Dù là chocolate, phô mai hay cà ri khoai tây, cảm giác thèm một món ăn yêu thích nào đó đã từng tìm đến tất cả chúng ta.
Vì sao cơ thể con người lại xuất hiện sự thèm muốn như vậy?
Không gì có thể so sánh với món mì ramen vị thịt bò. Tôi từng viết về việc mình nghiện món này đến thế nào và nó đã gắn bó với thời niên thiếu của tôi ra sao.
Có lẽ bạn cũng từng trải qua cảm giác tương tự - cảm giác của sự thèm thuồng vượt lên trên tất cả những sự thèm thuồng khác, hình ảnh những món ăn mà bạn có thể tưởng tượng trong đầu hết lần này đến lần khác khi đang đứng đợi tàu về nhà, hoặc đang chậm rãi băng qua dòng người tấp nập.
Cảm giác này giống như một thông điệp quan trọng từ cơ thể bạn.
Thế nhưng theo bà Eva Kemps, một giáo sư tâm lý học từ Đại học Flinders ở Adelaide, Úc, bất chấp việc nhiều người tin rằng sự thèm thuồng này bắt nguồn từ việc thiếu chất dinh dưỡng - ví dụ như khi ai đó nói tôi cần món chocolate này vì lý do sinh học!, thực tế lại không phải như vậy.
Một số người biện hộ rằng họ cần chocolate do cơ thể thiếu chất ma-giê. Nhưng có nhiều loại thực phẩm khác đậm cất ma-giê hơn chocolate, như rau spniach. "Thật buồn cười khi không ai thèm spinah", bà nói.
Yếu tố hormone
Sự thèm ăn liên quan đến yếu tố tâm lý nhiều hơn là cơ thể. Cảm giác buồn bã, lo lắng, căng thẳng, buồn chán hoặc cô đơn thường dẫn đến cảm giác thèm ăn, Kemps nói.
Chúng ta thường chỉ thèm những thức ăn đã từng trải nghiệm. Chúng ta cũng thường thèm những thứ trên hình mình vừa được thấy, hoặc được đặt ở gần mình.
Yếu tố sinh học không hẳn là hoàn toàn không hề liên quan ở đây. Theo thống kê, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt.
Cảm giác thèm ăn ở phụ nữ mang thai cũng cho thấy sự liên quan của yếu tố hormone.
Bất chấp là bắt nguồn do đâu, cảm giác thèm ăn đôi lúc sẽ rất phiền toái.
Một số thử nghiệm cho thấy cảm giác này khiến nhiều người không thể thực hiện các hoạt động một cách bình thường.
Điều này cho thấy não bộ của chúng ta chỉ có khả năng tập trung vào một số thứ nhất định trong cùng một thời điểm.
Manh mối hình ảnh
Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của cơn thèm ăn và liệu cảm giác này có thể bị làm cho gián đoạn như thế nào, Kemps và đồng nghiệp của bà, Marika Tiggemann, đã tìm hiểu xem cảm giác này như thế nào.
Họ đã yêu cầu 130 người tình nguyện diễn tả về cơn thèm ăn gần đây nhất của mình.
Nhóm nghiên cứu nhận ra rằng hầu hết trong số này đều không quan tâm nhiều đến âm thanh xung quanh hoặc những thứ mình đang tiếp xúc khi đang đói bụng.
Thay vào đó, họ chỉ nghĩ đến hình ảnh và những mùi vị đang tưởng tượng ra trong đầu.
Nhóm nghiên cứu sau đó đã cho những người tình nguyện xem các hình ảnh phi thực phẩm, như hình ảnh cầu vồng hoặc các khối vuông, để xem liệu điều này có làm gián đoạn cơn đói hay không.
Kết quả cho thấy những người tham gia thử nghiệm đã cảm thấy ít thèm ăn hơn sau khi được cho chơi trò xếp gạch.
Nếu cơn thèm ăn vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn có thể đối mặt với vấn đề về sức khỏe, vì bỗng nhiên cơ thể phải tiêu thụ một lượng calories không cần thiết.
Thế nhưng theo Kemps, nếu cơ thèm ăn trở nên quá mạnh, tốt hơn hết là bạn nên thỏa mãn nó, nếu không muốn mất tập trung vào những việc khác.
Veronique Greenwood
0 nhận xét:
Đăng nhận xét