PHẬT BÀ CƯỚI CON
PHẦN I: MỘT VÀI HÌNH ẢNH
Vừa rồi tôi được cô Vũ Thị Hòa mời dự đám cưới của chú rể là Lịch và cô dâu là Phương, đám cưới của hai Phật tử, tức con đường đạo của cô chứ không phải con đường đời. Ngày cưới vào đúng ngày Phật Đản (8-4-Ất Mùi (2015). Lịch là đứa con cưng nhất của cô, từng bỏ nhà theo cô mấy năm nay đi trên con đường tâm đức, hành đạo, giúp đỡ các thân nhân và các cơ quan tìm mộ liệt sĩ, lấy thuốc trị bệnh cứu người và làm tất cả những việc giúp cô cứu nhân độ thế. Tôi cũng được bố chú rể là ông Ba, cháu Phương là cô dâu gọi điện mời, dù cô đã bảo họ mọi chuyện để cô lo, nhưng họ tự thấy họ vẫn phải có lời mời.
Tôi đã đi dự đám cưới tại khoảnh đất mà cô đã mua trồng vải và chè có địa thế tuyệt đẹp, lưng tựa vào núi, có dòng suối ôm trọn, ở Thôn Đồng Tâm (phường cô ở Yên Bái cũng là phường Đồng Tâm), Xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Một chuyến đi tuyệt vời về tình người, về đạo nghĩa, và tuyệt vời hơn cả là “được về với cô”! Mọi chuyện đã viên mãn, tôi đã lưu luyến chia tay cô trở lại với TPHCM tối qua. Có rất nhiều chuyện thú vị mà tôi sẽ kể vào số sau, số này tôi sẽ cho đăng ngay mấy tấm ảnh trước cho nó còn “nóng hổi”. Vì là ảnh tôi chụp và nhờ người ta chụp tôi vài kiểu, không phải là thợ nên không đầy đủ được.
(Nơi làm đám cưới khi còn nguyên sơ,
từ trái sang: Anh Vịnh, anh Lãm, anh Tư, anh Nhương, anh Duật,
TS BS Thành, Đông La, chụp 8 tết)
(Chú rể, cô dâu tại nhà cô dâu khi nhà trai đến đón dâu)
Tôi cũng vinh dự được đích thân bố chú rể “năn nỉ”:
“Mời anh cùng gia đình đi đón cháu”. Dưới đây là khoảnh khắc cô dâu được đón đến cổng nhà:
(Từ phải sang: cô dâu Phương, Chú rể Lịch, Đông La, cô Huyền)
Đại tá, Nhà báo Đào Văn Sử, Trưởng ban Tổ chức đang điều hành lễ tiệc:
(Từ trái sang: ông bà Ba (Bố mẹ đẻ của chú rể),
cô Hòa, anh Thu (mẹ cha đường đạo của chú rể, cô dâu)
(Toàn cảnh “Hội trường”)
(Từ trái sang: Anh Thu, cô Hòa, mẹ cô dâu, cô dâu, chú rể, mẹ chú rể)
Khi nghi lễ hoàn tất, mọi người lần lượt chụp ảnh, tôi bị cô Hòa “bắt” lên chụp ảnh. Cô muốn mọi người đoàn kết qua tấm hình dưới đây:
(Từ phải sang: Đông La, cô Hòa, anh Thu, Đại tá Sử)
(“Bông hoa huệ”(hơi béo) bên Phật Bà)
Nơi làm đám cưới, mảnh đất của cô trồng vải và chè tuyệt đẹp:
Tôi đến dự trước một ngày, một trong những cái thú vị nhất là tôi lại được nằm võng đung đưa dưới tán vải, bồi hồi nhớ lại những ngày trong quân ngũ nằm võng ngủ dưới mái tăng trong những cánh rừng khi xưa:
Anh bạn tôi là PGS Nguyễn Hữu Sơn, Viện phó, Chủ tịch hội đồng Khoa học Viện Văn học VN, rất mừng là được tôi rủ đi theo dự đám cưới. Ngày cưới vào thứ hai cơ quan phải họp nên không dự được, nhưng cứ đi vì “chủ yếu là để được gặp cô”. Sau bữa cơm trưa no nê, ông bạn đang say sưa “kéo gỗ”:
Còn mọi người, sau tiệc cưới thừa mứa, vui vẻ tràn đầy, mọi người đi nghỉ, cô Hòa gọi tôi: “Anh Đông La ra coi này”, tôi theo cô thì thấy một khung cảnh tuyệt đẹp mà chưa đám cưới nào có được, khách khứa nghỉ ngơi nằm võng đu đưa dưới rừng vải:
Thực ra, xong đám cưới những đệ tử thân thiết với cô vui hơn, vui vì việc lớn thành công mỹ mãn và đến tối mọi người quây quần bên cô nói chuyện. Cô nói tất cả mọi chuyện từ đời đến đạo, có lúc hứng chí xuất khẩu thành thơ, tự biên tự diễn, hò hát. Khi ấy cô hoàn toàn trở về là một người phàm, một “bà Hòa bán cá” đích thực, gần gũi, chan hòa, vui vẻ, giản dị. Cô vui vẻ kể chuyện đi tìm mộ, làm điệu bộ bắt chước thái độ người hiếu kỳ đến xem, đa phần từ chỗ không tin đến tin sái cổ. Cô không kiêng cữ bất cứ ngôn từ dân dã nào. Cô bảo “Như chuyện tìm mộ bố anh Trường “hói” tại nhà người ta đấy, có thằng con rể không tin. Lúc đầu nó bảo “ngoại cảm hả, toàn đồ ba xạo”. Rồi nó cứ ngông nghênh, đứng ưỡn cả buồi xuống mộ!”. Vừa nói cô vừa làm điệu bộ làm đàn bà con gái thì mắc cỡ không dám cười to, đàn ông thì mắc cỡ ít hơn nên cười to hơn, riêng tôi thì quá hiểu cô, tôi cũng không sợ cô, khoái chí cười đến chảy cả nước mắt. Cô bảo sau đó tìm được hài cốt thì anh chàng kia tin sái cổ, cứ chữa lỗi bằng cách năn nỉ biếu đoàn đi lấy mộ mấy quả mít vườn nhà anh ta. Cô kể xong, tôi bảo: “Cái câu hay nhất của cô em sẽ viết lên đấy!”. “Không được! Không được! Em chỉ nói ở đây cho vui thôi, anh không được viết lên!” “Em phải viết lên, nhà văn có tài là phải dùng được tất cả từ ngữ của con người”. Để không thất hứa nên tôi đã viết lên.
Dưới đây là một số hình ảnh rất dân dã và gần gũi của cô:
Ngược lại, nhiều lúc cô vẫn rất gần gũi, nhưng lại rất xa xăm, rất nhiều người nói với tôi họ nhìn thấy thần thái Đức Quán Thế Âm Bồ Tát trong hình bóng của cô. Vì vậy từ già tới trẻ, kể cả chị em ruột của cô, đa phần đều gọi cô là “cô” và xưng “con”:
Còn tôi thì hiểu về cô không đơn giản như thế mà tôi hiểu cô bằng tất cả sự thông minh của tôi, tri thức của tôi và tài năng của tôi.
Còn rất nhiều chuyện hay qua câu chuyện đám cưới này, xin hẹn bạn đọc vào số sau.
28-5-2015
ĐÔNG LA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét