Những “bong bóng” bị nổ.
Thời gian gần đây, tình hình kinh tế thế giới bị che phủ bởi những đám mây đen (trừ Mỹ). Sau Liên Âu gặp nhiều khó khăn (nặng nhất là Hy Lạp, sẽ rất khó cứu vãn), kinh tế u ám, đồng Euro giảm giá; việc “nền kinh tế số 2” là Trung Cộng (TC) gặp ba rắc rối to gây chú ý nhiều nhất. Thứ nhất, “bong bóng địa ốc” bị nổ từ nhiều năm qua [nhiều khu thương mãi (trong đó có khu thương mại lớn nhất thế giới), nhiều khu gia cư…ở TC xây xong bị bỏ hoang từ nhiều năm nay] vô phương cứu vãn. Thứ đến “bong bóng chứng khoán” bị nổ gần đây, đến độ chính phủ phải thi hành các biện pháp “không giống ai” để cứu vãn. Trung tuần tháng 7, Bắc Kinh buộc 17 ngân hàng lớn phải cho công ty tài chính chứng khoán China Securities Finance (CSF) vay số tiền đến 1.300 tỉ yuan (khoảng 210 tỉ đô la) để CSF có tiền bơm cho người dân “vay” mà “chơi chứng khoán” (vay tiền để đánh bạc); rồi lấy tiền từ quỹ hưu trí rót vào chứng khoán, lại dùng tiền thuế của dân để đổ vào canh bạc chứng khoán, với mục đích chính là dùng thị trường chứng khoán để “hốt” tiền của dân, hòng cân đối các khoản thua lỗ lớn của doanh nghiệp từ nhiều năm qua. Khi xuất khẩu không còn hiệu quả, chú Ba xoay qua “kích cầu nội địa” (bằng cách ăn cướp có chính sách: chứng khoán) để “phục hồi uy tín”.
Chính vì thế tỷ lệ cổ phiếu của TC do người ngoại quốc nắm giữ hiện nay rất thấp – bởi họ không tin tưởng vào “chú Ba”, không mua bán cổ phần chứng khoán từ TC nên chính phủ Tàu đành phải “dụ” dân mình “nạp mạng” vào. Dân Tàu bị cuốn vào cơn sốt chứng khoán đến độ ở Tàu hiện nay có câu nói nửa đùa nửa thật: “Không ai thật sự làm việc cho đến sau 3 giờ chiều” (giờ thị trường chứng khoán đóng cửa). Vấn đề thứ 3 là nợ nần, là nỗi lo lớn gấp bội so với 2 “bong bóng” nói trên.
Theo Thomson Reuters, dựa vào số liệu của 1.400 công ty ở TC, nợ của doanh nghiệp TC là 16.100 tỉ đô la Mỹ (trong vòng 5 năm qua), chiếm 160% GDP (Gross Domestic Product, tổng sản phẩm quốc nội) của Tàu Cộng. Chỉ riêng thất thoát từ chứng khoán, khoản tiền khổng lồ lên đến 3.500 tỉ đô la bị “bốc hơi”.
Theo cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s ước tính, “núi nợ” này có thể tăng lên đến 77%, lên 28.800 tỉ đô la trong vòng 5 năm tới. Vài “núi nợ” điển hình của Tàu (theo công ty kiểm toán Thomson Reuters):
a. các công ty sản xuất vật liệu, nợ gấp 2,8 lần so với lợi tức của họ trong năm 2010, lên đến 5,3 lần trong năm 2014;
b. các công ty năng lượng, tỷ lệ nợ trên lợi tức tăng từ 1,1 lên 4,4 lần,
c. với ngành công nghiệp tăng từ 2,5 lên 4,2 lần;
d. riêng China National Erzhong Group - tập đoàn quốc doanh sản xuất thiết bị cho công nghiệp thép và điện, nợ đến độ bị buộc phải ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán Thượng Hải vì thua lỗ ba năm liên tiếp, chính phủ TC buộc Erzhong và công ty mẹ của nó phải sáp nhập vào China National Machinery Industry Co (tập đoàn Công nghiệp máy móc Quốc gia TC). Cần biết thêm là có 650 doanh nghiệp TC bị ngưng giao dịch cổ phiếu vào tuần lễ thứ 2 tháng 7 vừa qua. Từ đầu năm đến nay TC cắt giảm lãi suất 3 lần rồi để “cứu nguy kinh tế” Tàu nhưng càng “cứu”, càng “nguy”, (giống như “đỉnh cao chí tệ” VN xã nghĩa nhà ta: hễ “sai” thì “sửa”, mà “càng sửa” lại “càng sai” vậy).
Việc đồng Đô la Mỹ (USD) tăng giá.
Theo thống kê, từ tháng 7-2014 đến nay, USD đã tăng giá rất nhiều so với các ngoại tệ khác: 20% so với đồng Yên Nhật và đồng Đô la Australia, 16% với đồng Euro và 12% với đồng bảng Anh, đó là chưa nói đến chuyện đồng Rúp của Nga mất giá đến 50% bởi Nga “hồ hởi phấn khởi” tiến lên “thiên đường Cộng sản”, nên từ “Xô viết Liên bang” đã thành “Xô viết tan hoang”.
USD tăng giá nhờ kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng, do Hoa Kỳ quyết định chấm dứt gói nới lỏng định lượng (QE) từ ngày 29-10-2014 và 3.700 tỷ USD gói kích cầu bơm ra suốt 6 năm qua kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng 2008. Hiện tại, nền kinh tế Mỹ trên đà tăng trưởng, vẫn dẫn đầu thế giới. Do người Mỹ đã “quen chiến trận”, cho dù gặp trở ngại họ biết đường thoát và nhất là họ nắm trong tay cái quyền “in tiền” nên họ không lo nhiều như các nước phát triển khác.
Chuyện Mỹ nợ Tàu là 1 thí dụ, “con nợ” chính là người in ra tiền, là người có quyền tăng hay hạ giá đồng tiền đó, do vậy họ không lo chuyện nợ nần nầy. Còn nhớ vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Mỹ nợ Nhật (như Mỹ nợ Tàu ngày nay) số tiền rất lớn, chỉ cần tự “hạ giá” đồng Đô la của mình, Mỹ đã “giựt nợ công khai” số tiền rất lớn trong số nợ mà người Nhật không làm gì được. Nhiều nhà đầu tư cho rằng USD còn tăng nữa nếu kinh tế Mỹ ngày càng phục hồi theo như đà hiện tại. Bắt đầu từ triều đại “chàng Bill hảo ngọt” thì công việc làm, các công ty, doanh nghiệp Mỹ chạy sang các nước có giá công nhân rẻ, chi phí thấp, đến nay bắt đầu “hồi hương”, mang công ăn việc làm về cho dân Mỹ. Sau khi giá dầu hạ trong suốt thời gian dài qua, gần đây, giá vàng hạ, thêm một nguyên nhân mới làm đảo lộn thị trường thế giới thêm.
USD tăng giá làm cho các nền kinh tế nhiều nước gặp khó khăn, thị trường chao đảo do làn sóng rút USD về lại Mỹ làm chậm quá trình phục hồi suy thoái và cản trở, kìm hãm triễn vọng tăng trưởng kinh tế của nhiều nước. Điều đáng lo lớn nhất là gánh nặng các nước phải trả nợ bằng đồng USD đắt đỏ hơn sẽ làm tăng gánh nặng ngân sách mà không phương cứu vãn.
Kinh tế Mỹ dù chưa khả quan như thời hoàng kim nhưng so với các nước khác (châu Âu, Nhật, Úc, Canada) vẫn mạnh nhất, làm nâng USD so với hơn 30 loại ngoại tệ khác, gây khó cho những nước có nợ bằng USD, bởi thế, USD được xem là tài sản dự trữ an toàn, vì vậy sẽ càng lên giá vì nhiều người mua. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất, giá USD còn tăng thêm hơn 30% nữa, khi đó dòng USD sẽ chảy về Hoa Kỳ ngày càng mạnh.
Đối với Mỹ, việc USD tăng giá dĩ nhiên có lợi và có hại, tuy nhiên, với kinh nghiệm và “quyền nắm trong tay”, các nhà chỉ huy về tài chánh đầu não của Mỹ biết cách để tránh thua thiệt nhiều. Theo công ty tình báo tư nhân Stratfor tiên đoán về tình hình chính trị và kinh tế của thế giới trong thập kỷ tới, đồng Euro sẽ không còn giá trị như hiện tại trong khi nền kinh tế Trung Cộng sẽ gặp nhiều khủng hoảng cùng với thể chế chính trị độc tài, hiếu chiến như hiện tại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét