LẠI CHUYỆN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA THUỘC VNCH

LẠI CHUYỆN HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
THUỘC VNCH

Trên trang Bauxite,05/06/2014, có bài của Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt: Công ước Kế tục Quốc gia của Liên Hiệp Quốc không đòi hỏi thừa kế các hiệp định liên quan đến lãnh thổ. Các tác giả cho biết định nghĩa Quốc gia theo Công ước Montevideo:
a) một khối dân cư thường xuyên,
b) một vùng lãnh thổ được xác định,
c) một chính quyền, và
d) khả năng thiết lập quan hệ với các Quốc gia khác.
Rồi cho rằng “Theo định nghĩa trên, Đài Loan hiện nay, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), Việt Nam Cộng hòa (VNCH), Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN) cũng là Quốc gia theo định nghĩa của Luật quốc tế trên”.
Theo Công ước Kế tục của LHQ, khái niệm Kế tục (succession) :
Một pháp nhân quốc gia này khi kế tục một hay nhiều pháp nhân quốc gia khác trước đó, không nhất thiết phải kế thừa tất cả những hiệp định của pháp nhân quốc gia mà nó kế tục”.
Từ kết luận này, hai tác giả cho lập luận của Trung Quốc cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958 chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa, là không có giá trị vì một trong ba lý do:
Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa”.
Trên Thanh Niên OL cũng có bài của Quốc Pháp “CHXHCN Việt Nam Có Bị Ràng Buộc Bởi Công Thư 1958?”. Tác giả dựa vào 2 Công ước của Liên Hiệp Quốc: Công ước về thừa kế quốc gia đối với điều ước quốc tế năm 1978; Công ước về thừa kế quốc gia đối với tài sản, lưu trữ và nợ quốc gia năm 1983. Thừa kế quốc gia được nói rõ: “Thừa kế khi thuộc địa trở thành quốc gia mới độc lập; Thừa kế khi có sự sáp nhập hoặc tách rời quốc gia; Thừa kế khi chuyển giao một bộ phận lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác”. Cả hai, “quốc gia tiền bối (predecessor state) và quốc gia thừa kế (successor state)” đều có “đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia theo Công ước Montevideo”.
Với “Thừa kế quốc gia của Nhà nước Việt Nam” tác giả cho:
 “Trước khi bị Pháp xâm lược, nước Việt Nam, mà người đại diện là Triều đình của các Hoàng đế nhà Nguyễn, khi Pháp đã hoàn tất quá trình biến Việt Nam thành thuộc địa của mình. Theo luật pháp quốc tế thời bấy giờ thì Pháp là quốc gia thừa kế của Nhà nước phong kiến Việt Nam”; “Với Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập có chủ quyền, chủ thể của luật pháp quốc tế. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Tuyên ngôn Độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập”; “ngày 23.9.1945, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam… Bảo Đại về nước thành lập Quốc gia Việt Nam (từ 1956 đổi thành Việt Nam Cộng hòa - dưới dây gọi chung là VNCH)… Từ thời điểm này trên lãnh thổ Việt Nam song song tồn tại hai chính phủ là VNDCCH và VNCH”; “Hiệp định Genève 1954là văn kiện pháp lý quốc tế đa phương quan trọng đầu tiên công nhận “chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam… Theo Hiệp định Genève, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết (chính quyền và quân đội VNDCCH tập trung về miền Bắc; chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam). Mặc dù “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ”. (Đ.6 Tuyên bố chung), nhưng Đ.14 (k.a) lại quy định "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy (TG nhấn mạnh)". 
Từ những cơ sở lý luận về thừa kế quốc gia như trên tác giả Quốc Pháp trả lời câu hỏi: “Công thư 1958 có ràng buộc CHXHCNVN hay không?”. Tác giả cho rằng “Từ những dẫn chứng trên có thể kết luận: VNCH là một quốc gia chủ thể của luật pháp quốc tế và những hành động với tư cách quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế của VNCH cần phải được tôn trọng”; “Với tư cách là quốc gia chủ thể luật pháp quốc tế, VNCH đã tiếp quản và quản lý Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.
***
Như vậy cả ba tác giả Tạ Văn Tài, Vũ Quang Việt và Quốc Pháp trong hai bài viết trên đã dùng Công ước Montevideo đểxác định Việt Nam Cộng hòa là “Quốc gia”, rồi theo lý lẽ từ “thừa kế quốc gia” cho Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Quốc gia VNCH. Từ đó, lá thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là vô giá trị. Nhưng theo chính Công ước Montevideo:
Điều 8:
Không nhà nước nào có quyền can thiệp vào công việc đối nội hoặc đối ngoại của một nhà nước khác.
Điều 11:
Lãnh thổ của một quốc gia là bất khả xâm phạm và có thể không phải đối tượng của sự chiếm đóng quân sự cũng như các biện pháp vũ lực đối với tiểu bang khác trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc bất kỳ động cơ bất cứ điều gì thậm chí tạm thời.
Theo hai điều trên thì rõ ràng không phải “Theo luật pháp quốc tế thời bấy giờ thì Pháp là quốc gia thừa kế của Nhà nước phong kiến Việt Nam” theo như ý ông Quốc Pháp! Vậy Pháp không có quyền “thừa kế” vì đã “chiếm đóng quân sự” nên các “quốc gia” do Pháp nặn ra như Liên Bang Đông Dương, Quốc Gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa không thể là “Quốc gia” theo đúng định nghĩa của Công ước Montevideo.
Ông Quốc Pháp cũng nhấn mạnh sai chỗ này: “nhưng Đ.14 (k.a) lại quy định "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy (TG nhấn mạnh)”, để cho rằng VNCH có chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa. Vì “phụ trách quản lý hành chính” chỉ trong thời hạn đợi tổng tuyển cử, mà chữ “bên” ở đây chủ yếu là nói về “ông chủ” là Pháp. Cụ thể nội dung trên thuộc Hiệp định đầy đủ hơn là:
Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy".
Chính vậy, từ việc hiểu sai lá thư của cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, viện dẫn đủ các Công ước, Hiệp định quốc tế, nhưng lại sai với chính các văn bản ấy, cho Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VNCH để bác bỏ lá thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, sẽ là đuối lý trong tranh luận.
Xin nhắc lại ý tôi đã viết:
Với cái lýHoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hòa.  Anh không thể cho cái mà anh không có” thì ý một tay Ngô Viễn Phú (Học giả TQ) thế này thôi ta cũng khó cãi:
Trước năm 1975, tức là trước khi chính quyền miền Bắc giành chiến thắng để thống nhất hai miền Nam Bắc, miền Bắc một mực tuyên bố mình là chính thống, là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam, và gọi chính quyền miền Nam là “bù nhìn”, là “chính quyền ngụy” phi pháp, cần phải tiêu diệt. Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa”!
Vì vậy, không được lảng tránh mà quan trọng nhất là phải hiểu cho thật chính xác ý của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong lá thư:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa … sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”.
Xin nhắc lại: Nếu cố Thủ tướng viết Chính phủ Việt Nam “tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Hoa quyết định về hải phận” thì chúng ta hết cãi, vì “bản tuyên bố” nói chung là có bao hàm ý Tây Sa, Nam Sa thuộc Trung Quốc. Tán thành “bản tuyên bố” nghĩa là tán thành ý “Tây Sa, Nam Sa thuộc Trung Quốc”.
Nhưng cố Thủ tướng không viết chung chung như vậy mà viết cụ thể, chỉ: “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc” thôi. Vậy cụ chỉ tôn trọng những gì của Trung Quốc, còn Hoàng Sa và Trường Sa vốn của Việt Nam, viết như thế có nghĩa là cụ không công nhận.
Còn chứng cớ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, từ tài liệu cho đến thực tế, chắc chắn sẽ áp đảo chứng cớ của phía TQ cho hai quần đảo là của họ. Chỉ nêu vài ý. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco với sự tham gia của 51 nước, đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc đã bị Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống. Hồi Nhà Thanh, Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905 tái bản lần thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến Hải Nam. Trung Quốc địa lý học Giáo khoa thư  xuất bản năm 1906 viết: "Điểm mút của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18013′ Bắc". Còn đây là nguồn cội sinh ra các bản đồ đó:
            25-6-2014
          ĐÔNG LA
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét