Cuộc tranh luận triết học giữa Trần Đức Thảo và Sartre Trong cuốn Đèn cù của Trần Đĩnh
Có một người báo cho tôi biết trên VTV chúng nó lại nói bậy về cô Vũ Thị Hòa. Nhà tôi sắp có việc lớn nên tôi không coi, thư thả sẽ coi. Trên chính VTV hôm qua chiếu cuộc “dân hỏi quan chức trả lời” ông Huỳnh Phong Tranh, Chánh Thanh tra Chính phủ, về chuyện khiếu nại tố cáo của dân. Vì vậy theo tôi cô Hòa lại phải làm đơn kiện Trần Bình Minh và Thu Uyên theo luật định thôi. Cũng là để xem lời ông Tranh nói có đúng không hay chỉ nói suông. |
(Jean-Paul Sartre)
Trong cuốn Đèn cù,Trần Đĩnh có viết về cuộc tranh luận triết học giữa Trần Đức Thảo và Sartre. Với những người quan tâm đến triết học, đây là một cuộc tranh luận lừng danh, vì có lẽ Trần Đức Thảo là người Việt Nam duy nhất tranh luận với một nhà triết học, nhà văn tầm cỡ Jean-Paul Sartre, người từng được trao giải Nobel Văn học vào năm 1964 nhưng ông từ chối. Theo GS Nguyễn Đình Chú: “Trần Đức Thảo đã đứng trên lập trường Mác-xít tranh luận với nhà triết học nổi tiếng của Pháp là ông Jean-Paul Sartre và được dư luận cho là thắng cuộc”. Cuộc tranh luận này cùng với nhận xét của GS Trần Văn Giàu về Trần Đức Thảo thường được coi là những cơ sở để giới học thuật cho rằng, ở Việt Nam chỉ có học giả triết học còn để được gọi là “nhà triết học” thì chỉ có duy nhất Trần Đức Thảo. Cũng theo GS Nguyễn Đình Chú: “Giáo sư dạy triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chúng tôi ở năm thứ nhất là Trần Văn Giàu mà thuở ấy, không chỉ với học trò chúng tôi mà còn cả với dư luận xã hội, là một thần tượng không ai bằng. Ấy vậy mà một lần, trong buổi giải lao, giáo sư Trần Văn Giàu đã nói với học trò tại sân trường, các cậu muốn biết thế nào là triết học thì hãy chờ sang năm học với thầy Thảo. Thầy Thảo là người đọc gần hết sách của thư viện Paris”.
Có điều theo Trần Đĩnh, sự thật cuộc tranh luận triết học giữa Trần Đức Thảo và Sartre lại chỉ là chuyện “tưởng tượng”:
“Sáng hôm ấy, tôi hỏi anh tranh luận với Sartre ngày ở Pháp làm sao, Thảo nhăn mặt lại: - Tranh luận nào?... Không có đâu. Tranh luận thế nào được với Sartre? Thấy rõ nét mặt ngượng nghịu của anh lúc bấy giờ. Chuyện là như thế này: lúc ấy có một hội thảo trên sách báo của giới triết học, trong đó Tiến sĩ có một của Thảo. Theo dự định, Sartre cũng có một tham luận - và tham luận ấy đối lại với cái của Thảo chứ không phải có tổ chức hội thảo mặt đối mặt với nhau- nhưng rồi không hiểu sao Sartre không tham luận nữa. Thảo nói chắc ông ta thấy nhảy vào cuộc này chẳng đem lại danh giá gì hơn cho ông ta”.
Theo TS Triết học CÙ HUY CHỬ và Luật sư CÙ HUY SONG HÀ:
“Năm 1950, Trần Đức Thảo đối thoại với Jean-Paul Sartre về chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Mác. Điểm khác nhau căn bản trong cách đặt vấn đề là: Jean-Paul Sartre chỉ công nhận chủ nghĩa Mác có giá trị về khoa học lịch sử và xã hội, theo ông chủ nghĩa Mác không có giá trị nhận thức triết học. Ngược lại Trần Đức Thảo cho rằng chủ nghĩa Mác có giá trị toàn diện, cả lịch sử, cả xã hội và cả triết học. Cuộc đối thoại gặp bế tắc khi đề cập đến Hiện tượng học của Husserl, vì Jean-Paul Sartre chưa thấu hiểu chủ nghĩa Mác và chưa đọc hết các tác phẩm căn bản của Mác, Jean-Paul Sartre cũng chưa đọc hết các tác phẩm của Husserl. Bởi vậy cuộc đối thoại đi vào bế tắc, thất bại, hai bên không ra được tác phẩm chung về cuộc đối thoại ấy. Sau này khi Jean-Paul Sartre qua đời, Trần Đức Thảo có nói với chúng tôi: Phải tầm cỡ như Jean-Paul Sartre mới đặt ra được sự nghi vấn về giá trị triết học của chủ nghĩa Mác, bởi vì trong bối cảnh lúc bấy giờ, tư tưởng Stalin đang đóng vai trò gần như thống trị học thuyết mác-xít, đã hướng chủ nghĩa Mác đi vào chính trị đơn thuần, dung tục hóa, đơn giản hóa chủ nghĩa Mác, làm mất đi giá trị căn bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đó là tính nhân văn, nhân bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, có khả năng khái quát toàn bộ quy luật của sự vận động của thế giới, là sự phát triển của tự nhiên tất yếu dẫn đến sự phát triển có tính loài của con người, sự phát triển của xã hội. Cuộc trao đổi giữa Trần Đức Thảo với Jean-Paul Sartre tuy không có kết quả, nhưng Trần Đức Thảo đã ý thức được nguy cơ của việc nhận thức và phát triển sai lệch triết học Mác thời điểm ấy”.
Như vậy ai đúng, ai sai, sự thật về cuộc tranh luận là như thế nào?
Như tôi đã viết “sự thật” trong các cuốn “hồi ký” hoặc những cuốn sách chuyên đi sưu tập những chuyện ngồi lê đôi mách, dù mọi chuyện có đúng diễn ra như thế nhưng vẫn không phải là sự thật. Vì những chuyện đó được nói ra còn tùy theo thái độ hoặc tâm trạng của người ta. Mỗi chúng ta đây ai mà không có những lúc đùa tếu, những lúc mà những điều ta nói ra không phải thật là thái độ hoặc suy nghĩ của mình. Vì vậy những cuốn trước đây như Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên, Mặt thật của Bùi Tín, Bên Thắng cuộc của Huy Đức, v.v…, và hôm nay Đèn cù của Trần Đĩnh sẽ là công cụ rất tốt cho việc bôi bẩn, xỏ xiên và quấy rối chứ chúng hoàn toàn không có những giá trị chân chính.
Còn cuộc tranh luận giữa Trần Đức Thảo và Jean-Paul Sartre có lẽ đúng nhất là theo chính Hồi ký của Trần Đức Thảo mà ông đã viết trước khi mất mấy năm:
“Trong giai đoạn cuối cùng của tôi ngày xưa ở bên Pháp, tôi đã xác nhận chủ nghĩa Marx trong bài từ giã chủ nghĩa hiện sinh: “Hiện tượng học của tinh thần và nội dung thực tế của nó”. (Les Temps Modernes tháng 9-1948). Trong ấy tôi biện minh cho sự lựa chọn của tôi bằng cách nêu lên những chân trời rộng rãi mà quan điểm duy vật biện chứng và lịch sử xã hội mở ra cho công việc phân tích ý thức sinh thức.
Đấy là cái mà tôi đã tìm cách giải thích cho Jean-Paul Sartre trong năm buổi trao đổi tiến hành vào mùa đông 1949-1950, theo lời mời của ông ấy. Tuy nhiên buổi nào cũng đi đến kết quả tiêu cực, do sự bất đồng cơ bản ngay từ xuất phát điểm trong thế giới quan của hai bên. Cuối cùng thì chỉ còn có thể ghi nhận rằng không thể nào dung hòa giữa chủ nghĩa hiện sinh với chủ nghĩa Marx”. (TP. HCM, ngày ngày 20 tháng 4 năm 1989) (Nguồn: triethoc.edu.vn).
22-9-2014
ĐÔNG LA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét