Chu Văn An - Cuộc đời và sự nghiệp

  
Chu Văn An nguyên có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (1292 ), tại quê mẹ: thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc thành phố Hà Nội). Cha là Chu Công Thiện, mẹ là Lê Thị Chiêm, bà Chiêm chính người làng Văn, bà chỉ thọ có 59 tuổi.
          Chu An sớm có nghị lực, chuyên cần học tập và học rất giỏi, rất hiếu thảo với cha mẹ và rất lễ độ với mọi người xung quanh, nghiêm khắc sửa mình, cương trực thẳng thắn. Chu An thường nói: “Làm người thì chữ HIẾU là gốc của tất cả đức hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính với anh em là thuận với đạo đức, HIẾU là cái đức cao nhất mà vua, tôi, kẻ sĩ, thứ dân đều phải đề cao và thi hành”
          Khi trưởng thành đạt đến mức thông khinh bác sử, tài năng đức độ hơn hẳn các nho sĩ đương thời. Chu An có đi thi và đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan mà ở nhà dậy học tại làng Văn. Bởi thầy cho rằng: “Đạo học lớn và sâu lắm, đỗ đạt làm quan là chỉ sung sướng cho riêng bản thân. Nhưng dậy người, mọi người được học tấn tới là đạo đức, điều ích lợi này quý cho đất nước rất nhiều”.
          Thầy Chu là người thông kinh bác sử, học vấn uyên thâm, tự sửa mình rất nghiêm. Thầy quan niệm: Thầy không nghiêm, không dậy được trò, trò không nghiêm, không hiểu lời thầy giảng thì không là trò tốt được.
          Quan điểm giáo dục của thầy là: “Hữu giáo vô loại”. Nghĩa là: Nền giáo dục đi tới muôn dân và không từ chối dạy bất cứ loại người nào.
          Thày thường nói với học trò rằng: Ta chỉ dậy cho các trò làm người chứ không dậy cho các trò làm quan. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao nên học trò của thày nhiều người đỗ đạt cao mà vẫn giữ được đức thanh liêm, làm lên sự nghiệp lớn như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh…Làm đến chức hành khiển mà vẫn giữ được lễ học trò, khi đến thăm thầy vẫn quỳ lạy dưới chân giường, được thầy hỏi chuyện vài câu rồi đi, đã lấy làm hãnh  diện lắm…
          …Khác với những danh nhân trong lịch sử dân tộc, công lao của họ là rất lớn nhưng trong cuộc đời vẫn có những vết đen. Riêng Chu Văn An thì lại khác. Đã hơn sáu thế kỷ kể từ khi thầy mất. những gì người đời viết về thầy còn lại đến hôm nay đều là những lời lẽ trân trọng, chí tình về một nhà giáo tài đức vẹn toàn. Những di tích về thày dù ở chốn rừng sâu hay giữa đô thành hoa lệ đều được nhân dân nhiệt tâm gìn giữ, dựng xây và bảo tồn.
          Thầy Chu là một danh nhân văn hóa kiệt xuất, người thầy của muôn đời, ngọn tuệ đăng bất tử của đạo học Việt Nam./.

< nhà xb Văn Học 2011  >
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét