Bối cảnh quanh sự tích hòn đá “Nốt chân”:
Với ý đồ thôn tính Đại Việt cộng với nỗi rửa nhục cho hai lần đaị bại, lại được Phạm Nhan- một kẻ sinh ra và lớn lên tại quê ngoại là làng An Bài ( Chí Linh Hải Dương ) hướng đạo( dẫn đường). Hơn 20 vạn quân Thanh ( Dân số Đại Việt lúc đó khoảng 10 vạn người) chia làm hai đường : Đường bộ từ Chi Lăng tràn qua Lạng giang đánh xuống, đường thủy theo cửa biển Bạch Đằng, ngược sông Hồng đánh lên. Hai đạo quân hợp nhất tại Lục Đầu Giang đánh thẳng vào tư dinh của Trần Hưng Đạo ở Vạn Kiếp đã đẩy quân dân nước ta vào một trận huyết chiến không thể tránh trên sông Lục Đầu.
Để bảo vệ non sông xã tắc, để bảo vệ gia quyến nội tộc khỏi bị tàn sát thảm khốc, Trần Hưng Đạo cũng dốc hết binh lực cho trận huyết chiến này. Những nước cờ bày binh bố trận đã được Vương tính toán chi tiết. Nhưng trong tình hình khẩn thiết đó lấy đâu đủ chiến thuyền cho trận đánh trên sông?
Là người giỏi binh thư pháp trận, Hưng Đạo Vương biết thánh Phi Bồng làng Mo đã từng hiển linh phò gúp triều Lý. Ngài đã ăn chay, ngủ tại đền làng Mo để xin thánh Phi Bồng báo mộng cứu giúp. Đêm hôm ấy gió thổi cát bay, mưa gió sấm chớp ầm ầm. Từng đoàn chiến thuyền như được phun lên từ nóc đền làng Mo, theo đà gió trượt dài trên sườn núi Ngũ Nhạc về hướng bến Vạn Kiếp ( bây giờ, trên sườn núi Ngũ Nhạc có một vệt ngang chạy dài bằng phẳng không có cây cối, dân trong vùng gọi là “ Đường vệt tầu”).
Quân ta đã có đầy đủ chiến thuyền để nghênh chiến với thủy binh quân Nguyên. Kết quả ta đã đánh tan quân Nguyên, bắt sống tên Phạm Nhan.
Thánh Phi Bồng cũng đem âm binh phò giúp, bước đi thần thánh của ngài đã để lại nốt chân làm nghiêng lệch cả hòn đá lớn mà bây giờ dân ở đây vẫn gọi là hòn đá Nốt chân.
Nhân ngày nhà nước Việt Nam tổ chức tế bái trời đất đầu xuân trên đỉnh núi Ngũ Nhạc. Thày Tư đã đến xem hòn đá Nốt chân, đây là một vài hình hình ảnh Tô Quang ghi lại:
Thày NGUYỄN MINH TƯ và Hòn đá “ Nốt chân” |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét