1. Chuẩn Bị
Dùng nước ấm tương đương nhiệt độ cơ thể. Pha 5-6 Gram muối cho mỗi lít. Nước nhất thiết phải pha một chút muối bởi vì nếu không nó sẽ bị thẩm thấu qua ruột và thải qua dạng nước tiểu chứ không qua hậu môn, Nếu thấy quá mặn thì có thể giảm nồng độ muối cho vừa miệng.
2. Thực Hiện
Tốt nhất nên làm vào buổi sáng lúc chưa ăn gì. Toàn bộ quá trìn rửa ruột sẽ kéo dài khoảng 60-90 Phút, sau khi thành thạo thì chỉ mất 45-60 Phút.
Qui Trình như sau
- Uống một cốc nước muối.
- Ngay lập tức thực hiện các động tác như hình vẽ và hướng dẫn kèm theo.
- Uống tiếp một cốc nước muối và lặp lại các động tác như trên. Trong lúc thực hiện các động tác trên nước muối sẽ chậm rãi đi qua ruột không gây buồn nôn.
- Tiếp tục uống và làm động tác như thế cho đến khi được khoảng 6-7 cốc và tùy theo thể trạng mà bạn cảm thấy cần đi vào Toilet.
- Thông thường lần đại tiện đầu tiên diễn ra tức thì, Lần đầu phân có dạng bình thường các lần sau phân sẽ mềm dần và lỏng ra và cuối cùng là toàn nước
- Nếu sau khi uống 6-8 cốc nước mà bạn không cảm thấy cần đi cầu hoặc không đi cầu được thì bạn ngay lập tức hoặc trong vòng 5 phút lập lại các động tác như hướng dẫn và sau đó trở lại Toilet. Sau lần đại tiện thứ nhất các lần sau sẽ tự động xảy ra.
3. Lời Khuyên
- Sau lần đại tiện thứ nhất lại tiếp tục uống cốc nước muối – thực hiện động tác – Uống tiếp và thực hiện động tác…. Xen kẽ sẽ là các lần đại tiện. Tiếp tực cho đến khi nước chảy ra sạch và trong suốt là được.
- Vì ruột nhơ bẩn nên có khi phải uống tới 15-16 cốc nước muối (có khi nhiều hơn thế)
- Khi bạn hài lòng với kết quả (nghĩa là khi bạn cho rằng nước đi ra khá sạch) thì nên ngừng lại. bạn sẽ còn p[hải vào Toilet một vài lần nữa.
- Sau đó bạn nên uống 3 cốc nước không pha muối và móc tay vào họng cho nôn ra. Điều đó làm chấm dứt quá trình đại tiện và làm trống hoàn toàn dạ dày. Theo truyền thống Yoga thì sau “Shankh Pracshalana” bao giờ cũng móc họng gây nôn.
4. Giải Thích Độc Tác.
Tư thế ban đầu.
- Đứng Hai bàn chân cách nhau 30cm giơ cao hai tay trên đầu các ngón tay đan vào nhau. Lưng thẳng thở bình thường. Nghiêng người sang bên trái, rồi thẳng lên và nghiêng qua phải (không xoay thân mình) lập lại động tác kép ấy 4 lần (nghiêng trái rồi nghiêng phải) mất khoảng 10s .
- Động tác này sẽ mở cửa môn vị dạ dày, và mổi lần nghiêng nước sẽ từ dạ dày chảy xuống hành tá tràng.
Động tác thứ hai.
- Tư thế như động tác thứ nhất đứng hai chân cách nhau 30cm. Đưa ngang tay phải ra phía trước tay trái gập lại sao cho ngón cái chạm xương đòn gánh bên phải. Sau đó xoay vặn mình đưa tay phải ra sau hết mức có thể mắt nhìn theo các ngón tay phải. Khi hết mức thì quay trở lại tư thế ban đầu và vặn mình sang phía ngược lại. Làm 4 lần kép mất khoảng 10s.
- Động tác này có tác dụng đẩy nước chảy qua ruột non.
Động tác thứ 3. “Rắn hổ mang”
- Chỉ có ngòn chân cái và bàn tay cham nền nhà. Hai đùi trên mặt đất, hai bàn chân cách nhau 30cm. tiếp đó quay đầu và vặn mình sao cho hết sức để có thể nhìn thấy gót chân bên kia. Trong lúc vặn mình cũng chỉ có bàn tay và ngòn chân chạm đất. Vặn mình lần lượt qua phải qua trái kép 4 lần mất khoảng 12-15s.
- Động tác này giúp nước chảy qua ruốt non dễ dàng hơn.
Động tác thứ tư.
- Nước đã đến cuối ruột non cần đẩu qua ruột già bằng động tác thứ 4. Đây là động tác phức tạp nhất nhưng ai cũng có thể thực hiện trừ những người bị bện đau đầu gối và sụn chêm.
- Ngồi xổm hai bàn chân cách nhau 30cm. bàn tay cũng đặt trên đầu gối.
- Vặn mình và đặt đầu gối bên trái xuống sàn phía trước bàn chân bên kia. Hai bàn tay đẩu đùi bên trái về phía sườn phải và đùi bên phải về phía sườn trái nhằm ép bụng vào ruột già. Nhìn về phía sau lưng để tăng độ vặn mình và ép bụng.
- Khác với ba động tác trước việc vặn mình sang bên nào trước không quan trọng lắm. Riêng đối với động tác này thì nhất thiết cần phải ép bụng bên phải trước.
5. Trường hợp thất bại.
- Nếu sau 4-5 cốc nước nếu bạn cảm thấy nước không từ dạ dày chảy qua ruột bình thường. Xuật hiện cảm giác đầy và buốn nôn thì đó là do cửa môn vị (van nằm giữa dạn dày và hành tá tràng) đã không mở đúng mức cần thiết. thì bạn hãy lập lại động tác 4-5 lần mà không uống nước thêm. Nếu không buồn nôn nữa thì chứng tỏ van đã mở. khi cơ chế xả đã hoạt động thì tiếp tục qui trình.
- Ở một số rất ít người thì có thể có một số nút hơi (sản phẩm quá trình lên men cản trở cơ chế đại tiện thì hãy lấy hai bàn tay ấn vào bụng và lặp lại động tác.
- Trường hợp xấu nhất nếu nước dứt khoát không chịu rời dạ dày thì có hai biện pháp là dung ngón tay cọ vào gốc lưỡi gây nôn, nôn xong sẽ lập tức dễ chịu hoặc không làm gì cả thì nước cũng tự động thải qua đường tiểu tiện.
6. Ăn bữa đầu tiên
- Sau khi rửa sạch hệ tiêu hóa thì cần nghỉ ngơi và ăn uống.
- Việc ăn không sớm hơn 30 phút và không muộn hơn 60 phút sau khi làm sạch.
- Tuyệt đối không nên bỏ đói hệ tiêu hóa sau hơn 1h.
- Bữa ăn đầu tiên sẽ gồm cơm nát và nhai thật kỹ (càng kỹ càng tốt) kèm theo cơm là món cà rốt hầm nhừ và chừng 40gr bơ.
- Trong vòng 24h cấm uống sữa kể cả sữa chua. Cũng trong thời gian đó cấm ăn uống đồ chua, trái cây và rau sống.
- Được phép ăn bánh mỳ ở bữa thứ hai, có thể uống nước cá rốt, ăn xa lát kiểu nga
- Sau 24h có thể trở lại sinh hoạt bình thường nhưng tránh ăn quá no hoặc quá nhiều thịt cá.
7. Uống.
- Việc uống nước muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của ruột. Một phần chất lỏng của máu sẽ thẩm thấu ngược lại vào ruột (ngược chiều thẩm thấu dinh dưỡng bình thường) nhờ đó làm sách các nhung mao nhỏ của ruột non và ruột già. Chính điều đó làm cho Shankh Pracshalana trở nên độc đáo và tuyệt vời. Chính các nhung mao đó quyết định việc hấp thụ thức ăn.
- Sauk hi thực hiện Shankh Pracshalana tự nhiên bạn sẽ có cảm giác khát nước. bạn không nên uống kể cả nước lọc vì nếu uống sẽ phải tiếp tục đại tiện. Sau bữa ăn đầu tiên bạn có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây vắt.
- Đại tiện sẽ xuất hiện sau 24 -30h. Phân màu vàng và ít mùi.
- Những người bị táo bón có thể thực hiện Shankh Pracshalana mỗi tuần nhưng chỉ với 6-8 cốc nước muối. đó là cách cải tạo tốt nhất đối với ruột già mà không làm giãn thành ruột già.
8. Tác Dụng
- Việc làm sạch bộ tiêu hóa sẽ làm cho cơ thể nhẹ nhõm cải thiện giấc ngủ. nếu bạn có thê chế độ ăn uống nhẹ nhàng thì cơ thể sẽ thay đổi. Trương lực gan và các tuyến khác liên quan đến đường tiêu hóa đặc biệt là tuyến tụy sẽ gia tăng.
- Việc làm sạch đường tiêu hóa sẽ giúp việc hấp thụ thức ăn tốt hơn và đúng đán hơn
9. Chống chỉ định.
- Phần chống chỉ định không nhiều. Những người viêm loét bao tử thì dĩ nhiên phải chủa khỏi viêm loét thì mới áp dụng được Shankh Pracshalana . Tương tự như vật là những người đang bị tổn thương nặng đường tiêu hóa như kiết lỵ ỉa chảy viêm đại tràng cấp tính, lao ruột hay ung thư.
Lời Khuyên Củng Cố Sức Khỏe.
- Đừng bao giờ ngại tốn 15 phút tập thể dụng bụng. luyện tập bụng thường xuyên sẽ giúp bạn mạnh khỏe.- Khi tập luyện hãy bình thản và yêu đời tập trung vào hợi thở hoặc động tác. Không nghĩ linh tinh Nếu khi tập tinh thần phân tán thì hiệu quả giảm đi tới 70%.
- Nếu có thể bạn làm được động tác “ trồng cây chuối “ được thì tuyệt vời nhất. Đây là động tác hoàng đế trong các tư thế Yoga. Điều này giúp quá trình cân bằng âm dương trong cơ thể một cách tuyệt vời, Thời gian tập không hạn chế. Nếu không bạn có thể chống hai tay vào hông đưa chân và bụng lên cao hết mức có thể (sách hướng dẫn Yoga có rất nhiều)
- Không tập luyện thì ăn it. Đừng tích trữ quá nhiều năng lượng trong cơ thể vì lúc đó bệnh tật sẽ phát sinh để tiêu hao năng lượng đó. Đó là quá trình cân bằng.
- Hãy ăn uống điều độ. Nếu không muốn ăn thì đừng ăn.
- Chỉ cần hơi mót đại tiện thì cũng chớ nên nhịn.
- Mọi thứ kích thích thần kinh đều nguy hiểm
- Đừng ăn ban đêm và ngủ quá nhiều ban ngày
- Nếu bạn do dự ăn hay không ăn thì đừng ăn. Nếu bạn do dự đi Toilet hay không thì hãy vào Toilet. Đây là chìa khóa vàng cho sức khỏe.
- Hãy ăn thật chậm nhai thật kỹ và đừng uống nước trong lúc ăn. Cái khát chỉ được giải sau bữa ăn khoảng 1h
- Không nên ăn những món chiên rán rán đi rán lại, quá nóng quá lạnh
- Hãy chỉ ăn khi nào vui vẻ được giải thoát bở các ý nghĩ năng nề. Đừng bao giờ ăn trong lúc giận giữ hoặc chốn nhơ bẩn.
Đặc biệt quan trọng. Hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần Điều này còn quan trọng hơn việc ăn uống trong việc đảm bảo sức khỏe năng lượng và hạnh phúc.
Riêng kinh nghiệm cá nhân thì tôi cho rằng việc tăng cường sức khỏe bằng việc ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, uống nhiều thuốc bổ có lẽ chưa phải hay lắm vì điều này đúng thì người giàu có và các bác sỹ chắc phải sống rất lâu và khỏe mạnh.
Tôi có thể nói với bạn rằng không hề có con đường dễ dàng dẫn đến sự lành mạnh về thể xác và tinh thần. Bệnh tật của tinh thần và thể xác là hậu quả của quá trình sống không đúng của chúng ta trong quá khứ. Muốn giải thoát khỏi gánh nặng đó thì bạn phải chiến đấu thôi để chiến thắng những thói quen những ham muốn vô lý của quá trình sống không đúng trong quá khứ.
Có một lời răn thời cổ tại phương tây “ khi ngươi bị đau ốm hãy thay đổi lối sống – nếu không có tác dụng thì hãy thay đổi cách ăn uống – nếu vẫn không có tác dụng thì hãy nhờ đến thuốc thang và thầy thuốc.”
Ông tổ y học Hipocrat có nói “ Nếu cơ thể không được làm sạch thì càng cho nó ăn bao nhiêu càng làm hại nó bấy nhiêu”
Cuối cùng tôi xin trích dẫn lời G.P Malakhov trong cuốn sách Phương pháp tự chữa bệnh. “ Tôi có thể giúp bạn trong cuộc đấu tranh với bệnh tật bằng kiến thức trong sách của tôi còn tự bạn phải chiến đấu và không ai có thể chiến đấu hộ bạn trong cuốc đấu tranh này, Chúc bạn chiến thắng trong cuộc đấu tranh với trí óc của mình, tình cảm của mình, ham muốn của mình”
Một số giải thích:
nước muối đẳng trương 0.9% là gì ?
Dung môi (nước) có xu hướng di chuyển từ nơi có nồng độ thẩm thấu thấp (nhược trương) sang nơi có nồng độ thẩm thấu cao (ưu trương).
Nếu dùng nước muối ưu trương (>0.9%) thì nước sẽ di chuyển từ trong tế bào ra ngoài, làm tế bào co lại. Nếu dùng nước muối nhược trương (<0.9%) thì nước sẽ di chuyển từ ngoài vào trong tế bào làm tế bào phình to ra và có thể bị vỡ. Muối truyền vào máu để cân bằng điện giải phải là đẳng trương (0.9%) để các hồng cầu không bị vỡ ra hay co dúm lại.
Cá nhân tôi và em trai của tôi đã thực hiện bài rửa ruột rồi (2 tháng rửa 1 lần), kết quả thấy ăn uống ngon miệng hơn, ít đau bụng vặt.
Kinh nghiệm bản thân: nước muối pha 5-6 gam/1 lít nước (tức khoảng 1 muỗng cafe muối) để tạo ra nước muối ưu trương 5-6%, mục đích để tạo ra quá trình thẩm thấu ngược từ các nhung mao của thành ruột đi vào trong ruột và cuốn trôi ra ngoài theo đường tiêu hoá.
Tôi nghĩ pha đến đến độ đậm vừa miệng, dễ uống là được (Tôi pha đến 10% muối). Ban đầu thì hơi khó uống, nhưng vài ly sẽ quen.
Chúc bạn thực hiện thành công
Thực hành rửa ruột
Không vội, làm thận trọng từng bước.
1. Chuẩn bị: Tập cho quen các thao tác kích hoạt nhu động ruột để đẩy nước xuống ruột non, ruột già.
- Đun sẵn 2,5 lít nước sôi, chia: 1,5 lít để nguội, pha với 20 gam muối ăn (chừng 2 thìa canh), 1 lít giữ trong phích nóng. Rửa lần đầu nên có sẵn dụng cụ thụt tháo (Bock Laveur) phòng có người bí tắc “cửa sau”. – Sẵn giấy vệ sinh, nước rửa, gần toilet.
2. Tiến hành: Sáng dậy bụng đang đói, tắm rửa sạch sẽ, thoải mái bắt tay vào việc. Lần đầu thì thông báo với người nhà rằng: mình sẽ làm một “kì tích”.
Uống 1 cốc nước muối ấm – pha chừng 200 ml giữa hai thứ sôi và nguội. “Biểu diễn” ngay 4 động tác dồn nước ra, mỗi động tác 8 lần – xem hình vẽ. Uống tiếp cốc thứ hai kèm theo tập dồn nước. Cộng lại 6 lần uống nước, 6 lần tập thì vào toilet. Kinh nghiệm tốt nhất là ngồi xổm. Vì hai đùi ép vào các cơ thành bụng, đỡ sức rặn, cả vùng trước sau lại “thông thoáng” rộng mở tốt cho hậu môn.
Bụng chứa 6 cốc nước, thường lần đầu thì tia nước té ra “mở cửa” cho nước phân tống ra. Trường hợp ngồi 5 phút rặn, cửa chưa mở thì tập thêm một đợt nữa hoặc nằm ngửa vuốt bụng thẳng từ xương ức xuống rốn, day nhẹ quanh trung tiêu – trên rốn để dồn nước từ dạ dày dễ qua ruột non. Rồi dùng gốc bàn tay là chủ yếu, xoa miết nhẹ từ men sườn bụng phía phải ngược lên sườn sang phía trái, thuận theo đầu đại tràng từ ruột thừa tới bên kia xuống sườn bụng trái đẩy nước ra. Tập, xoa vuốt, nước chưa ra là do nhu động ruột quá kém, thì phải “mồi” bằng thụt Bock Laveur vào hậu môn bằng nửa lít nước ấm, nước ắt trào ra.
Cách rửa ruột này kiêng dùng với người bệnh đang viêm loét, rối loạn đường tiêu hóa do kiết lị, tiêu chảy, ung thư…., chờ bệnh khỏi, người khỏe mới thực hành.
Mỗi năm chỉ nên làm sạch ruột 2 – 4 lần nếu thể lực khỏe.
Vận động dồn nước xuôi
Gồm 4 thao tác chuyển động: 3 tư thế quay lắc đều nhằm dồn ép nước từ dạ dày qua rửa 6 mét ruột non, đẩy nước từ ruột già lên – ngang – xuống, cho nên việc tập quay lắc, ép phải theo hướng dẫn: từ phải quay sang trái, kết hợp thở chậm, sâu, thở ra ép cơ bụng dưới và điều khiển ngầm: “mở hậu môn”. Người luôn tập co giãn hậu môn thì hai cơ vòng tự động, bán tự động tại đầu ra rất khỏe khỏi lo bệnh trĩ và khỏe cả vùng sinh môn lân cận.
- Động thế 1: Đứng thẳng, chân bằng vai, hai tay đưa thẳng lên đầu, ngửa lòng bàn tay, các ngón đan chéo nhau giữa hai tay. Nghiêng mình sang trái hết cỡ, rồi sang phải, mỗi bên 4 lần.
- Động thế 2: Tư thế như hình 1, duỗi thẳng hai tay ngang vai, tay trái gập lại ngang vai tay phải, ngón tay chạm đầu xương vai. Quay mình, tay, hết cỡ ra phía sau mắt nhìn theo tay ra sau.
Chuyển thế xoay như trên, ngược lại: Phải sang trái. Lại tiếp, thay đổi như chu trình 1 vừa nêu, mỗi bên 4 lần.
- Động thế 3: Nằm sấp, hai tay chống thẳng, nâng mình từ eo 2 lên, nghểnh cao đầu. Hai chân duỗi thẳng, bằng vai và bàn chân. Quay đầu sang phải thì nhìn gót chân trái, quay đầu sang trái nhìn gót chân phải. Mỗi bên quay đầu 4 lần.
- Động thế 4: Hình vẽ không lột tả hết như sau: Ngồi xổm, hai bàn tay úp hai đầu gối. Khi quay nửa người sang phải thì đồng thời đầu gối chân trái chạm đất và hai tay ôm gối phải đẩy nhiều lần, ép bụng dưới bên phải. Trở về vị trí xổm, lại quay người sang trái, cùng lúc quỳ gối phải chạm đất, hai tay ôm gối trái ép bụng dưới phía trái nhiều lần. Động thế này ép bên phải trước, trái sau là bắt buộc. Ép mỗi bên 8 – 10 lần + 4 lượt.
Kinh nghiệm vàng tự làm bác sĩ của chúng tôi thời gian nằm ngửa thả lỏng dùng hai bàn tay xoa, vuốt, day, ấn vùng tam tiêu, chú ý hai gốc bàn tay day hai bên sườn vùng trung, hạ tiêu để kích hoạt “lò đốt” cháy mạnh, tống xỉ tốt và dùng 4 đầu ngón tay (2, 3, 4, 5) móc ngược hai bên hạ tiêu, ngón cái túm bóp mạnh vùng da mỡ, tăng lực.
Sạch ruột, thơm miệng
Dĩ nhiên, “xỉ” còn kẹt lại ở khắp ngóc ngách trong “lò”. Nhưng chủ yếu ở gan, thận, ở mô mỡ bởi tại đây sự chuyển hóa các chất diễn ra rất ít làm cặn bẩn bám rất chặt. Theo quy luật tự đào thải, “xỉ” phải thải ra tại nhiều “bãi chứa”: khoang hàm, lỗ tai (ráy tai) âm đạo (khí hư) nhử mắt, phổi, da…
Da phát tín hiệu SOS rằng “xỉ” trong “lò” hết chỗ chứa để chủ “lò” nhận biết qua mùi hôi cơ thể, mụn trứng cá, phát ban sẩy, mụn nhọt và các eczema khác nhau. Cần biết rằng “than” nào thì “xỉ” uống. Ví dụ, ăn thịt nhiều thì bàn chân bốc mùi hôi, ruột… hôi, hơi thoát ra cũng hơi. Ăn nhiều đường, mỡ, chất bột sẽ sinh mụn cá, ban sẩy, nổi u nhọt… Ruột già có chức năng tạo nhiệt. Ở một số bộ phận cơ thể như tuyến vú nữ, buồng trứng, tuyến tiền liệt… chức năng sinh nhiệt yếu nếu ăn nhiều kem, váng sữa, xmêtan, sữa lạnh nhiều mỡ, theo GS Nhật Bản Mi – ki – ô Cu – si, rất dễ dẫn tới u nang, u xơ, xơ cứng động mạch, lâu ngày là ung thư.
Hai tín hiệu cảnh báo “chủ lò đốt” dễ thấy là: Một người không có vấn đề gì về răng miệng cần tổng vệ sinh ruột là hơi thở bình thường. Nếu hôi, càng nói càng hôi thì rửa ruột là hết hôi. Hai “bãi rác” cực lớn trong “lò” là ruột già. Nếu ruột quá bẩn, máu đưa cả “xỉ” về tim gây mệt mỏi, chân tay rã rời, chán ăn, ngái ngủ, chán đời…
Sau 1 năm tập yoga, thuộc hết các động tác như Chào mặt trời, Rắn hổ mang, Cây nến, Cái cày, Cào cào, Châu chấu… tôi mới cho phép mình tập nhịn ăn…Ngày đầu đi học yoga ở một trung tâm trên đường Hai Bà Trưng (TP. HCM), tôi đã được các chị trong lớp rỉ tai cô giáo có phương pháp nhịn ăn để xả độc tố rất hay.
Buổi học đầu tiên, cô giáo (ngoài 60 tuổi) đã có một bài giới thiệu về sự huyền bí của yoga, giúp cô khỏi bệnh ung thư, giúp một số người bạn của cô cũng khỏi bệnh ung thư và trẻ hơn so với tuổi (công nhận ngoại hình của cô giáo trẻ hơn rất nhiều so với tuổi ngoài 60 cô kể – còn tình hình bệnh ung thư thì tôi không thể kiểm chứng). Và trước khi vào động tác yoga cơ bản đầu tiên, cô khuyên mọi người hãy kiên trì với yoga để nhận được rất nhiều, trong đó đừng quên nhịn ăn để xả độc tố và ăn chay để giúp cơ thể trẻ khỏe hơn theo năm tháng.
Ngày 11 và 26 âm lịch
Theo cô giáo, ai cũng có thể nhịn ăn được (trừ bà bầu, tất nhiên, vì trường phái yoga của cô giáo lớp tôi học là bà bầu và trẻ em không được tập yoga vì không tốt cho sức khỏe). Tuy nhiên, để chắc ăn, sau 1 năm tập yoga, thuộc làu làu hết các động tác như Chào mặt trời, Rắn hổ mang, Cây nến, Cái cày, Cào cào, Châu chấu… tôi mới cho phép mình tập nhịn ăn thử. Theo lịch của cô giáo (và rất nhiều bí quyết nhịn ăn kiểu yoga có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet), một tháng nên nhịn ăn vào ngày 11 và 26 âm lịch vì thời điểm này hoạt động của con trăng can thiệp mạnh mẽ lên con người nên nhịn ăn để giúp cơ thể điều chỉnh sẽ có tác dụng lớn nhất.
Các chị trong lớp kể thỉnh thoảng, các giáo viên yoga cũng tổ chức những trại nhịn ăn. Theo đó, mọi người sẽ đến một khu du lịch yên tĩnh, vắng vẻ, cùng tập yoga và nhịn ăn nguyên một ngày, ai đã là cao thủ thì sẽ nhịn khô (nhịn ăn nhịn uống nước luôn), ai mới bắt đầu thì sẽ chỉ nhịn ăn nhưng vẫn uống nước bình thường (nếu thấy đói quá có thể uống nước hoa quả, nhưng kết quả sẽ không tốt bằng nhịn khô). Sáng hôm sau, khi ngủ dậy, mọi người sẽ uống nước muối pha chanh để rửa ruột và bắt đầu ăn trái cây nhẹ (chuối, đu đủ…) để giúp bao tử quen dần với thức ăn. Theo lời các chị, nếu nhịn ăn và xả chất độc khỏi cơ thể đúng cách, ngày hôm sau sẽ thấy người mình nhẹ lâng lâng, như một người mới hồi sinh.
Ngày nhịn ăn duy nhất
Không thể sắp xếp thời gian theo các trại nhịn ăn, nên tôi quyết định nhịn ăn tại nhà. Tối hôm trước khi nhịn ăn, tôi quyết định đãi bao tử một bữa ăn đã đời. Kết quả là ngày hôm sau, tôi chỉ nhịn được bữa sáng, còn đến trưa, đói quá, tay chân run rẩy, tôi lại đầu hàng. Lên lớp phàn nàn với cô, thì được khuyên buổi chiều trước ngày nhịn ăn, chỉ nên ăn thật nhẹ. Và quan trọng là sử dụng ý chí để khẳng định hôm nay là ngày nhịn ăn, cơ thể không cần ăn gì cả. Lúc đói có thể tập yoga vì các động tác yoga sẽ giúp cơ thể nạp năng lượng từ không khí.
Chờ đến đúng ngày 11 tháng sau, tôi nhịn ăn trở lại (tất nhiên là phải giấu biệt chồng con, chứ chồng tôi đời nào cho vợ nhịn ăn dù lúc nào anh cũng muốn vợ phải trẻ lâu và đẹp mãi). Đúng là ý chí có tác dụng khá lớn. Buổi sáng và trưa trôi qua nhẹ nhàng cứ như là làm việc nhiều quá quên ăn chứ không có vấn đề gì quá lớn. Nhưng đến 4 giờ chiều thì cảm giác nóng ran khắp người trở nên cồn cào khó chịu.
Ở trại nhịn ăn hoặc tại nhà thì có thể tập vài động tác yoga để… nạp năng lượng từ không khí, nhưng ở công ty thì tôi bị hoa hết cả mắt mũi, đành vớ lấy chai nước lọc uống lấy uống để. Chiều tan giờ làm, đến lớp yoga, tôi chỉ lẩy bẩy làm được vài động tác và đầu hàng sớm, xách xe chạy về nhà. Tối hôm ấy, tôi leo lên giường ngủ sớm, rồi nằm thao thức cả đêm chờ cho trời mau sáng để rửa ruột và tìm đến niềm vui ăn uống. Sáng hôm sau, uống hết 1/2 lít nước muối pha chanh loãng để rửa ruột đúng theo hướng dẫn của cô giáo, tôi chờ một cơn đau bụng quặn lên để giúp cơ thể xả sạch cặn dơ trong ruột theo lời mô tả của những người đã làm trước. Nhưng chờ hoài không thấy, tôi đành lấy tô chuối, đu đủ trộn yaourt ra để nạp năng lượng cho cơ thể và hồi hộp chờ bữa trưa để ăn thả dàn. Chẳng thấy cảm giác lâng lâng nhẹ như mây như lời các chị trong lớp mô tả (hoặc cũng có thể tôi nhịn ăn chưa thành tâm).
Tôi không rõ, nhưng đó chỉ là ngày nhịn ăn duy nhất của tôi, dù sau đó tôi vẫn tập yoga đều đặn. Có lẽ chồng tôi nói đúng, chỉ những người không hoạt động nhiều mới có thể nhịn ăn, ép xác để tập những bài khí công, yoga khó, còn những người phải làm việc như tôi thì cơ thể cần được nạp năng lượng để có thể kéo dài hoạt động cả ngày.
Lý trí và… bao tử
Tôi tập yoga một thời gian khá lâu nhưng chưa bao giờ thử nhịn ăn, dù tôi cũng nghe nhiều người bảo ăn chay hoặc nhịn ăn theo lịch sẽ giúp tập yoga hiệu quả hơn. Cho đến một ngày tôi được một người bạn là diễn viên nổi tiếng ở TP.HCM giới thiệu phương pháp nhịn ăn (phương Tây gọi là fasting detox). Lên Google kiểm tra lại một lần nữa, mới biết đây là phương pháp nhịn ăn giảm cân khá quen thuộc được nhiều diễn viên ở Mỹ áp dụng. Ở VN, nhiều diễn viên, ca sĩ cũng áp dụng phương pháp này để giảm cân theo ý muốn. Người Mỹ thường áp dụng phương pháp này trong thời gian chuyển từ mùa này qua mùa khác để thải độc tố khỏi cơ thể.
Theo tài liệu hướng dẫn, thời gian nhịn ăn kéo dài 15 ngày (trước khi bước vào thời gian nhịn ăn, cần có vài ngày ăn ít dần, đến 1 ngày trước đó, chỉ ăn một tí cháo hoặc súp rau củ. Qua ngày hôm sau thì “xả ruột” bằng loại thuốc dùng “súc ruột” trước phẫu thuật để tống hết chất thải ra khỏi cơ thể). Suốt thời gian này, tới bữa ăn, sẽ uống một ly nước mía pha với ít ớt bột (loại ớt bột ít cay) và vắt vài giọt chanh vàng (loại chanh này ít chua, ở VN có thể thay thế bằng chanh không hạt, vốn ít chua hơn các loại chanh bình thường). Theo tài liệu, nước mía cung cấp năng lượng, ớt bột có nhiều vitamin A và chanh cung cấp vitamin C để duy trì năng lượng tối thiểu cho cơ thể.
3 ngày đầu tiên có thể gọi là một cực hình khi trạng thái liên tục đổi từ thèm ăn qua sợ đồ ăn. Những lúc thèm ăn, tôi lại pha một ly nước mía theo công thức (để thuận tiện, tôi pha sẵn dung dịch nước mía này cho vào tủ lạnh, khi đi ra ngoài thì mang theo trong chai để nếu thấy cồn cào thì nhấp một chút)
Đến ngày thứ 5, cảm giác đói đến cùng cực. Tôi gần như mất vị giác. Có lần đi tập yoga, ngang qua một hàng ăn thơm mùi xào nấu. Tôi cứ đứng mãi ở đấy với quyết định ăn hay đi luôn. Lần đấu trí ấy kéo dài khoảng 10 phút và cuối cùng lý trí của tôi thắng cái bao tử. Tôi quyết định bước đi mà thấy người nhẹ nhàng. Hết cả cảm giác đói. 9 ngày còn lại của đợt nhịn ăn, tôi cảm thấy thoải mái hơn. Vẫn đi chụp hình như bình thường. Lúc đói thì tập yoga, rồi nằm thư giãn…
Sau 15 ngày, đợt nhịn ăn kết thúc. Tôi cảm thấy kết quả rất khả quan. Sức khỏe tốt. Tinh thần tốt. Sắp tới, nếu cần, tôi vẫn sẽ tiếp tục đợt nhịn ăn mới.
P.Di (ghi theo lời kể của nhiếp ảnh gia Loan BB)
Phương Di
Đọc thêm cái nì:http://www.nhantrachoc.vn/showthread.php?2482-Thanh-l%E1%BB%8Dc-c%C6%A1-th%E1%BB%83-trong-yoga&s=715da21f029b7bd8f8479b82593d99dc
Thực hành rửa ruột
Không vội, làm thận trọng từng bước.
1. Chuẩn bị: Tập cho quen các thao tác kích hoạt nhu động ruột để đẩy nước xuống ruột non, ruột già.
- Đun sẵn 2,5 lít nước sôi, chia: 1,5 lít để nguội, pha với 20 gam muối ăn (chừng 2 thìa canh), 1 lít giữ trong phích nóng. Rửa lần đầu nên có sẵn dụng cụ thụt tháo (Bock Laveur) phòng có người bí tắc “cửa sau”. – Sẵn giấy vệ sinh, nước rửa, gần toilet.
2. Tiến hành: Sáng dậy bụng đang đói, tắm rửa sạch sẽ, thoải mái bắt tay vào việc. Lần đầu thì thông báo với người nhà rằng: mình sẽ làm một “kì tích”.
Uống 1 cốc nước muối ấm – pha chừng 200 ml giữa hai thứ sôi và nguội. “Biểu diễn” ngay 4 động tác dồn nước ra, mỗi động tác 8 lần – xem hình vẽ. Uống tiếp cốc thứ hai kèm theo tập dồn nước. Cộng lại 6 lần uống nước, 6 lần tập thì vào toilet. Kinh nghiệm tốt nhất là ngồi xổm. Vì hai đùi ép vào các cơ thành bụng, đỡ sức rặn, cả vùng trước sau lại “thông thoáng” rộng mở tốt cho hậu môn.
Bụng chứa 6 cốc nước, thường lần đầu thì tia nước té ra “mở cửa” cho nước phân tống ra. Trường hợp ngồi 5 phút rặn, cửa chưa mở thì tập thêm một đợt nữa hoặc nằm ngửa vuốt bụng thẳng từ xương ức xuống rốn, day nhẹ quanh trung tiêu – trên rốn để dồn nước từ dạ dày dễ qua ruột non. Rồi dùng gốc bàn tay là chủ yếu, xoa miết nhẹ từ men sườn bụng phía phải ngược lên sườn sang phía trái, thuận theo đầu đại tràng từ ruột thừa tới bên kia xuống sườn bụng trái đẩy nước ra. Tập, xoa vuốt, nước chưa ra là do nhu động ruột quá kém, thì phải “mồi” bằng thụt Bock Laveur vào hậu môn bằng nửa lít nước ấm, nước ắt trào ra.
Cách rửa ruột này kiêng dùng với người bệnh đang viêm loét, rối loạn đường tiêu hóa do kiết lị, tiêu chảy, ung thư…., chờ bệnh khỏi, người khỏe mới thực hành.
Mỗi năm chỉ nên làm sạch ruột 2 – 4 lần nếu thể lực khỏe.
Vận động dồn nước xuôi
Gồm 4 thao tác chuyển động: 3 tư thế quay lắc đều nhằm dồn ép nước từ dạ dày qua rửa 6 mét ruột non, đẩy nước từ ruột già lên – ngang – xuống, cho nên việc tập quay lắc, ép phải theo hướng dẫn: từ phải quay sang trái, kết hợp thở chậm, sâu, thở ra ép cơ bụng dưới và điều khiển ngầm: “mở hậu môn”. Người luôn tập co giãn hậu môn thì hai cơ vòng tự động, bán tự động tại đầu ra rất khỏe khỏi lo bệnh trĩ và khỏe cả vùng sinh môn lân cận.
- Động thế 1: Đứng thẳng, chân bằng vai, hai tay đưa thẳng lên đầu, ngửa lòng bàn tay, các ngón đan chéo nhau giữa hai tay. Nghiêng mình sang trái hết cỡ, rồi sang phải, mỗi bên 4 lần.
- Động thế 2: Tư thế như hình 1, duỗi thẳng hai tay ngang vai, tay trái gập lại ngang vai tay phải, ngón tay chạm đầu xương vai. Quay mình, tay, hết cỡ ra phía sau mắt nhìn theo tay ra sau.
Chuyển thế xoay như trên, ngược lại: Phải sang trái. Lại tiếp, thay đổi như chu trình 1 vừa nêu, mỗi bên 4 lần.
- Động thế 3: Nằm sấp, hai tay chống thẳng, nâng mình từ eo 2 lên, nghểnh cao đầu. Hai chân duỗi thẳng, bằng vai và bàn chân. Quay đầu sang phải thì nhìn gót chân trái, quay đầu sang trái nhìn gót chân phải. Mỗi bên quay đầu 4 lần.
- Động thế 4: Hình vẽ không lột tả hết như sau: Ngồi xổm, hai bàn tay úp hai đầu gối. Khi quay nửa người sang phải thì đồng thời đầu gối chân trái chạm đất và hai tay ôm gối phải đẩy nhiều lần, ép bụng dưới bên phải. Trở về vị trí xổm, lại quay người sang trái, cùng lúc quỳ gối phải chạm đất, hai tay ôm gối trái ép bụng dưới phía trái nhiều lần. Động thế này ép bên phải trước, trái sau là bắt buộc. Ép mỗi bên 8 – 10 lần + 4 lượt.
Kinh nghiệm vàng tự làm bác sĩ của chúng tôi thời gian nằm ngửa thả lỏng dùng hai bàn tay xoa, vuốt, day, ấn vùng tam tiêu, chú ý hai gốc bàn tay day hai bên sườn vùng trung, hạ tiêu để kích hoạt “lò đốt” cháy mạnh, tống xỉ tốt và dùng 4 đầu ngón tay (2, 3, 4, 5) móc ngược hai bên hạ tiêu, ngón cái túm bóp mạnh vùng da mỡ, tăng lực.
Sạch ruột, thơm miệng
Dĩ nhiên, “xỉ” còn kẹt lại ở khắp ngóc ngách trong “lò”. Nhưng chủ yếu ở gan, thận, ở mô mỡ bởi tại đây sự chuyển hóa các chất diễn ra rất ít làm cặn bẩn bám rất chặt. Theo quy luật tự đào thải, “xỉ” phải thải ra tại nhiều “bãi chứa”: khoang hàm, lỗ tai (ráy tai) âm đạo (khí hư) nhử mắt, phổi, da…
Da phát tín hiệu SOS rằng “xỉ” trong “lò” hết chỗ chứa để chủ “lò” nhận biết qua mùi hôi cơ thể, mụn trứng cá, phát ban sẩy, mụn nhọt và các eczema khác nhau. Cần biết rằng “than” nào thì “xỉ” uống. Ví dụ, ăn thịt nhiều thì bàn chân bốc mùi hôi, ruột… hôi, hơi thoát ra cũng hơi. Ăn nhiều đường, mỡ, chất bột sẽ sinh mụn cá, ban sẩy, nổi u nhọt… Ruột già có chức năng tạo nhiệt. Ở một số bộ phận cơ thể như tuyến vú nữ, buồng trứng, tuyến tiền liệt… chức năng sinh nhiệt yếu nếu ăn nhiều kem, váng sữa, xmêtan, sữa lạnh nhiều mỡ, theo GS Nhật Bản Mi – ki – ô Cu – si, rất dễ dẫn tới u nang, u xơ, xơ cứng động mạch, lâu ngày là ung thư.
Hai tín hiệu cảnh báo “chủ lò đốt” dễ thấy là: Một người không có vấn đề gì về răng miệng cần tổng vệ sinh ruột là hơi thở bình thường. Nếu hôi, càng nói càng hôi thì rửa ruột là hết hôi. Hai “bãi rác” cực lớn trong “lò” là ruột già. Nếu ruột quá bẩn, máu đưa cả “xỉ” về tim gây mệt mỏi, chân tay rã rời, chán ăn, ngái ngủ, chán đời…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét