...thế giới còn có thể bị nạn tổng suy trầm trong thời gian tới,...
Quyết định đột ngột của Ngân Hàng Trung ương Bắc Kinh vào sáng Thứ Ba 11 là phá giá đồng bạc tới gần 2%, là mức cao nhất kể từ đầu năm 1994 đã chấn động các thị trường tài chính và nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng các nước lại có thể lâm vào một trận chiến ngoại tệ nữa. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện ấy qua phần trao đổi do Nguyên Lam thực hiện sau đây với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên Lam: Chiến tranh ngoại tệ, thưa ông Nghĩa, là cái gì vậy? Khi chuẩn bị cho chương trình kỳ này, Nguyên Lam cố tìm hiểu và nhớ rằng vào cuối năm ngoái, diễn đàn này của chúng ta đã có một chương trình về đề tài này khi đồng Mỹ kim thì lên giá mà Nhật Bản ráo riết bơm tiền làm đồng Yen sụt giá mạnh. Khi đó, thế giới cũng nói đến nguy cơ của một cuộc chiến tranh ngoại tệ. Bây giờ, khi Trung Cộng phá giá đồng Nguyên của họ thì liệu nguy cơ đó có xảy ra không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta nói đến chiến tranh ngoại tệ là khi các quốc gia thi đua phá giá đồng bạc để tiền rẻ hơn thì hàng xuất khẩu cũng rẻ hơn và dễ bán hơn. Với nhiều quốc gia thì đấy là một hình thức cạnh tranh thương mại bất chính bằng khí cụ ngoại hối, là dùng hối suất hay tỷ giá đồng bạc kích thích ngoại thương. Thật ra, hiện tượng này xuất hiện từ năm năm rồi và lâu lâu lại gây hốt hoảng khi có một chính quyền hốt hoảng là điều chúng ta sẽ tìm hiểu kỳ này.
Nguyên Lam: Phải chăng ông hàm ý rằng lãnh đạo Trung Cộng đang có triệu chứng hốt hoảng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Việc Bắc Kinh ban hành quyết định ấy cho thấy sự hốt hoảng hay bất nhất của họ vì cách nay hai tháng họ cố nâng giá chứ không phải là phá giá để chặn đà tẩu tán tài sản ra ngoài và để về dài thì đồng Nguyên có hy vọng trở thành một ngoại tệ dự trữ phổ biến. Ngay sau đó lại bùng nổ vụ cổ phiếu tụt giá khiến họ phải lụp chụp đối phó mà chẳng có phối hợp.
- Thế rồi tuần qua có hai chuyện xảy ra khả dĩ giải thích động thái này. Thứ nhất là xuất khẩu của Trung Cộng giảm mạnh, tới 9% so với cùng kỳ năm ngoái, và tình hình kinh tế bị rủi ro suy trầm vì nhập khẩu cũng giảm cùng với chỉ số về đơn đặt hàng chế biến gọi là PMI cũng sa sút. Vì vậy, Bắc Kinh có nhu cầu bơm tiền kích thích kinh tế. Chuyện kia là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vừa nhận định tuần qua rằng đồng bạc Trung Cộng chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành ngoại tệ dự trữ.
- Bắc Kinh có tham vọng đưa đồng Nguyên lên hàng ngoại tệ dự trữ và muốn vậy thì phải dần dần thả nổi cho đồng bạc lên xuống theo quy luật cung cầu chứ không thể bị nhà nước kiểm soát và tự ý can thiệp. Khi kinh tế có dấu hiệu đình đọng mà IMF lại trì hoãn việc chấp nhận đồng Nguyên là ngoại tệ dự trữ thì Bắc Kinh có một cơ hội can thiệp để kích thích xuất khẩu. Cái khéo là họ đã chấm cho đồng Nguyên sụt giá mà phát ngôn viên của Ngân hàng Trung ương vẫn bảo rằng đấy là để tuân thủ quy luật của thị trường. Rốt cuộc là họ vẫn nói nước đôi, ai muốn hiểu sao thì hiểu!
Nguyên Lam: Quả là chuyện khó hiểu thật. Thưa ông, trước khi ta nói đến các quốc gia khác vì trong một trận chiến ngoại tệ thì phải có nhiều quốc gia, xin đề nghị ông trình bày sơ lược tiến trình ông gọi là chấm giá đồng bạc của Bắc Kinh.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện này hơi phức tạp nên quả thật là ta cần tìm hiểu thêm một chút.
- Thực tế thì Bắc Kinh vẫn giàng giá đồng Nguyên vào Mỹ kim theo một tỷ giá nào đó được công bố sau chín giờ sáng mỗi ngày và người ta được mua bán trong biên độ nhất định là cao hay thấp hơn giá chính thức thí dụ như 1%. Gần đây, Bắc Kinh có mở rộng biên độ ấy lên 2% để gọi là cho giao dịch thoái mái hơn, nhưng thực tế thì họ vẫn chấm giá chính thức và để thị trường tác động trong một khoảng nhất định thôi. Trước đây, họ chấm giá quá thấp nên bị đả kích là cố ghìm giá cho hạ để chiếm lợi thế xuất khẩu. Từ 10 năm nay, họ lặng lẽ để đồng bạc lên giá, từ khoảng tám đồng ăn một Mỹ kim thì chỉ cần sáu đồng, tức là đồng Nguyên tăng giá chừng 25% so với tiền Mỹ. Nhưng về cơ bản thì Bắc Kinh chưa thả nổi cho đồng bạc tự do lên xuống theo quy luật cung cầu mà chỉ căn cứ trên sức ép của thị trường vào ngày hôm trước để chấm giá vào 9:15 sáng hôm sau.
Nguyên Lam: Bây giờ ta mới đi vào chuyện các nước lâm trận chiến ngoại tệ. Ông nói rằng hiện tượng ấy đã xảy ra từ năm năm trước rồi. Thưa ông, sự thể nó diễn tiến ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Như mọi khi, chúng ta sẽ tìm hiểu về bối cảnh trước.
- Mọi sự khởi đầu vào năm 2008 khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Hoa Kỳ dẫn tới nạn Tổng suy trầm trên toàn cầu từ 2008 đến 2009. Sau đó, thật ra tình hình chưa sáng sủa và xứ nào cũng muốn tăng xuất khẩu để tìm lực đẩy cho kinh tế trong khi các nước công nghiệp hóa đều cắt lãi suất xuống sàn, tức là mấp mé số không, và tăng chi tới đỉnh, như trường hợp của Hoa Kỳ.
- Sau đó, Hoa Kỳ còn ba lần dùng phương pháp bất thường là “nâng mức lưu hoạt có định lượng” hay “quantitative easing” để bơm thêm mấy ngàn tỷ đô là vào kinh tế. Tiền rẻ với lãi suất hạ khiến Mỹ kim sụt giá so với nhiều ngoại tệ khác và tình trạng đó kéo dài mấy năm nên nhiều nước cũng phải tìm cách hạ giá đồng bạc để khỏi bị mất lợi thế xuất khẩu. Người ta gọi đó là trận chiến ngoại tệ khi mà xứ nào cũng muốn đẩy giá đồng bạc của mình xuống sàn. Ngày 27 Tháng Chín năm 2010, tức là năm năm trước rồi, Tổng trưởng Tài chánh xứBrazil là kinh tế gia gốc Ý Guido Mantega đã báo động tại São Paulo . Rằng "chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến hối đoái quốc tế khi các nước đều giảm giá đồng bạc. Điều ấy đe dọa sức cạnh tranh của chúng tôi". Xứ Brazil than phiền là họ bị cạnh tranh bất chính vì ngân hàng trung ương của các nước Âu-Mỹ-Nhật, thậm chí Nam Hàn hay Đài Loan đều can thiệp vào thị trường hối đoái để đua nhau phá giá đồng bạc.
- Chuyện chiến tranh ngoại tệ hay hối đoái xuất phát từ đó. Nó tăng cường độ khi đến lượt Nhật Bản cũng ào ạt bơm tiền cứu nguy kinh tế sau khi ông Shinzo Abe đắc cử Thủ tướng vào cuối năm 2012. Bây giờ thì đến lượt Trung Quốc với nền kinh tế đứng hạng thứ nhì sau Mỹ và trước Nhật.
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, từ cuối năm ngoái thì đô la Mỹ đã tăng vọt so với các ngoại tệ kia chứ không sụt như các nước than phiền năm năm trước. Qua tháng tới, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể nâng lãi suất cơ bản khiến Mỹ kim còn tăng giá mạnh hơn nữa. Như vậy Hoa Kỳ có can dự gì vào trận chiến ngoại hối này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nghịch lý ở đây là Hoa Kỳ thành nạn nhân của sự thành công. Tình hình kinh tế Mỹ thật ra chưa sáng sủa mà vẫn là khá nhất trong khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật và đô la hết sụt giá sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo từ Tháng Năm năm 2012 là sẽ “vót nhọn” chính sách tiền tệ là bớt dần biện pháp bơm tiền rồi có ngày tăng lãi suất để trở về trạng thái bình thường. Khi ấy, các nước lại than rằng đô la lên giá sẽ làm thị trường của họ rúng động!
- Nếu tính tròn cho dễ nhớ, sản lượng kinh tế Hoa Kỳ là gần 18 ngàn tỷ đô la một năm, bằng 22% sản lượng thế giới. Đến 70% của sản lượng này là tiêu thụ, tương đương với khoảng 12 ngàn 500 tỷ. Trong số tiêu thụ đến hơn 12 ngàn tỷ ấy, chỉ có chừng 12% là nhập khẩu, phần còn lại là do thị trường nội địa sản xuất lấy. Phần nhập khẩu trị giá 1.500 tỷ lại là nguồn sống của nhiều quốc gia muốn bán hàng cho Mỹ. Đứng đầu trong số này là Tầu, Nhật và Đức, ba nền kinh tế lệ thuộc mạnh vào xuất cảng. Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 19% số xuất cảng của Trung Cộng, gần 18% xuất cảng của Nhật và 9% của Đức, một đầu máy của nền kinh tế èo uột tại Âu Châu. Cho nên, chính Hoa Kỳ ngày nay mới là nguồn hy vọng cho các nước.
- Nhưng trong thế giới nhỏ bé này, người ta chưa thể bán hàng lên Sao Hỏa và nếu xứ nào cũng phá giá đồng bạc để xuất khẩu cho dễ thì sẽ chỉ gây thêm biến động và còn phải trả hóa đơn nhập khẩu đắt hơn.
Nguyên Lam: Để thực hiện chương trình này, Nguyên Lam cũng coi lại loạt bài tổng kết cuối năm của ông về tình hình kinh tế năm 2014 với nhiều dự báo cho năm nay. Đầu Tháng 12 năm ngoái, ông có nhận định – xin trích nguyên văn – “Nói về các chuyển động lớn thì sau bảy năm ứng phó của ngần ấy khối kinh tế, Hoa Kỳ tưởng như là thủ phạm của mọi vấn đề cho nhân loại lại phục hồi tương đối khá hơn cả nếu so với Âu Châu và Nhật Bản. Một hậu quả sẽ có ảnh hưởng toàn cầu là đồng Mỹ kim đã và sẽ lên giá trong thời gian tới nếu so với các ngoại tệ mạnh khác. Ngược lại, vì các khối kinh tế kia chưa ra khỏi khó khăn nên tiếp tục kích thích bằng biện pháp tiền tệ và tín dụng, như bơm tiền và hạ lãi suất, khiến đồng bạc của họ càng mất giá so với tiền Mỹ. Đó là trường hợp Nhật Bản, Âu Châu, Trung Quốc, Nam Hàn, Singapore hay Thái Lan, v.v... Kết quả là trong năm 2015, chúng ta sẽ chứng kiến điều mà diễn đàn này đã phân tích vào tuần trước, là một trận chiến về ngoại tệ và ViệtNam sẽ lâm vào hoàn cảnh vừa trái chiều vừa có nhiều biến động ngoại hối.” Thưa ông, dự báo này đang xảy ra và tương lai rồi sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung, từ năm ngoái rồi, tôi không mấy lạc quan về viễn ảnh kinh tế toàn cầu vào năm nay và bây giờ mình thấy ra nhiều cố gắng tuyệt vọng của Trung Cộng mà vẫn khó thoát khỏi suy trầm. Khi nền kinh tế hạng nhì thế giới mà lao đao như vậy thì các nước bán nguyên nhiên vật liệu cho Tầu đều sẽ điêu đứng và việc phá giá đồng bạc chẳng giải quyết được vấn đề mà còn gây thêm nhiều biến động trong các nước đang phát triển.
- Nói tiếp về dự báo thì tôi e là thế giới còn có thể bị nạn tổng suy trầm trong thời gian tới, kể cả Hoa Kỳ sau một vụ sụt giá cổ phiếu, chưa nói gì đến Trung Cộng, Nhật Bản hay các nước Âu Châu vốn dĩ chưa ra khỏi vụ khủng hoảng của khối Euro. Dù quyết định của Bắc Kinh được thông báo là “chỉ có một lần” thật ra sẽ còn tiếp tục, như nhiều khó khăn khác cũng chỉ gia tăng. Có khi chúng ta đang bước vào một thời kỳ giảm phát chung, là dù hàng họ xuống giá thì vẫn bán không chạy và thất nghiệp sẽ tăng.
Nguyên Lam: Một câu hỏi chót thưa ông, trong khung cảnh của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi là TPP thì Quốc hội Mỹ đã cài vào đạo luật cho Hành pháp quyền đàm phán theo thủ tục nhanh gọn một điều kiện là cấm các nước không được “lũng đoạn ngoại hối”, là phá giá đồng bạc để cạnh tranh bất chính. Việc Bắc Kinh vừa phá giá đồng bạc có thuộc diện ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng đấy là quyết định ngớ ngẩn của Quốc hội Mỹ vì hai lẽ.
Thứ nhất, Trung Cộng không là một trong 12 nước tham gia vòng đàm phán TPP. Thứ hai, cùng lắm thì chỉ có Nhật Bản là quốc gia đang áp dụng biện pháp bơm tiền là “quantitative easing” để kích thích kinh tế. Mà đấy cũng là biện pháp Hoa Kỳ đã thi hành ba đợt trong năm năm qua.
- Chuyện ta nên theo dõi là Ngân hàng Trung ương Mỹ có nâng lãi suất vào tháng tới không vì trong khi các nước đều sẽ ào ạt hạ lãi suất hay phá giá đồng bạc thì quyết định trái chiều của Mỹ sẽ càng làm đô la lên giá tức là nhất thời gây thêm khó khăn cho Hoa Kỳ, chưa kể là làm các nước lỡ dại vay tiền Mỹ mấy năm xưa khi đô la còn rẻ sẽ trả nợ đắt hơn, và đấy cũng là một vấn đề!
Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Quyết định đột ngột của Ngân Hàng Trung ương Bắc Kinh vào sáng Thứ Ba 11 là phá giá đồng bạc tới gần 2%, là mức cao nhất kể từ đầu năm 1994 đã chấn động các thị trường tài chính và nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng các nước lại có thể lâm vào một trận chiến ngoại tệ nữa. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu chuyện ấy qua phần trao đổi do Nguyên Lam thực hiện sau đây với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Nguyên Lam: Chiến tranh ngoại tệ, thưa ông Nghĩa, là cái gì vậy? Khi chuẩn bị cho chương trình kỳ này, Nguyên Lam cố tìm hiểu và nhớ rằng vào cuối năm ngoái, diễn đàn này của chúng ta đã có một chương trình về đề tài này khi đồng Mỹ kim thì lên giá mà Nhật Bản ráo riết bơm tiền làm đồng Yen sụt giá mạnh. Khi đó, thế giới cũng nói đến nguy cơ của một cuộc chiến tranh ngoại tệ. Bây giờ, khi Trung Cộng phá giá đồng Nguyên của họ thì liệu nguy cơ đó có xảy ra không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta nói đến chiến tranh ngoại tệ là khi các quốc gia thi đua phá giá đồng bạc để tiền rẻ hơn thì hàng xuất khẩu cũng rẻ hơn và dễ bán hơn. Với nhiều quốc gia thì đấy là một hình thức cạnh tranh thương mại bất chính bằng khí cụ ngoại hối, là dùng hối suất hay tỷ giá đồng bạc kích thích ngoại thương. Thật ra, hiện tượng này xuất hiện từ năm năm rồi và lâu lâu lại gây hốt hoảng khi có một chính quyền hốt hoảng là điều chúng ta sẽ tìm hiểu kỳ này.
Nguyên Lam: Phải chăng ông hàm ý rằng lãnh đạo Trung Cộng đang có triệu chứng hốt hoảng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Việc Bắc Kinh ban hành quyết định ấy cho thấy sự hốt hoảng hay bất nhất của họ vì cách nay hai tháng họ cố nâng giá chứ không phải là phá giá để chặn đà tẩu tán tài sản ra ngoài và để về dài thì đồng Nguyên có hy vọng trở thành một ngoại tệ dự trữ phổ biến. Ngay sau đó lại bùng nổ vụ cổ phiếu tụt giá khiến họ phải lụp chụp đối phó mà chẳng có phối hợp.
- Thế rồi tuần qua có hai chuyện xảy ra khả dĩ giải thích động thái này. Thứ nhất là xuất khẩu của Trung Cộng giảm mạnh, tới 9% so với cùng kỳ năm ngoái, và tình hình kinh tế bị rủi ro suy trầm vì nhập khẩu cũng giảm cùng với chỉ số về đơn đặt hàng chế biến gọi là PMI cũng sa sút. Vì vậy, Bắc Kinh có nhu cầu bơm tiền kích thích kinh tế. Chuyện kia là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vừa nhận định tuần qua rằng đồng bạc Trung Cộng chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành ngoại tệ dự trữ.
- Bắc Kinh có tham vọng đưa đồng Nguyên lên hàng ngoại tệ dự trữ và muốn vậy thì phải dần dần thả nổi cho đồng bạc lên xuống theo quy luật cung cầu chứ không thể bị nhà nước kiểm soát và tự ý can thiệp. Khi kinh tế có dấu hiệu đình đọng mà IMF lại trì hoãn việc chấp nhận đồng Nguyên là ngoại tệ dự trữ thì Bắc Kinh có một cơ hội can thiệp để kích thích xuất khẩu. Cái khéo là họ đã chấm cho đồng Nguyên sụt giá mà phát ngôn viên của Ngân hàng Trung ương vẫn bảo rằng đấy là để tuân thủ quy luật của thị trường. Rốt cuộc là họ vẫn nói nước đôi, ai muốn hiểu sao thì hiểu!
Nguyên Lam: Quả là chuyện khó hiểu thật. Thưa ông, trước khi ta nói đến các quốc gia khác vì trong một trận chiến ngoại tệ thì phải có nhiều quốc gia, xin đề nghị ông trình bày sơ lược tiến trình ông gọi là chấm giá đồng bạc của Bắc Kinh.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện này hơi phức tạp nên quả thật là ta cần tìm hiểu thêm một chút.
- Thực tế thì Bắc Kinh vẫn giàng giá đồng Nguyên vào Mỹ kim theo một tỷ giá nào đó được công bố sau chín giờ sáng mỗi ngày và người ta được mua bán trong biên độ nhất định là cao hay thấp hơn giá chính thức thí dụ như 1%. Gần đây, Bắc Kinh có mở rộng biên độ ấy lên 2% để gọi là cho giao dịch thoái mái hơn, nhưng thực tế thì họ vẫn chấm giá chính thức và để thị trường tác động trong một khoảng nhất định thôi. Trước đây, họ chấm giá quá thấp nên bị đả kích là cố ghìm giá cho hạ để chiếm lợi thế xuất khẩu. Từ 10 năm nay, họ lặng lẽ để đồng bạc lên giá, từ khoảng tám đồng ăn một Mỹ kim thì chỉ cần sáu đồng, tức là đồng Nguyên tăng giá chừng 25% so với tiền Mỹ. Nhưng về cơ bản thì Bắc Kinh chưa thả nổi cho đồng bạc tự do lên xuống theo quy luật cung cầu mà chỉ căn cứ trên sức ép của thị trường vào ngày hôm trước để chấm giá vào 9:15 sáng hôm sau.
Nguyên Lam: Bây giờ ta mới đi vào chuyện các nước lâm trận chiến ngoại tệ. Ông nói rằng hiện tượng ấy đã xảy ra từ năm năm trước rồi. Thưa ông, sự thể nó diễn tiến ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Như mọi khi, chúng ta sẽ tìm hiểu về bối cảnh trước.
- Mọi sự khởi đầu vào năm 2008 khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Hoa Kỳ dẫn tới nạn Tổng suy trầm trên toàn cầu từ 2008 đến 2009. Sau đó, thật ra tình hình chưa sáng sủa và xứ nào cũng muốn tăng xuất khẩu để tìm lực đẩy cho kinh tế trong khi các nước công nghiệp hóa đều cắt lãi suất xuống sàn, tức là mấp mé số không, và tăng chi tới đỉnh, như trường hợp của Hoa Kỳ.
- Sau đó, Hoa Kỳ còn ba lần dùng phương pháp bất thường là “nâng mức lưu hoạt có định lượng” hay “quantitative easing” để bơm thêm mấy ngàn tỷ đô là vào kinh tế. Tiền rẻ với lãi suất hạ khiến Mỹ kim sụt giá so với nhiều ngoại tệ khác và tình trạng đó kéo dài mấy năm nên nhiều nước cũng phải tìm cách hạ giá đồng bạc để khỏi bị mất lợi thế xuất khẩu. Người ta gọi đó là trận chiến ngoại tệ khi mà xứ nào cũng muốn đẩy giá đồng bạc của mình xuống sàn. Ngày 27 Tháng Chín năm 2010, tức là năm năm trước rồi, Tổng trưởng Tài chánh xứ
- Chuyện chiến tranh ngoại tệ hay hối đoái xuất phát từ đó. Nó tăng cường độ khi đến lượt Nhật Bản cũng ào ạt bơm tiền cứu nguy kinh tế sau khi ông Shinzo Abe đắc cử Thủ tướng vào cuối năm 2012. Bây giờ thì đến lượt Trung Quốc với nền kinh tế đứng hạng thứ nhì sau Mỹ và trước Nhật.
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, từ cuối năm ngoái thì đô la Mỹ đã tăng vọt so với các ngoại tệ kia chứ không sụt như các nước than phiền năm năm trước. Qua tháng tới, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể nâng lãi suất cơ bản khiến Mỹ kim còn tăng giá mạnh hơn nữa. Như vậy Hoa Kỳ có can dự gì vào trận chiến ngoại hối này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nghịch lý ở đây là Hoa Kỳ thành nạn nhân của sự thành công. Tình hình kinh tế Mỹ thật ra chưa sáng sủa mà vẫn là khá nhất trong khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật và đô la hết sụt giá sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ thông báo từ Tháng Năm năm 2012 là sẽ “vót nhọn” chính sách tiền tệ là bớt dần biện pháp bơm tiền rồi có ngày tăng lãi suất để trở về trạng thái bình thường. Khi ấy, các nước lại than rằng đô la lên giá sẽ làm thị trường của họ rúng động!
- Nếu tính tròn cho dễ nhớ, sản lượng kinh tế Hoa Kỳ là gần 18 ngàn tỷ đô la một năm, bằng 22% sản lượng thế giới. Đến 70% của sản lượng này là tiêu thụ, tương đương với khoảng 12 ngàn 500 tỷ. Trong số tiêu thụ đến hơn 12 ngàn tỷ ấy, chỉ có chừng 12% là nhập khẩu, phần còn lại là do thị trường nội địa sản xuất lấy. Phần nhập khẩu trị giá 1.500 tỷ lại là nguồn sống của nhiều quốc gia muốn bán hàng cho Mỹ. Đứng đầu trong số này là Tầu, Nhật và Đức, ba nền kinh tế lệ thuộc mạnh vào xuất cảng. Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 19% số xuất cảng của Trung Cộng, gần 18% xuất cảng của Nhật và 9% của Đức, một đầu máy của nền kinh tế èo uột tại Âu Châu. Cho nên, chính Hoa Kỳ ngày nay mới là nguồn hy vọng cho các nước.
- Nhưng trong thế giới nhỏ bé này, người ta chưa thể bán hàng lên Sao Hỏa và nếu xứ nào cũng phá giá đồng bạc để xuất khẩu cho dễ thì sẽ chỉ gây thêm biến động và còn phải trả hóa đơn nhập khẩu đắt hơn.
Nguyên Lam: Để thực hiện chương trình này, Nguyên Lam cũng coi lại loạt bài tổng kết cuối năm của ông về tình hình kinh tế năm 2014 với nhiều dự báo cho năm nay. Đầu Tháng 12 năm ngoái, ông có nhận định – xin trích nguyên văn – “Nói về các chuyển động lớn thì sau bảy năm ứng phó của ngần ấy khối kinh tế, Hoa Kỳ tưởng như là thủ phạm của mọi vấn đề cho nhân loại lại phục hồi tương đối khá hơn cả nếu so với Âu Châu và Nhật Bản. Một hậu quả sẽ có ảnh hưởng toàn cầu là đồng Mỹ kim đã và sẽ lên giá trong thời gian tới nếu so với các ngoại tệ mạnh khác. Ngược lại, vì các khối kinh tế kia chưa ra khỏi khó khăn nên tiếp tục kích thích bằng biện pháp tiền tệ và tín dụng, như bơm tiền và hạ lãi suất, khiến đồng bạc của họ càng mất giá so với tiền Mỹ. Đó là trường hợp Nhật Bản, Âu Châu, Trung Quốc, Nam Hàn, Singapore hay Thái Lan, v.v... Kết quả là trong năm 2015, chúng ta sẽ chứng kiến điều mà diễn đàn này đã phân tích vào tuần trước, là một trận chiến về ngoại tệ và Việt
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói chung, từ năm ngoái rồi, tôi không mấy lạc quan về viễn ảnh kinh tế toàn cầu vào năm nay và bây giờ mình thấy ra nhiều cố gắng tuyệt vọng của Trung Cộng mà vẫn khó thoát khỏi suy trầm. Khi nền kinh tế hạng nhì thế giới mà lao đao như vậy thì các nước bán nguyên nhiên vật liệu cho Tầu đều sẽ điêu đứng và việc phá giá đồng bạc chẳng giải quyết được vấn đề mà còn gây thêm nhiều biến động trong các nước đang phát triển.
- Nói tiếp về dự báo thì tôi e là thế giới còn có thể bị nạn tổng suy trầm trong thời gian tới, kể cả Hoa Kỳ sau một vụ sụt giá cổ phiếu, chưa nói gì đến Trung Cộng, Nhật Bản hay các nước Âu Châu vốn dĩ chưa ra khỏi vụ khủng hoảng của khối Euro. Dù quyết định của Bắc Kinh được thông báo là “chỉ có một lần” thật ra sẽ còn tiếp tục, như nhiều khó khăn khác cũng chỉ gia tăng. Có khi chúng ta đang bước vào một thời kỳ giảm phát chung, là dù hàng họ xuống giá thì vẫn bán không chạy và thất nghiệp sẽ tăng.
Nguyên Lam: Một câu hỏi chót thưa ông, trong khung cảnh của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gọi là TPP thì Quốc hội Mỹ đã cài vào đạo luật cho Hành pháp quyền đàm phán theo thủ tục nhanh gọn một điều kiện là cấm các nước không được “lũng đoạn ngoại hối”, là phá giá đồng bạc để cạnh tranh bất chính. Việc Bắc Kinh vừa phá giá đồng bạc có thuộc diện ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng đấy là quyết định ngớ ngẩn của Quốc hội Mỹ vì hai lẽ.
Thứ nhất, Trung Cộng không là một trong 12 nước tham gia vòng đàm phán TPP. Thứ hai, cùng lắm thì chỉ có Nhật Bản là quốc gia đang áp dụng biện pháp bơm tiền là “quantitative easing” để kích thích kinh tế. Mà đấy cũng là biện pháp Hoa Kỳ đã thi hành ba đợt trong năm năm qua.
- Chuyện ta nên theo dõi là Ngân hàng Trung ương Mỹ có nâng lãi suất vào tháng tới không vì trong khi các nước đều sẽ ào ạt hạ lãi suất hay phá giá đồng bạc thì quyết định trái chiều của Mỹ sẽ càng làm đô la lên giá tức là nhất thời gây thêm khó khăn cho Hoa Kỳ, chưa kể là làm các nước lỡ dại vay tiền Mỹ mấy năm xưa khi đô la còn rẻ sẽ trả nợ đắt hơn, và đấy cũng là một vấn đề!
Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét