Lê Trọng Hồng, một cây bút sắc sảo của câu lạc bộ Côn Sơn và CLB thơ đường Phả Lại đã có lời bình vê một số bài thư của các tác giả thơ đường, tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông với độc giả Tri Ân Cuộc Đời:
VŨNG TẦU (Nghinh phong Vọng nguyệt đếm sao rơi)
(Bùi Viết Thinh)
(Bùi Viết Thinh)
Vũng Tầu đẹp lắm Vũng Tầu ơi
Rực lửa giàn khoan giữa biển khơi
Khách sạn lâu đài ngày nhộn nhịp
Vũ trường quán hát tối vui chơi
Đỉnh đồi tượng Chúa dang tay đứng
Chân núi Thích Ca xếp gối ngồi
Bãi tắm trước sau mừng đón khách
Nghinh phong Vọng nguyệt đếm sao rơi.
Vũng tàu là một bài thơ Đường luật vịnh cảnh. Đã là vịnh thì thơ cần nói nhiều về cảnh, tuy nhiên thơ Đường luật lại chỉ cho thực có một cặp câu mà thôi. Chính vì vậy mà tác giả đã cố gắng đưa các thông tin về cảnh vào chung với các cặp câu khác để các cặp câu này vừa mang chức năng của nó vừa gánh thêm chức năng cho phần thực và phần thực đã hiện ra khá nhiều hình ảnh, đó là “giàn khoan rực lửa, khách sạn, lâu đài, vũ trường, quán hát” và xa hơn nữa là “tượng chúa trên đồi, Thích Ca dưới núi” cũng hòa vào cuộc sống nhiều màu sắc hôm nay.
Một trong những nét độc đáo của thơ Đường luật đó là ý tại ngôn ngoại do đó mà từ cảnh thấy tình. Cái say sưa lao động, cái khí thế lao động được ví với ngọn lửa rực cháy nơi giàn khoan giữa biển, nhưng cuộc sống tươi mới lại hiện lên với nhiều nơi vui chơi thoải mái rất cần cho những người lao động hết mình trong các giờ nghỉ của họ để rồi mai tới lại tiếp tục lao vào công việc của đất nước giao cho.
Bài thơ còn đưa thêm hình ảnh tượng chúa và tượng phật vào khung cảnh thơ. Nói đến khung cảnh thơ hoàn toàn khác với khung cảnh thực ở chỗ có cảnh mà không cần đưa vào. Ở đây muốn nói rằng có cảnh là điều kiện, còn đưa cảnh ấy vào lại là ngụ ý của tác giả. Điều chúng ta thấy là chuyện ngoài đời vốn là vật chất đã sẵn, chuyện bên trong cùng với niềm tin vốn có của con người vào đạo, đó là đời sống về tinh thần cũng được đề cao.
Cho dù Nghinh Phong, Vọng Nguyệt là tên gọi của các địa điểm ở Vũng Tầu những ở đây cách chơi mới mẻ đó là chọn đưa nó thành những thú vui mà những nhà thơ vẫn từng ao ước. Còn gì thú vị hơn cái thú nhàn tản của con người mỗi khi được thỏa mãn. Lẽ nào không tự cho mình được sống thoải mái ngồi đón gió và ngắm sao trời nghĩ về những vần thơ trong những ngày mai tới. Câu thơ có cái kết rất mở, dù chẳng nói gì về việc yêu ghét thêm nữa mà ta vẫn thấy cái sự sung sướng của nhà thơ và vì thế ta mới hiểu vì sao ngay từ câu khai đề tác giả đã hào hứng với lời khen “đẹp lắm”
NHỚ
(Đinh Công Cường)
Nhớ thời đánh Mỹ vượt Trường Sơn
Đạn réo bom rơi chí chẳng sờn
Chân đạp mây bay leo dốc đứng
Tóc vờn gió lộng bước đường trơn
Xông pha đuổi giặc trên đường Chín
Truy kích vây thù dưới Tà Cơn
Đất nước hoà bình giờ hạnh phúc
Nhớ thời đánh Mỹ vượt Trường sơn.
Đây là một bài thơ theo thể Thủ vĩ ngâm khá điển hình ôn lại những kỷ niệm thời kháng chiến chống Mỹ. Đặc trưng của thể thủ vĩ ngâm là muốn nhấn mạnh một chủ đề nào đó bằng cách lặp lại để gieo vào lòng người đọc những điều mình muốn nói.
Phần thực của bài thơ được tiếp nối ngay từ câu thừa đề để có thêm chất liệu nói về những nguy hiểm gian nan trên đường đi đánh giặc, thậm chí còn kéo dài đan xen vào phần luận để lột tả cái khó khăn nguy hiểm của bom đạn giặc, cái khó khăn cản trở của hoàn cảnh tự nhiên. Đây là những cảnh thực nhất về chiến tranh thời đó. Đặc biệt hơn là tác giả còn cho người đọc biết cả cái địa điểm cụ thể mình muốn nói đến trong cuộc chiến.
Cặp luận áp dụng theo kiểu lưu thủy đối để kéo tràn từ câu trước sang câu sau hai chiến lược của quân đội ta thời đó. Đó là “đuổi” để dồn lại và “vây” chặt không cho thoát, gợi cho ta nhớ tới chiến thuật “đánh lấn” thời giải phóng Điện Biên và chiến thuật “vây ép” trong những năm đánh Mỹ. Nhiều hơn thế là các cặp động từ đối chọi, cùng với cách ngắt nhịp 4/3 mạch lạc đã đưa bài thơ vượt qua rào cản “buồn man mác” vốn dĩ của thơ Đường luật để đến với không khí sôi động hơn. Kết của bài thơ, thêm một lần nữa nói về sự kiên cường, dũng cảm cùng với ý quyết thắng của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và khảng định kết quả to lớn không gì sánh nổi đó là hòa bình hạnh phúc.
Đạn réo bom rơi chí chẳng sờn
Chân đạp mây bay leo dốc đứng
Tóc vờn gió lộng bước đường trơn
Xông pha đuổi giặc trên đường Chín
Truy kích vây thù dưới Tà Cơn
Đất nước hoà bình giờ hạnh phúc
Nhớ thời đánh Mỹ vượt Trường sơn.
Đây là một bài thơ theo thể Thủ vĩ ngâm khá điển hình ôn lại những kỷ niệm thời kháng chiến chống Mỹ. Đặc trưng của thể thủ vĩ ngâm là muốn nhấn mạnh một chủ đề nào đó bằng cách lặp lại để gieo vào lòng người đọc những điều mình muốn nói.
Phần thực của bài thơ được tiếp nối ngay từ câu thừa đề để có thêm chất liệu nói về những nguy hiểm gian nan trên đường đi đánh giặc, thậm chí còn kéo dài đan xen vào phần luận để lột tả cái khó khăn nguy hiểm của bom đạn giặc, cái khó khăn cản trở của hoàn cảnh tự nhiên. Đây là những cảnh thực nhất về chiến tranh thời đó. Đặc biệt hơn là tác giả còn cho người đọc biết cả cái địa điểm cụ thể mình muốn nói đến trong cuộc chiến.
Cặp luận áp dụng theo kiểu lưu thủy đối để kéo tràn từ câu trước sang câu sau hai chiến lược của quân đội ta thời đó. Đó là “đuổi” để dồn lại và “vây” chặt không cho thoát, gợi cho ta nhớ tới chiến thuật “đánh lấn” thời giải phóng Điện Biên và chiến thuật “vây ép” trong những năm đánh Mỹ. Nhiều hơn thế là các cặp động từ đối chọi, cùng với cách ngắt nhịp 4/3 mạch lạc đã đưa bài thơ vượt qua rào cản “buồn man mác” vốn dĩ của thơ Đường luật để đến với không khí sôi động hơn. Kết của bài thơ, thêm một lần nữa nói về sự kiên cường, dũng cảm cùng với ý quyết thắng của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và khảng định kết quả to lớn không gì sánh nổi đó là hòa bình hạnh phúc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét