần đọc.Âu cũng là một cách để tìm bạn và để hiểu người. Văn chương của tôi thì nó hơi “đa ngôn và lắm giọng”. Khi khóc, khi cười, khi ngậm ngùi than thở…Nhưng chung quy nó cũng chỉ là tiếng lòng gọi bạn.
Bây giờ thì chúng ta sung sướng hơn nhiều, chúng ta không phải vào rừng tìm hang đá nữa mà chỉ cần ngồi vào Blog. Blog cũng chính là một cái cửa sổ dẫn ta vào một cái hang ảo rộng vô cùng vô tận. Tha hồ mà "xả stress". Lòng ta sẽ được gửi đến muôn nghìn bầu bạn. Tôi cho rằng chỉ sợ lòng ta thum thủm khó ngửi thôi, còn lòng thơm dạ sạch thì lo gì không gặp được bạn tri âm. Về khoản này thì tôi hơi bị may mắn. Tuy lòng mề tôi cũng chưa được tới mức "lòng thơm dạ sạch"như tôi mong muốn, nhưng tôi vẫn gặp được bạn tri âm, tri kỷ. Gần đây còn thêm cả bạn “tri mề” nữa. Thế thì có sướng hay không? Cho nên chả dại gì mà tôi bỏ cái khoản chơi blog. Tôi viết blog của tôi và tôi đọc những trang blog của những người cần đọc.Âu cũng là một cách để tìm bạn và để hiểu người. Văn chương của tôi thì nó hơi “đa ngôn và lắm giọng”. Khi khóc, khi cười, khi ngậm ngùi than thở…Nhưng chung quy nó cũng chỉ là tiếng lòng gọi bạn.
Ngoài việc họ hơn đời ở chỗ rất gắn bó với nhau ngay cả trong cái chặng đời cuối cùng này, “vợ chồng nhà ấy” còn làm thơ một cách rất có ý thức. Họ có tuyên ngôn, có mục đích hẳn hoi:
Ta bằng lòng với ta thôi,
Tài hèn, sức mọn giữa đời mênh mông.
Bằng lòng làm cánh sen hồng,
Đầm sâu thơm mát, biển đông xa vời.
Bằng lòng một chút hương trời,
Vàng bạc, châu báu ở đời chớ tham.
Bằng lòng một chút thanh nhàn,
Giữa muôn dâu bể, giữa vàn mối tơ.
Bằng lòng gom lại ước mơ,
Đời thanh thản những vần thơ xế chiều.
Tài hèn, sức mọn giữa đời mênh mông.
Bằng lòng làm cánh sen hồng,
Đầm sâu thơm mát, biển đông xa vời.
Bằng lòng một chút hương trời,
Vàng bạc, châu báu ở đời chớ tham.
Bằng lòng một chút thanh nhàn,
Giữa muôn dâu bể, giữa vàn mối tơ.
Bằng lòng gom lại ước mơ,
Đời thanh thản những vần thơ xế chiều.
(Bằng lòng)
Vậy là vợ chồng nhà ấy chỉ chung tay nhau viết những “vần thơ xế chiều” cốt để cho đời thanh thản. Họ chỉ nguyện làm một “cánh sen hồng” tỏa chút hương thơm chốn đầm sâu thôn dã. Nghĩa là chỉ làm những việc gì đúng với sức mình, hợp với hoàn cảnh của mình.
Nhưng sẽ viết những gì thì "vợ chồng nhà ấy" cũng nói rất rõ:
Nhưng sẽ viết những gì thì "vợ chồng nhà ấy" cũng nói rất rõ:
Câu này tặng Mẹ ,Cha mình,
Người cao bóng hạc, người sinh bệnh già.
Câu này tặng cháu con ta,
Tình yêu kết trái đơm hoa cho đời.
Còn câu này nữa anh ơi,
Tặng người tri kỷ một thời bên nhau.
Những câu thơ cứ bắc cầu,
Tặng học trò nhỏ Theo nhau ra trường.
Câu nào ta thấy vấn vương,
Đem về để tặng quê hương ,mái đình.
Những câu đậm nét trữ tình,
Thì Em gĩư lại cho mình yêu nhau
Người cao bóng hạc, người sinh bệnh già.
Câu này tặng cháu con ta,
Tình yêu kết trái đơm hoa cho đời.
Còn câu này nữa anh ơi,
Tặng người tri kỷ một thời bên nhau.
Những câu thơ cứ bắc cầu,
Tặng học trò nhỏ Theo nhau ra trường.
Câu nào ta thấy vấn vương,
Đem về để tặng quê hương ,mái đình.
Những câu đậm nét trữ tình,
Thì Em gĩư lại cho mình yêu nhau
(Những câu thơ)
Có đến 6 chủ đề mà vợ chồng nhà ấy sẽ đề cập đến: viết về cha mẹ, viết về con cháu, việt về bầu bạn, viết về học trò, viết về quê hương và cuối cùng mới là viết về những cái của riêng mình. Trong tình hình “lạm phát thơ” hiện nay vị trí của thơ bị tụt dốc. Độc giả đâm ra ngại đọc thơ. Bởi lẽ các nhà thơ chuyên nghiệp thì nghiêng về cách tân đổi mới. Chẳng rõ là họ đã cách tân đổi mới được những gì nhưng trên thực tế họ đang tách thơ ra xa công chúng. Còn thơ truyền thống thì công bằng mà nói cũng có nhiều người viết hay, nhiều bài đọc thích, nhưng lại bị trộn lẫn với hàng đống thơ phong trào nhạt phèo phèo và dai nhanh nhách. Nhiều khi đọc hàng tập thơ mà chẳng thu gom được tí mật nhụy nào. Lâu dần sinh nản. Đành quay trở về đọc thơ của người gần và bạn quen. Còn thơ xã hội thì cứ nghe ngóng xem chỗ nào nổi đình nổi đám rồi mới dám ngó. Đã “khôn vặt” thế rồi mà nhiều khi vẫn cứ phải ngơ ngơ ngác ngác không hiểu là do mình “dốt” hay bị “đánh lừa” ? Nhưng đã chấp nhận đọc thơ của người gần, bạn quen thì phải đọc vì tình là chính chứ không đọc vì thơ được. Bởi những người gần và bạn quen của mình có phải là nhà thơ đâu. Họ chỉ làm thơ để “xả stress”, để cho “đời thanh thản” chút thôi. Nhưng đã đọc rồi thì có gì hay, gì thích cũng xin cứ to mồm mà khen toáng lên cho thiên hạ biết. Còn cái gì chưa thích, hoặc mới thích vừa vừa thôi thì tôi xin để bụng. Cũng hy vọng với những lời khen ấy có thể ít nhiều chia sẻ được với bầu bạn chăng?
Có đến 6 chủ đề mà vợ chồng nhà ấy sẽ đề cập đến: viết về cha mẹ, viết về con cháu, việt về bầu bạn, viết về học trò, viết về quê hương và cuối cùng mới là viết về những cái của riêng mình. Trong tình hình “lạm phát thơ” hiện nay vị trí của thơ bị tụt dốc. Độc giả đâm ra ngại đọc thơ. Bởi lẽ các nhà thơ chuyên nghiệp thì nghiêng về cách tân đổi mới. Chẳng rõ là họ đã cách tân đổi mới được những gì nhưng trên thực tế họ đang tách thơ ra xa công chúng. Còn thơ truyền thống thì công bằng mà nói cũng có nhiều người viết hay, nhiều bài đọc thích, nhưng lại bị trộn lẫn với hàng đống thơ phong trào nhạt phèo phèo và dai nhanh nhách. Nhiều khi đọc hàng tập thơ mà chẳng thu gom được tí mật nhụy nào. Lâu dần sinh nản. Đành quay trở về đọc thơ của người gần và bạn quen. Còn thơ xã hội thì cứ nghe ngóng xem chỗ nào nổi đình nổi đám rồi mới dám ngó. Đã “khôn vặt” thế rồi mà nhiều khi vẫn cứ phải ngơ ngơ ngác ngác không hiểu là do mình “dốt” hay bị “đánh lừa” ? Nhưng đã chấp nhận đọc thơ của người gần, bạn quen thì phải đọc vì tình là chính chứ không đọc vì thơ được. Bởi những người gần và bạn quen của mình có phải là nhà thơ đâu. Họ chỉ làm thơ để “xả stress”, để cho “đời thanh thản” chút thôi. Nhưng đã đọc rồi thì có gì hay, gì thích cũng xin cứ to mồm mà khen toáng lên cho thiên hạ biết. Còn cái gì chưa thích, hoặc mới thích vừa vừa thôi thì tôi xin để bụng. Cũng hy vọng với những lời khen ấy có thể ít nhiều chia sẻ được với bầu bạn chăng?
Đọc thơ của “vợ chồng nhà ấy” tôi đặc biệt thích một khía cạnh khá “độc” mà ít các vị “gái già” làm thơ đề cập đến. Đó là sự tiếc nuối nhan sắc của một thời son trẻ. Đây là một vấn đề rất phụ nữ mà rất nhiều phụ nữ làm thơ lại cứ bỏ qua. Cái điệu “sáo” chung của họ là “tuy tuổi gìa nhưng tâm hồn vẫn trẻ, vẫn thế nọ, vẫn thế kia…”. Bản thân tôi cũng cứ bị cuốn vào cái điệu “sáo” ấy, cho nên ở một một số bài thơ “nịnh đầm” tôi cũng viết:
Ngày thường là gái trần gian
Khi lên múa hát thành đàn tiên sa
Các bà múa Hoa chăm pa
Bện nhau vấn vít ngỡ là chim công
Tuổi già vẫn đáy lưng ong
Đã miễn chiều chồng, lại chẳng nuôi con
Bao nhiêu nét đẹp, nét giòn
Các bà dồn cả vào son đố mì…
(Đàn tiên sa-Đỗ Đình Tuân)
Tôi chỉ “khôn lỏi” hơn mọi người ở chỗ là tôi cóc viết bằng cái giọng thật thà như đếm, mà viết theo cái lối nửa đùa nửa thật. Viết nửa đùa nửa thật như thế đọc vừa vui mà nhỡ như khi có mụ nào hóc hách, buộc tội cho là “nói sỏ” họ thì cũng còn có chỗ để mà chuồn. Rất may là họ đều nghĩ tôi khen họ cả. Cho nên đọc xong, họ cứ cười rú lên khành khạch và vỗ tay ràn rạt. Cũng thấy nở cả mũi.
Cho nên đọc đến bài Soi gương là tôi giật mình ngay. Đâu phải tất cả phụ nữ làm thơ trên đời này đều bị cuốn vào cái điệu “sáo” lạc quan ấy. Vẫn còn có những người phụ nữ sống thực với lòng mình:
Soi gương thấy tóc phai màu,
Dáng kiều xưa đã ẩn sâu nét ngài
Thưa nét trúc, nhặt nét mai,
Chỉ còn những nếp nhăn dài đầu mi.
3/2005
Không nói buồn nói tiếc gì, chỉ như một sự chợt nhận ra thôi, mà sao mất mát và man mác thế ? Ở chủ đề này còn có thêm hai bài nữa: Chải đầu, viết năm 2009 và Bình hoa tết viết năm 2010, nhưng cả hai bài ấy mỗi bài một tật tôi chỉ thích nó vừa vừa thôi.
Đặc biệt hơn là ở mảng ký ức miền quê thì nhiều đoạn đặc biệt thú vị. Đây là cái cô Cẩm Tú thời còn con trẻ:
Tuổi thơ cho, lại đòi ngay,
Chỉ mấy viên sỏi cũng bày ăn quan.
Tuổi thơ chẳng thích phàn nàn
Xé tàu lá chuối quấn làm tóc tiên.
Tuổi thơ cũng chẳng ưu phiền,
Nhặt cành lá khế làm tiền mua khoai.
Tuổi thơ nói một không hai
Đã đi là chẳng đợi ai bao giờ.
Tuổi thơ đầy những ước mơ,
Cho đến bây giờ lớn vẫn muốn theo
(Tuổi thơ của tôi)
Đây là cảnh sinh hoạt của một gia đình nông dân, lam lũ nhưng quấn túm và đầm ấm biết bao:
Đi xa mà vẫn nhớ nhiều,
Sáng rợp bóng khế, nửa chiều bóng sung.
Mùa hè chị em tắm chung,
Lội hái củ ấu nước tung trắng đầu
Buổi trưa thả chiếc cần câu,
Bắt con rô nhỏ nấu rau tập tàng.
Chiều về bên cầu rộn ràng,
Em ngồi vo gạo, Bà đang rửa trầu,
Chị băm bèo lợn phía sau,
Đàn vịt cạc cạc tranh nhau miếng mồi.
Bố mẹ lưng đẫm mồ hôi,
Xuống cầu ao thấy lòng vơi nhọc nhằn.
(Chiếc cầu ao)
Và đây là những hương vị làng quê, mùa nào thức ấy, còn lưu luyến mãi trong lòng người xa quê:
Vải thơm vườn trước ngõ sau,
Hoa sen mùa hạ đầm sâu thơm nhà.
Chuối thơm thờ cúng Ông Bà,
Mít, dứa thơm đến mấy nhà vẫn thơm,
Thơm ấm mùi thơm của rơm,
Thơm ngon, thơm dẻo bát cơm đầu mùa
Thơm mật khoai nướng đồng trưa,
Thảo thơm cô Tấm thị vừa chín cây.
Nếp thơm ,thơm đĩa xôi đầy,
Hoa sen mùa hạ đầm sâu thơm nhà.
Chuối thơm thờ cúng Ông Bà,
Mít, dứa thơm đến mấy nhà vẫn thơm,
Thơm ấm mùi thơm của rơm,
Thơm ngon, thơm dẻo bát cơm đầu mùa
Thơm mật khoai nướng đồng trưa,
Thảo thơm cô Tấm thị vừa chín cây.
Nếp thơm ,thơm đĩa xôi đầy,
(Hương quê)
Ký ức nào cũng sống động, gợi lên cảnh sinh hoạt và hương vị làng quê bằng một thứ ngôn ngữ khá tự nhiên và hoạt bát.Những ký ức ấy thức dậy trong ta biết bao nhiêu kỷ niệm về một thời quá vãng chưa xa. Lam lũ, vất vả nghèo khó thật, nhưng trời đất trong lành, tình người ấm áp. Thương làm sao, nhớ làm sao và cũng tiếc làm sao!
18/10/2011
Đỗ Đình Tuân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét