HIỆN TƯỢNG LẠM DỤNG VÀ LỢI DỤNG BÁO CHÍ



HIỆN TƯỢNG LẠM DỤNG VÀ LỢI DỤNG BÁO CHÍ

Khi được hỏi về vụ Công Phượng, ông Lê Như Tiến,  Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH, có ý rất đúng: “Hiến pháp có chương về “Quyền con người” và “Quyền công dân” đã nêu rõ việc tôn trọng, không nên có những hành động tổn hại đến đời tư của người khác. Báo chí … không làm tổn hại đến cá nhân, danh dự của một người nào đó nếu chưa có phán xét, kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng có thẩm quyền”; “Báo chí không nên phán xét thay cơ quan chức năng”.
Theo Luật Báo chí, Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí“Thông tin trung thực”; “Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Báo chí cũng có quyền “đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác” nhưng  “Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân”; “Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”.
Tóm lại nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí là “thông tin”“tuyên truyền”. Có quyền “đấu tranh” nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin.
Như vậy, trong thời gian qua tôi thấy đã có hiện tượng lạm quyền và tệ hơn là lợi dụng quyền trong lĩnh vực báo chí.
Với vụ Công Phượng, việc gian dối tuổi tác để có thành tích có tính chất là một sự lừa đảo nên sự điều tra thuộc về cơ quan điều tra hình sự. Đơn giản là vì sự điều tra tội phạm phải có chuyên môn. Theo Luật Tố cáo, trong một cơ quan, người đứng đầu cơ quan cũng chỉ giải quyết đơn tố cáo sự vi phạm pháp luật chung, còn hành vi vi phạm pháp luật “có dấu hiệu tội phạm” thì theo “quy định của pháp luật về tố tụng hình sự” việc điều tra thuộc về các cơ quan điều tra. Vậy là theo luật, phạm pháp và phạm tội là hai khái niệm khác nhau về cấp độ vi phạm. Vậy mà phóng viên VTV y như cán bộ điều tra hình sự đi thu thập chứng cớ về tuổi thật của Công Phượng. Sự thật còn mù mờ, VTV đã tung tin ồn ào trên sóng truyền hình nhằm câu khách, bất chấp việc đó xúc phạm đến đời tư và nhân phẩm của Công Phượng và gia đình.
Còn việc Thu Uyên chống ngoại cảm? Vụ này thì không chỉ có sự lạm quyền mà còn có cả sự lợi dụng quyền báo chí để trục lợi, hại người. Vì không có chuyên môn điều tra, không hiểu luật, không hiểu những tri thức liên quan, lại có sẵn ý đồ trục lợi nên cô ta bất chấp sự thật, chỉ dựa vào một chiều những nhân chứng xấu và cố tình không hiểu đúng thực tế, cố tình xuyên tạc, bịa chuyện. Theo luật hình sự, cô ta đã phạm tội vu khống và tội lợi dụng quyền báo chí hại người. Thu Uyên tự tin dựa vào những văn bản và các cá nhân có “trách nhiệm” và “thẩm quyền” nhưng cô ta không biết rằng trong vụ PU18, ông nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cũng từng viết những bài đăng trên báo Thanh Niên, nguồn tin cũng lấy từ những “cán bộ có trách nhiệm, có thẩm quyền” nhưng vẫn bị hai năm tù giam. Đơn giản là vì không phải cứ là “cán bộ có trách nhiệm, có thẩm quyền” thì không sai. Như ông Trần Văn Truyền là Tổng Thanh tra Chính phủ thì không “ăn” tới 6 căn nhà!
26-11-2014
ĐÔNG LA
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét