Chương trình 'Tiền thưởng cho Công lý' của Mỹ hữu hiệu như thế nào?

http://baomai.blogspot.com/
20 triệu đôla cho thông tin về 4 thủ lãnh chủ chốt của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo – đó là đề nghị thưởng tiền mới nhất của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dành cho bất cứ ai gửi thư qua bưu điện, gửi email hoặc gọi điện thoại cho biết thông tin về các tay chỉ huy ISIS cầm đầu các hoạt động ở Iraq và Syria.

image

Thông tin về Abd al-Rahman Mustafa al-Qaduli, một thủ lãnh al-Qaida ở Iraq trước khi cầm đầu nhóm Nhà nước Hồi giáo trị giá 7 triệu đôla. Giải thưởng 5 triệu đôla được treo trên đầu của Abu Mohammed al-Adnani và Tarkhan Tayaumuraxovich Batirashvili. Và thông tin về tung tích của Taria bin al-Tahar al Falih al-‘Wani al Harzi đáng giá 3 triệu đôla.

image
Ảnh chụp từ trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả chi tiết về khoản tiền thưởng cho những ai cung cấp thông tin về Abu Mohammed al-Adnani, phát ngôn viên của nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Chương trình Tiền thưởng cho Công lý của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không phải là một danh sách giết người. Đó là một danh sách dùng để bắt giữ và truy tố các phần tử khủng bố. Nhưng như ông Bill Roggio, thành viên kỳ cựu của Quỹ Bảo vệ các Nền Dân chủ nêu ra: các vụ bắt giữ này sẽ có tác dụng như thế nào?

Ông Roggio phân tích: “Nhiều khi các cá nhân này không sống trong các xã hội tây phương hoặc thậm chí trong các nước có thể tiếp cận được với bọn họ. Họ thường sống và hoạt động trong các khu vực gọi là những khu cấm địa, thường là những khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính các nhóm thánh chiến hay đồng minh của bọn chúng, vì thế thực là cực kỳ khó khăn ngay cả nếu như ta có thể nhận diện được nơi đương sự đang có mặt, để đi vào và bắt bọn họ.”

image
Thậm chí nếu như mục tiêu của chương trình Bộ Ngoại giao không phải là giết những kẻ mà Bộ xác định, theo ông Roggio, thì thực tế là chương trình đó giống y như một danh sách giết người, xét theo quan điểm của CIA và lực lượng Hoạt động Đặc biệt.

Ông nói: “Thông tin đó cuối cùng sẽ đi vào hệ thống tình báo của Hoa Kỳ, và CIA, và quân đội Hoa Kỳ cùng các cơ quan khác tiếp cận với thông tin đó. Do đó, hoàn toàn có khả năng là thông tin sử dụng trong chương trình 'Tiền thưởng cho Công lý' được sử dụng để giúp nhắm mục tiêu và hạ sát các thủ lãnh khủng bố.”

Bộ Ngoại giao cho biết kể từ khi khởi sự vào năm 1984, chương trình đã chi trả hơn 125 triệu đôla cho hơn 80 người cung cấp “thông tin có thể sử dụng được” để đưa các phần tử khủng bố vào tù, hoặc ngăn chặn các hành vi khủng bố.

http://baomai.blogspot.com/
Theo website của chương trình, khoản tiền lớn nhất đã chi trả cho đến nay là 30 triệu đôla chi trả cho một cá nhân đã cung cấp thông tin dẫn tới Uday và Qusay Hussein, hai người con trai của nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein. Hai anh em đã bị hạ sát năm 2003 trong một cuộc giao tranh bằng súng với Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ.

Ông David Andelman, chủ biên Tạp chí World Policy (Chính sách Thế giới), nói rằng chính phủ Hoa Kỳ nên sử dụng mọi công cụ để đánh bẫy các phần tử khủng bố, nhận diện chúng và đưa chúng ra trước công lý, nhưng ông nêu nghi vấn về việc trả tiền để có thông tin. Chẳng hạn, ông nói, al Qaida và ISISlà các tổ chức khủng bố kình chống nhau, thì họ có thể lợi dụng chương trình của Bộ Ngoại giao để làm suy yếu đối thủ.

Trong một cuộc điện đàm từ New York, ông Andelman nói, “Phải chăng trên thực tế chúng ta sắp xếp để tự đặt mình vào thế về phe một nhóm khủng bố này để chống lại một nhóm khủng bố khác? Đó là một câu hỏi rất quan trọng.”
Website của chương trình nói mỗi đề nghị trao giải thưởng đi qua một cơ quan điều tra, cơ quan này sẽ đánh giá thông tin, rồi đề nghị người được trao tiền thưởng. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phải phê chuẩn quyết định.

http://baomai.blogspot.com/
Ông Andelman cho biết ông muốn nhìn thấy việc trả tiền thưởng có tác dụng ra sao. “Ai là người sẽ phân phối khoản tiền thưởng đó. Ta không thể chỉ chạy xe vào một đại sứ quán Hoa Kỳ và nói hãy chất đầy thùng xe của tôi hay dồn vào chiếc vali này những giấy bạc 100 đôla. Số tiền này sẽ đi đâu? Sẽ được dùng để làm gì?”

Cả hai nhà phân tích đều hoan nghênh chương trình như một công cụ để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố. Nhưng ông Roggio nói cho đến khi chính phủ Hoa Kỳ đưa ra một sách lược hữu hiệu toàn diện để đánh bại các mạng lưới khủng bố, thì việc bắt giữ hay tiêu diệt các phần tử khủng bố từng người một mới có hiệu quả chung quyết.

http://baomai.blogspot.com/

Sân golf và quyền lực quân đội
Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?
Sứ quán VN 'lạm thu', chuyện không mới?
Đội lốt
Dùng túi xách tay đưa di cốt liệt sĩ Su-22 về quê ...
TC tăng cường ‘quyền lực mềm’ bằng cách thành lập ...
Đất nước bị kiến tạo một cách méo mó
Khi các nhà văn tự biếm họa chân dung
Trưởng ban Hội chợ Tết ở California 'biển thủ'
Vì sao ngành nông nghiệp Mỹ đứng hàng đầu thế giới...
Chị em sinh ba đám cưới cùng lúc
Nghi vấn chính quyền CSVN dùng nữ tu giả trong buổ...
Bôi bác lịch sử?
Vì sao căn hộ nhỏ ở đô thị đang là mốt?
Bà Võ Thị Hảo từ bỏ Hội nhà văn
Thân phận người tị nạn Rohingya
Dịch thuật: đi tìm sự tương đương
Bartoszewski: nhân vật lịch sử của Ba Lan
Thủ pháp né tránh câu hỏi khó
Hồ Chí Minh có mấy vợ và bao nhiêu người tình lẻ ?...
Tại sao phụ nữ thích mang xách tay đồ hiệu đắt tiề...
Xúc tiến TPP, thay vì rơi vào bẫy hội nghị Thành Đ...
Dân là gì trong mắt chính quyền?
Canada: Xứ sở của sự tử tế
Học tiếng Anh qua thơ của GS Ngô Bảo Châu
Hòa bình của nấm mồ
Vang danh xứ người
Thống nhất và đần độn, man rợ
Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang
5 tên kẻ thù nguy hiểm nhất của Internet
Những cánh bướm đêm dập dìu trong bóng tối
Nổ súng tại nơi diễn ra sự kiện về tiên tri Muhamm...
Đạo đức nghề nghiệp trong việc dùng ảnh
Ảnh bé Hà Giang thành trẻ em Nepal
Đảng Cộng sản có thực sự ‘sáng suốt’?
Blogger Điếu Cày trả lời RFA ngay sau khi gặp TT O...
TT Obama 'rất quan tâm' nhân quyền VN
Đu dây đến bao giờ?
Ảo Ảnh
Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng V...
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét