Ý kiến ngắn

                                    Thơ và trình bày thơ

Nhìn bài thơ Qua cầu bãi cháy của Xuân Hiểu trên trang Tri Ân cuộc đời sáng nay cứ ngỡ đây là một bài thơ bát cú Đường luật:
Cửa Lục vẫn xanh mầu lá biếc
Rồng thiêng ưỡn ngực nối đôi bờ
Đêm ngày nườm nượp xe qua lại
Thỏa nguyện bao đời vẫn ước mơ
Bãi Cháy từ đây thêm nét mới
Cây đàn thế kỷ đã căng dây
Sẽ còn lưu mãi cùng non nước
Một khúc tráng ca tặng đất này.
                        Nguyễn Xuân Hiểu
 
Nhưng đọc xong bài thơ mới “ngộ” ra là không phải. Đây chỉ là một bài thơ bảy chữ gồm hai khổ, mỗi khổ bốn câu. Với tôi thì đây chỉ là lỗi trình bày. Nhưng với không ít người tôi gặp, trong trường hợp tương tự, họ sẽ hạ ngay một câu bình:
-“Thối ! Chẳng hiểu đếch gì thơ Đường mà cũng Đường với chả luật ?”.
Nghe thì hơi chối tai nhưng rõ ràng là cách trình bày không phân khổ như trên đã làm họ hiểu lầm ra như vậy. Nếu không muốn có những hiểu lầm tương tự, bài thơ trên phải trình bày như sau:
 
Cửa Lục vẫn xanh mầu lá biếc
Rồng thiêng ưỡn ngực nối đôi bờ
Đêm ngày nườm nượp xe qua lại
Thỏa nguyện bao đời vẫn ước mơ

Bãi Cháy từ đây thêm nét mới
Cây đàn thế kỷ đã căng dây
Sẽ còn lưu mãi cùng non nước
Một khúc tráng ca tặng đất này.
                        Nguyễn Xuân Hiểu
 
Trong khi đó ở thể thơ lục bát không cần thiết phải phân khổ thì nhiều chỗ lại cứ thấy 2 câu hoặc 4 câu lại cách dòng ? Nếu cần thì ở thơ lục bát chỉ nên cách dòng trong trường hợp có sự đổi vần. Sự cách dòng xem như một lời ngầm báo trước rằng từ câu sau bài thơ bắt đầu đổi vần. Làm như thế tôi tin người đọc sẽ dễ chịu hơn nhiều.

25/9/2012
Đỗ Đình Tuân
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét