Nên thuê bạn thân vào làm việc không?

http://baomai.blogspot.com/
Khi còn làm người quản lý cho một cơ sở bán xe hơi tại Florida, Jason Raftis quyết định nhận một người bạn lâu năm vào bộ phận của mình.
Ông đã nhanh chóng nhận ra sai lầm. Người bạn này sau đó có thói quen kể lại chi tiết mối quan hệ của họ thời còn học đại học trước mặt các nhân viên khác, mà đó chỉ mới là khởi đầu.

Ác mộng

image
“Mọi thứ thành ra cơn ác mộng,” Raftis nhớ lại, “Bởi chúng tôi là bạn, anh ấy đương nhiên cho rằng mình có thể đến lúc nào thì đến, về lúc nào thì về, và tuỳ tiện làm những điều mà các nhân viên khác không bao giờ làm.”
Cuối cùng Raftis đã sa thải người bạn. Lời khuyên của ông: “Hãy dùng người lạ. Sẽ dễ quản lý hơn, mà đuổi việc họ cũng dễ hơn.”

Dù là ở tư cách người Sếp hay nhân viên, việc kết hợp giữa tình bạn và công việc có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trước khi bạn tuyển một người bạn – và quan trọng hơn – trước khi bạn đi làm cho một người bạn, điều quan trọng là bạn cần cân nhắc lợi hại.

Nếu bạn có một quyết định tuyển dụng tồi, điều này sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của bạn và cho thấy sự đánh giá của bạn không đáng tin cậy. Đó là chưa nói đến nó còn hủy hoại tình bạn. Thêm vào đó, con người ta thường thay đổi – không phải lúc nào cũng theo chiều hướng tốt – khi mối quan hệ chuyển từ bạn bè sang công việc.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu người bạn đó cực kỳ cạnh tranh và muốn vượt trội hơn bạn và do đó gây cho bạn những khó khăn trong các mối quan hệ làm ăn hiện tại?” bà Nancy Keene, người sáng lập công ty The Perfect Fit, một công ty tư vấn về lãnh đạo ở Dallas, viết trong email.
Việc muốn giúp bạn có thể đem đến những hậu quả không mong muốn, Keene cho biết. Một cách để giúp bạn có việc nhưng không làm sứt mẻ tình bạn là giao cho bộ phận nhân sự. Hồ sơ tuyển dụng thường yêu cầu các ứng viên có thư giới thiệu.


Như mọi ứng viên

image
Nếu công ty bạn là một công ty lớn thì người bạn đó cũng phải trải qua quá trình xem xét và đánh giá như bất kỳ ứng viên nào khác.
“Nếu họ không qua được quá trình xem xét hay phỏng vấn thì họ không được nhận vào làm. Lúc đó bạn đã giúp đỡ bạn mình rồi vì bạn không phải là người quyết định và người bạn đó không thể giận bạn nếu như không được tuyển,” Keene nói, “Tương tự, nếu người bạn ấy được nhận vào làm nhưng mọi thứ không ưng ý sau đó thì bạn cũng không dính dáng gì hết.”

Dĩ nhiên, tuyển một người bạn vào làm không phải lúc nào cũng đem lại hậu hoạ. Nếu hai người đã từng làm việc chung trước đây rồi sau đó rẽ sang những công ty khác nhau và giờ đây lại là đồng nghiệp, điều đó có thể lại tốt cho cả hai. Hai người đã hiểu rõ về cách làm việc của nhau và điều đó sẽ có tác dụng tích cực.

“Khi một người bạn mời bạn về làm việc cho họ, đó thật sự là cảm giác cho thấy mình được nhìn nhận và ủng hộ,” Tiến sỹ Lorraine Tilbury, người sáng lập HorsePower International, công ty phát triển khả năng và nghề nghiệp có trụ sở ở Pháp, viết trong email.
Việc này có cả mặt lợi lẫn mặt hại. Nếu bạn là người được mời về làm việc, bạn cần phải nghiên cứu cơ hội này một cách khách quan nhất có thể, Tiến sỹ Andrea Bonior, một nhà tâm lý học và tác giả cuốn ‘The Friendship Fix’, viết trong email.

“Bạn cần đánh giá xem đó có phải là công việc tốt cho mình hay không, từ khía cạnh tách bạch hoàn toàn khỏi yếu tố mình có người bạn đang làm việc ở đó,” bà nói. “Rất có khả năng là đánh giá của bạn bị thiên lệch vì bạn muốn làm việc chung với bạn mình và do đó không nhìn nhận một cách thực tế về cơ hội công việc.”

Chẳng hạn như bạn đã xem xét các yếu tố như mức lương, cơ hội thăng tiến hay đó có là một công việc thách thức hay không.

Các câu hỏi nên đặt ra

image
“Đôi khi, bạn bè muốn giúp đỡ bạn và có thể giao cho bạn những công việc mà bạn không cảm thấy phù hợp với mình,” Tilbruy nói. “Cũng như đối với một người Sếp, hãy cân nhắc lợi hại khi mời một người bạn về làm việc cho mình.”

Bạn hiểu rõ về bạn mình đến đâu? Bạn có thể tin tưởng người đó trong công việc được không? Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi việc không diễn ra như mong muốn?
“Đó là những câu hỏi bạn nên đặt ra trước khi mời bạn của mình làm việc cùng,” Anita Pickerden, một người chuyên hướng dẫn cách giữ cân bằng giữa công việc và cuộc sống từ Birmingham viết trong email.

Cho dù bạn cho rằng bạn biết rõ về bạn mình đến đâu đi nữa, bạn cũng cần phải viết ra tất cả chi tiết công việc trước khi bắt đầu. “Có thể bây giờ các bạn là những người bạn tốt của nhau nhưng nếu sau này quan hệ đổ vỡ thì bạn cần bằng chứng của những gì đã thỏa thuận lúc đầu,” bà nói.

Thế nào cũng có ít nhiều bất đồng xảy ra, theo Tilbury. “Cho dù tình bạn giữa hai người có tốt đẹp đến đâu đi nữa, chắc chắn sẽ xảy ra bất đồng. Do đó cần thiết phải trao đổi về việc giải quyết bất đồng như thế nào.”

Điều quan trọng là bạn cũng cần đặt ra những câu hỏi tương tự đối với ‘Sếp tương lai’ của bạn, Rich Wellins, phó chủ tịch cao cấp của Development Dimensions International, một công ty tư vấn nhân sự toàn cầu đặt ở Mỹ, viết trong email. Trước khi đồng ý nhận việc, hãy tự hỏi mình: Bạn có thấy thoải mái với mối quan hệ Sếp-nhân viên trong công việc và mối quan hệ bình đẳng ngoài công việc? Bạn có sẵn sàng ủng hộ Sếp ngay cả khi bạn không đồng ý? Bạn có thật sự hiểu mục tiêu và mong đợi của mình?

“Công việc của bạn quan trọng hơn là tình bạn với Sếp,” Wellins viết. “Tôi biết nhiều người không thích công việc nhưng vẫn có thiện cảm với Sếp. Việc bạn làm việc cho ai là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Chuyện làm việc cho bạn của mình là chuyện vẫn xảy ra hàng ngày... Trong hầu hết các trường hợp mọi thứ đều ổn thoả.”



Elizabeth Garone

http://baomai.blogspot.com/

150 năm nghệ thuật trên cơ thể
5 bước giúp bạn tránh bị ngốc nghếch
Hỗn chiến ở chợ Đồng Xuân – Berlin trước thềm kỷ n...
Cái chết của Thiếu Tá Nguyễn Anh Tú và vết nhơ lịc...
Phim tài liệu: Chiến trường Việt Nam (phụ đề Việt ...
Khủng hoảng người tị nạn Rohingya
Xung quanh bạn, những thành tựu đổi mới...
Thảm họa từ nền giáo dục chết người
Thị Trưởng PhinDeli Bang Wyoming bây giờ ra sao?
Vì sao dân biểu Mỹ bảo trợ cho tù nhân Việt Nam?
Bỏ chữ 'xin' có tác dụng không?
Những hành vi tệ hại nơi công sở
Falls Church, tuyến đầu mặt trận không tiếng súng
Thành ngữ có gốc lịch sử và xã hội dưới chế...
Danh Ngôn "để đời" XHCN
Làm nguội máy điện toán, không dùng quạt
Phí tổn của Nga tại Đông Ukraine
Có thật là phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông?
Nữ phi công đầu tiên lái F-35 Fighter
Ảnh lính Nga 'bị vứt bỏ' sau lễ kỷ niệm
20 cây bút 'từ bỏ Hội nhà văn VN'
Tỷ phú Hoàng Kiều: ‘Bút sa thì gà phải chết’
Giấy nhôm và bệnh lãng trí !
Báo động ngân sách và tiếng nói thanh niên
Dịch vụ ly hôn tăng mạnh ở Ấn Độ
Hình Cưới của một vài Tổng Thống Mỹ
Nhà nước khủng bố
Về lại Camp Pendleton
Người Sài Gòn đi máy bay 50 năm trước
Vì sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?
Thông minh chưa hẳn là điều tốt?
Khi Sếp tán tỉnh nhân viên trẻ
Tự cho mình luôn đúng là 'rất nguy hiểm'
Hói đầu: chứng tỏ nam tính?
Hồn ma có thật hay không?
Nga mời Trung Cộng cùng duyệt binh
Ngày du ca và những câu chuyện kể
Blogger Điếu Cày: Tự do báo chí ở VN không thể cản...
Tự chế bẫy chuột_Mouse Trap
Thế giới lại ‘hai phe bốn mâu thuẫn’?
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét