Từ bài toán tính gà: Đa Đảng đúng là loạn!
(Cô kỳ quá!)
Với bài toán: Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?
Với các phương án:
A. 4x8=32
B. 8x4=32
C. 4+8=12
D. 8:4=2
Phương án đúng được cho là B (8x4=32), học sinh lựa chọn đáp án A (4x8=32) bị giáo viên cho là sai!
Từ sự việc đó, người biên soạn, chuyên gia giáo dục, chuyên gia toán học, giáo viên đứng lớp, phu huynh “cãi nhau” loạn cả lên, không thống nhất được.
Một bài toán con con đã khó thống nhất như thế thử hỏi những vấn phức tạp, lớn lao về chính trị tư tưởng, về đường lối phát triển của cả một đất nước sẽ khó thống nhất đến thế nào!
Trong thực tế, những người có trí tuệ càng cao, cái tâm càng sáng thì người ta càng dễ thống nhất ý kiến vì mục đích chung. Vì vậy người ta hay nói tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng phụ thuộc vào trình độ xã hội là thế.
Quay lại bài toán tính gà, việc cho chỉ có 8x4 mới đúng và 4x8 là sai đã thể hiện tính máy móc, khuôn mẫu, coi việc học thuộc các quy ước hình thức là quan trọng, chính là tính “mất dậy” nhất, tốn công, tốn của, vô tích sự nhất của nền giáo dục nước ta. Cũng như một lần tôi đã viết: không thuộc chiều dài con sông, số quân địch chết trong một trận đánh, ngày sinh của Xuân Diệu… là không có điểm vậy.
Mục đích giáo dục là giúp cho học trò nhận thức được vấn đề chứ không phải thuộc những điều vô bổ. Như cần hiểu con sông đó có vai trò gì? Trận đánh đó quan trọng như thế nào? Thơ Xuân Diệu hay dở ra sao? Những cái đó là quan trọng chứ không phải là chuyện thuộc những chi tiết nêu trên.
Cũng như học sử về Hiệp định Genève 1954 thì học trò cần phải hiểu bản chất chính là cái việc do Pháp thua tại Điện Biên Phủ nên phải ký kết với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cái Hiệp định đó cho Vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới tạm thời, khi bầu cử trong cả nước xong thì nó hết vai trò. Còn về lá thư của cố TT Phạm Văn Đồng thì cụ chỉ công nhận lãnh hải của Trung Quốc thôi; Hoàng Sa, Trường Sa vốn của Việt Nam, cụ không nhắc đến, nghĩa là còn nguyên ở VN, cụ không dâng cho ai cả. Vì vậy nói như Dương “Tầu”, theo Hiệp định Genève, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc VNCH nên ông Phạm Văn Đồng không có quyền công nhận cho TQ, thì ông ta không chỉ sai về sử mà còn phản động nữa vì đã công nhận tính chính nghĩa của VNCH!
Tương tự, quay lại bài toán trên, cái chính là học sinh phải hiểu được tính chất của phép nhân và tìm ra kết quả đúng là 32 con gà.
Tại sao lại đặt ra cái quy ước 8x4 mới đúng còn 4x8 là sai?
Giờ ta thử xem cuộc tranh luận.
Theo một giáo viên: “Một câu hỏi đố, không chỉ đơn giản là phép tính nhân thông thường. Chuyện 4 chuồng nuôi gà, mỗi chuồng có 8 con khác có 8 chuồng, mỗi chuồng có 4 con”. Một giáo viên tiểu học khác: “Chuyện một số 8 được gấp lên 4 lần khác với chuyện một số 4 được gấp lên 8 lần dù kết quả vẫn là 32”.
Hai vị này đúng quá, có điều khi các em chọn 4x8 là các em nghĩ là 4 chuồng nhân với 8 con gà chứ không nghĩ như hai vị là 4 con gà nhân với 8 chuồng đâu!
Tương tự, hai bà sau đây cũng hiểu sai như hai cô giáo trên. Theo bà TS tên là Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: “cần phân biệt cho học sinh hiểu đâu là đơn vị tính đâu là số lần được gấp lên. Với câu hỏi “Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?”, số gà là đơn vị tính, sẽ viết phép tính là 8x4 (tức là 8 con gà gấp lên 4 lần)”. PGS.TS Trần Ngọc Lan, giảng viên cũng ở khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: “4 con vịt/chuồng, nhốt ở 2 chuồng khác 2 con vịt/chuồng, nhốt ở 4 chuồng. Đó là ý nghĩa thực tiễn của toán ứng dụng và đúng theo quy ước trong SGK hiện hành”.
Theo PGS.TS Đỗ Đình Hoan, chủ biên bộ sách, cho biết: “SGK toán tiểu học đã được thử nghiệm, biên soạn và được Hội đồng khoa học của Bộ GD-ĐT thẩm định nhiều vòng. Trong thực tế giảng dạy đông đảo giáo viên, các nhà sư phạm, các nhà khoa học tiếp tục đóng góp ý kiến”.
Nghĩa là để làm được chương trình như trên đã tiêu tốn nhiều công của. Ông này tiếp: “Khi giải bài toán trắc nghiệm nêu trên học sinh đã được học quy ước về viết tên đơn vị trong bài tính của bài toán nêu trên là 8x4=32 (con gà), không viết 4x8=32 (con gà)”.
Như vậy chỉ là việc quy ước riêng của các ông để làm khổ học trò chứ 4 chuồng x 8 (con gà) cũng bằng 32 (con gà) như 8 (con gà) x 4 chuồng chứ không thể ra 32 con khác hoặc cái gì khác được. Vì đơn vị “con gà” vẫn còn nguyên đó chỉ bị mất khi “con gà”/ “con gà” mà thôi!
Theo tôi, bản chất phép nhân là nhân lên hoặc gấp lên mấy lần, vì vậy cái “bản chất nhân” ấy phải được ưu tiên, ghi trước trong phép tính. Vì vậy bài toán trên số nhân là 4 lần (tức số chuồng) phải ghi trước, nên phương án đúng nhất là: 4 chuồng x 8 (con gà) = 32 (con gà)!
Có “một chuyên gia bộ môn đại số” cũng cho: “Cần nhớ rằng theo thông lệ đời sống và khoa học quốc tế từ xa xưa cho đến ngày nay thì: 8 con gà + 8 con gà + 8 con gà + 8 con gà = 4 lần 8 con gà = 4 x 8 con gà = 32 con gà”. Một tác giả khác trích dẫn cách dạy phép nhân của Mỹ và Singapore cũng tương tự như vậy.
Thí dụ:
Aini mua 5 hộp bánh. Có 4 chiếc bánh trong mỗi hộp. Hỏi tất cả Aini mua bao nhiêu chiếc bánh?
Hướng dẫn: Ta có 4 +4 +4 +4 +4 = 20
5 hộp bánh có 4 chiếc = 20
Ta có phép nhân 5 x 4 = 20
(‘5 fours’ là một cách viết khác của phép nhân 5 x 4)
Tóm lại ngành giáo dục nước ta đúng là “gà què ăn quẩn cối xay”, “loanh quanh làm học trò và phụ huynh mỏi mệt”, cái gì cũng quan trọng, cũng ghê ghớm nhưng toàn bày những việc tốn công, tốn của, vô tích sự. Vì vậy dẫn tới cái hậu quả là thực tế nền giáo dục VN chưa sinh ra bất cứ một phát minh tầm cỡ quốc tế nào, trong đời sống thì cũng chưa giúp cho công nghệ sản xuất tạo ra được một sản phẩm công nghệ tầm vóc quốc tế nào. Cũng vì thế, đúng như TBT Nguyễn Phú Trọng nói xã hội ta còn lâu mới lên được XHCN! Và một bài toán con con cũng chưa thống nhất được thì đa Đảng tất sẽ loạn!
9-9-2014
ĐÔNG LA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét