TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN VÀ LÒNG TỰ TRỌNG

Vụ chìm con tàu chở khách của Hàn Quốc là một nỗi đau không chỉ của ngành hàng hải Hàn Quốc mà nó còn là nỗi đau của cả đất nước này, và vượt ra ngoài, cả thế giới quan tâm đến tai nạn thảm khốc mà nạn nhân chủ yếu là học sinh. Đến lì lợm và khốc liệt như chú Ủn mà cuối cùng cũng phải gửi lời chia buồn...

Nhưng bật lên từ vụ này lại là chuyện về 2 con người.

Một là ông hiệu phó, khi được cứu sống, đã tự tử với lá thư để lại nhận hết trách nhiệm về mình. Hiện tượng này hơi giống khí phách võ sĩ đạo của Nhật.


Và hai là ông thủ tướng, sau những ngày đầu chộn rộn xử lý bao việc xung quanh con tàu, thì cũng đã từ chức để cũng nhận trách nhiệm về mình.

Trong khi thực ra, cả 2 ông này đều không ông nào có trách nhiệm cụ thể trong việc này.

Chọn đến cái chết để chịu trách nhiệm thì quả là ông hiệu phó đã đi đến tận cùng trách nhiệm và lòng tự trọng.

Và với cương vị thủ tướng, xử lý trăm công nghìn việc, nhưng khi một chiếc tàu đắm, rất xa với phạm vi điều hành  của mình, ông vẫn nhận trách nhiệm, và thanh thản từ chức...

Chả cạnh khóe gì, nhưng so với Việt Nam, thấy chả bác nào có can đảm như thế. Cầu Cần Thơ, Chu Va, vụ chìm tàu ở Cần Giờ, bao nhiêu vụ lớn khác, liên quan đến nhiều bộ ngành khác, đụng đến số phận của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con người, như vắc xin, sởi, như học sinh bị mang ra làm thí nghiệm bao nhiêu năm nay. Hoặc có vụ chỉ liên quan đến  1 cá nhân, nhưng nó để lại hậu quả rất lớn là vụ ông Chấn ở Bắc Giang, vân vân... chả ai sứt mẻ gì, chỉ nạn nhân vẫn mãi chỉ là nạn nhân...

Chả hiểu cái cơ chế quái quỉ gì mà nó làm cho lòng tự trọng và trách nhiệm cá nhân của từng con người ít đến thế. Một lời xin lỗi  cũng khó chứ đừng nói đến từ chức...
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét