Tổng quan về viêm đại tràng kích thích

Viêm đại tràng kích thích là một căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở khoảng 20% những người trưởng thành và thường gặp nhiều ở nữ giới. Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh và vẫn chưa có phương pháp để chữa dứt điểm căn bệnh này. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng gây khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
dai trang kich thich Tổng quan về viêm đại tràng kích thích

Hội chứng viêm đại tràng kích thích còn có tên gọi khác là viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt là hội chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính tái đi tái lại kéo dài ít nhất 3 tháng mà không làm thay đổi cấu trúc hay yếu tố sinh hóa của dạ dày, ruột. Bệnh kéo dài làm người mắc trở nên gầy yếu do phải kiêng khem nhiều, tinh thần lo lắng, giảm tải chất lượng cuộc sống.

1. Các triệu chứng của viêm đại tràng kích thích

Khi bệnh nhân bị viêm đại tràng kích thích thường xuất hiện những triệu chứng sau:
a. Đau bụng

dau bung Tổng quan về viêm đại tràng kích thích
  • Thường đau quặn bụng phía bên trái, đau quanh rốn hoặc đau bụng dưới với mức độ thay đổi, từ âm ỉ tới dữ dội.
  • Hay đau bụng vào sáng sớm, lúc chiều tối hoặc sau bữa ăn.
  •  Đau bụng tăng lên sau bữa ăn nhất là khi ăn một số thực phẩm khó tiêu hay quá chua, quá cay, hay ăn phải thức ăn lạ, thức ăn nhiều chất béo…
  • Tình trạng đau bụng nặng lên khi bệnh nhân gặp chuyện buồn hoặc căng thẳng tâm lý.
  • Đau bụng sẽ giảm đi sau khi đi đại tiện. Một số bệnh nhân có thể không đau bụng mà chỉ có cảm giác khó chịu, không thoải mái ở dưới bụng.
b. Rối loạn đại tiện
  • Số lần đại tiện không bình thường (>3 lần/ngày – Đại tiện lỏng hoặc < 3 lần/tuần – Đại tiện táo).
  • Phân không bình thường (lỏng, nhão, cứng, phân nhỏ…).
  • Đại tiện có lúc không kiềm chế được hoặc phải rặn nhiều, cảm giác đi chưa hết phân.
  • Phân có nhầy mũi nhưng không bao giờ có máu.
c. Một số triệu chứng  khác của viêm đại tràng kích thích
Ngoài các triệu chứng trên còn có các triệu chứng khác: chậm tiêu, đầy hơi, ợ chua, đau ngực, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm…
Các triệu chứng trên có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm, X-quang bụng, nội soi ống tiêu hóa… đều cho kết quả bình thường.

2. Chẩn đoán viêm đại tràng kích thích

Việc chẩn đoán viêm đại tràng kích thích rất dễ mà cũng rất khó.
  • Dễ : vì chỉ cần người bệnh bị đau bụng và rối loạn đại tiện kéo dài 3 tháng là có thể nghĩ tới hội chứng này.
  • Khó: vì để khẳng định nó, bác sĩ phải loại trừ tất cả các bệnh khác có triệu chứng tương tự khác. Chẳng hạn, với triệu chứng đau bụng, cần phân biệt với bệnh loét dạ dày – tá tràng, sỏi mật, giun sán, viêm tụy… Nếu bệnh nhân hay bị táo bón chiếm ưu, phải loại trừ các bệnh túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng, u tử cung, viêm đường mật… Với chứng tiêu chảy, phải nghĩ đến cả các bệnh như loét đại tràng, viêm ruột giả mạc, rối loạn hấp thu, cường giáp…

3. Điều trị viêm đại tràng kích thích

Điều trị viêm đại tràng kích thích hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải đối với Y học. Người ta chỉ có thể điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng kích thích như: dùng các loại thuốc làm giảm đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Vì thế bệnh nhân cần thay đổi lối sống để phòng bệnh và góp phần làm giảm bệnh:
  • Ăn thức ăn giàu chất xơ như rau xanh, tránh ăn nhiều chất béo, thức ăn chưa nấu chín
  • Sống lành mạnh, không làm việc quá sức, không căng thẳng suy nghĩ.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút như đi bộ, dưỡng sinh, yoga…
  • Không bê tha rượu bia, ăn uống điều độ, kiêng ăn đồ cay, chua…

Viêm đại tràng kích thích tuy chưa có thuốc và phương pháp để chữa trị dứt điểm nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh và làm giảm tình trạng bệnh ngay từ bây giờ nếu thực hiện theo đúng các biện pháp điều trị trên.

Bài viết liên quan:


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét