26. 以直报怨,以德报德。(孔子)
Dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức. (Khổng Tử)
(Lấy thẳng thắn báo oán, lấy đức báo đức)
27. 君子求诸己,小人求诸人。(孔子)
Quân tử câu chư kỷ, tiểu nhân câu chư nhân. (Khổng Tử)
Người quân tử chỉ cầu ở mình, kẻ tiểu nhân chỉ cầu ở người khác
28. 巧言乱德,小不忍则乱大谋。(孔子)
Xảo ngôn loạn đức, tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu. (Khổng Tử)
(Xảo ngôn hỏng đức, việc nhỏ không chịu nhịn tất hỏng mưu lớn)
29. 道不同,不相为谋。(孔子)
Đạo bất đồng, bất tương vị mưu. (Khổng Tử)
(Không cùng đạo không cùng nhau bàn bạc trao đổi được)
30. 不患贫而患不均,不患寡而患不安。(孔子)
Bất hoạn bần nhi hoạn bất quân, bất hoạn quả nhi hoạn bất an.(Khổng Tử)
(Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ ít chỉ sợ không yên)
31. 均无贫,和无寡,安无倾。(孔子)
Quân vô bần, hòa vô quả, an vô khuynh. (Khổng Tử)
(Công bằng thì không thiếu, hòa thuận thì không ít, yên ổn thì không nghiêng đổ)
32. 学而不厌,诲人不倦。(孔子)
Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện. (Khổng Tử)
(Học thì không biết bao nhiêu cho đủ, dạy người thì không bao giờ thấy mệt)
33. 不义而富且贵,于我如浮云。(孔子)
Bất nghĩa nhi phú thả quý, vu ngã như phù vân. (Khổng Tử)
Bất nghĩa thì dù giàu sang, đối với ta như phù vân.
34. 民可使由之,不可使知之。(孔子)
Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi. (Khổng Tử)
(Dân có thể làm theo được, nhưng không thể hiểu biết được)
35. 不在其位,不谋其政。(孔子)
Bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính. (Khổng Tử)
(Không có chức vị, không lo tính việc cai trị được.)
36. 自古皆有死,民无信不立。(孔子)
Tự cổ giai hữu tử, dân vô tín bất lập. (Khổng Tử)
(Xưa nay đều mất, dân không tin thì không thể tồn tại)
37. 爱之欲其生,恶之欲其死。(孔子)
Ái chi dục kỳ sinh, ố chi dục kỳ tử. (Khổng Tử)
(yêu thì muốn cho sống, ghét thì muốn bỏ chết)
38. 政者,正也。子帅以正,孰敢不正?(孔子)
Chính giả, chính dã. Tử súy dĩ chính, thục cảm bất chính? (Khổng Tử)
(Người làm việc quan phải chính. Người đứng đầu mà chính thì không ai dám bất chính)
39. 名不正,则言不顺,言不顺,则事不成。(孔子)
Danh bất chính, tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận, tắc sự bất thành. (Khổng Tử)
(Danh vị không chính đáng thì lời nói không thuận lẽ, lời nói không thuận lẽ thì công việc không thành.)
40. 其身正,不令而行;其身不正,虽令不从。(孔子)
Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành; kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng. (Khổng Tử)
(Tự thân mình chính đáng, không có lệnh vẫn làm; tự thân mình không chính đáng, tuy có lệnh cũng không theo.)
Đỗ Đình Tuân
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét