Dù Gilles Debunne là người Pháp nhưng ngay cả ông cũng gặp khó khăn trong việc nghĩ ra phải hôn bao nhiêu má khi ông đi khắp nơi trên nước Pháp.
Vị kỹ sư phần mềm 40 tuổi đến từ Toulouse nói rằng khi ông gặp ai đó từ một vùng khác của đất nước ông luôn ‘gặp tình huống khó xử khi mà ông không biết liệu ông có phải ngưng lại hay không. Nếu không, ông phải hôn tới cái má kế tiếp thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là do số chiếc má phải hôn rất khác nhau ở các nơi trên nước Pháp – từ chỉ một ở miền tây của Brittany cho đến bốn ở Thung lũng Loire .
Bản đồ về nụ hôn
‘La bise’, nụ hôn trong tiếng Pháp, thường xảy ra nhất giữa hai người khác phái và giữa những người nữ với nhau. Đối với đàn ông đó là vấn đề về sự thân thiết (bạn thân và người thân sẽ mong được hôn nhưng đối tác làm ăn mới gặp thì không).
Để giúp nắm rõ việc này, chuyên gia máy tính này đã nghĩ ra một cách để giúp ông thuận tiện: bản đồ tương tác về nụ hôn ở Pháp.
Bản đồ đánh dấu bằng màu sắc này được chia ra theo các đơn vị địa lý hành chính của nước Pháp và liên tục được cập nhật nhờ vào người dân trên khắp nước Pháp bỏ phiếu về con số bao nhiêu nụ hôn – một, hai, ba, bốn hay thậm chí là năm – được xem là quy chuẩn ở khu vực của họ.
Đã có hơn 100.000 phiếu bầu được ghi nhận kể từ khi phần mềm này được đưa lên mạng hồi năm 2008 và nó đã trở thành nguồn thông tin xác định về việc hôn má trên các phương tiện truyền thông nói tiếng Pháp.
Mặc dù công trình của Debunne giúp du khách có cái nhìn về sự chào hỏi của nước Pháp, các phong tục văn hóa không bao giờ đơn giản đến vậy trong thực tế. Cho dù đó có là một nụ hôn vụng về, một cái nắm tay gây bối rối hay cái cúi đầu thô thiển, trải qua thách thức về các cách chào hỏi trên toàn cầu thường là thí nghiệm chẳng thấm vào đâu.
Hôn sao cho đúng?
Ở những đất nước như Mỹ, Anh và Đức, quy chuẩn chào hỏi là bắt tay. Do đó khi anh Stephen Rinaldi, người Mỹ, 25 tuổi, đến Ý để làm việc ở vùng Abruzzo, lúc đầu anh rất lo lắng về phong tục hôn má ở đây.
Cách đối phó của anh ngay từ đầu là tự đề phòng bằng cách chỉ đóng vai trò người được hôn. Chỉ trong vòng vài ngày Rinaldi đã nhận ra là cách đối phó của anh đã sai. Anh bắt đầu quan sát những người khác và nhận ra rằng ‘mọi người luôn hôn cả hai má và dường như nụ hôn bắt đầu từ má phải sau đó sang má trái’ và không hề có việc chạm môi trực tiếp lên má: đó giống như cú áp má vào má với âm thanh như nụ hôn.
Hiểu được điều này, anh đã hôn thẳng lên má khi anh gặp bà chủ nhà nơi anh ở. Sự chào hỏi này đã hết sức thành công nên anh đã phạm sai lầm là lặp lại cách chào hỏi này với chồng bà ấy.
“Ngay lập tức anh chuyển sang bắt tay và nó đã trở thành giống như một cái ôm vụng về.” Từ sự cố này, Rinaldi đã học được một bài học quan trọng. Trừ phi anh biết rõ người nam giới trước mặt thì chỉ cần bắt tay là đủ.
Hành vi bị lên án
Một nơi mà hai người khác giới tuyệt đối không được phép hôn công khai là ở Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Nhưng cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy hai người nam giới nắm tay nhau hay hôn vào má nhau.
“Hôn má là chuyện thường giữa những người Ả Rập cùng giới nhưng bày tỏ sự thân mật với người khác giới nơi công cộng là hành vi bị lên án và ở một số nơi đó còn là tội danh bị trừng phạt,” ông Kashif A, một chuyên gia tư vấn tiếp thị kỹ thuật số độc lập ở Dubai và thường xuyên viết về những khác biệt văn hóa trên trang mạng của ông có tên là Dubai Expat Blog, nói.
Nếu hai người đồng giới nắm tay nhau thì, ông nói, ‘họ được xem như là bạn tốt của nhau’.
Đó chính là điều mà cựu Tổng thống Mỹ George W Bush đã nhận ra khi ông hội kiến Thái tử Ả Rập Saudi hồi năm 2005. Những tấm ảnh chụp hai ông nắm tay nhau đã lan truyền hết sức nhanh chóng và làm phát sinh tranh luận về mối liên hệ giữa việc nắm tay nhau và xây dựng tình thân trong thế giới Ả Rập.
Ở một số nước thì người nước ngoài cũng không cần để ý đến việc hôn hay nắm tay. Chẳng hạn như ở Trung Cộng, thông thường người ta chào hỏi nhau bằng cách bắt tay nhẹ và hỏi ‘Anh/chị đã ăn uống gì chưa?’. Đây thực sự không phải là lời mời đi ăn mà là một cách hỏi thăm kiểu như ‘Anh/chị có khỏe không?’.
Cách cúi người chào
Siobhan Sullivan học được bài học quan trọng khi sống ở Nhật Bản.
Còn ở Nhật Bản chúng ta cần phải hiểu nhiều tầng ý nghĩa và quy luật bất thành văn của việc cúi người chào.
“Tôi thật sự đã trở thành một chuyên gia hiểu về tục cúi người khi tôi đi sâu vào vùng nông thôn ở giữa lòng những khu vực bảo thủ của Nhật Bản,” cô Siobhan Sullivan, một giáo viên Anh ngữ đến từ San Francisco , nói. “Tuy nhiên, đó không phải là việc lựa chọn cá nhân. Thật ra, đó chính là vị hiệu trưởng cực kỳ khắc kỷ ở trường của tôi đã yêu cầu tôi đến văn phòng gặp ông ta trong sự khinh bỉ chẳng cần giấu diếm về cú cúi đầu của tôi chào ông ấy.”
Vấn đề tất cả nằm trong ánh mắt. Cô giáo 28 tuổi này vẫn nhìn vào mắt ông ấy trong khi cúi đầu xuống và vị hiệu trưởng thì nghĩ rằng cô ta đang trố mắt nhìn ông ấy một cách bất kính. Cô đã học được cách nhìn sang nơi khác, để tay chặt sang một bên và cúi xuống thấp hơn vị hiệu trưởng.
Sau bài học này, đồng nghiệp của cô đã ngợi khen cách cô cúi đầu chào và thậm chí còn nhờ cô sửa chữa cho những học viên cúi chào giáo viên theo nghi thức trước khi bắt đầu buổi học. Đột nhiên cô thấy mình quay ngoắt hoàn toàn và trở thành người yêu cầu học viên cúi đầu chào đi chào lại cho đến khi cô hoàn toàn vừa lòng.
Đi đến những nước xa lạ để làm việc hay nghỉ ngơi đôi khi giống như làm xong bài thi về phép lịch sự khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên có hai bước đơn giản bất cứ ai cũng có thể làm được để đảm bảo việc chào hỏi được suôn sẻ nhất có thể.
“Luôn để cho người khác làm trước và làm theo họ,” cô Ann Marie Sabath, tác giả của cuốn sách Phép xã giao trong Kinh doanh, khuyên.
Sabath cho rằng nếu không chắc thì tốt nhất thì nên phạm sai lầm một cách cẩn trọng khi mới gặp nhau lần đầu tiên ‘nhưng cũng đừng ngạc nhiên nếu cách chào hỏi có thay đổi một khi bạn đã thiết lập được mối quan hệ ban đầu.” Suy cho cùng, bạn sẽ không bao giờ biết khi nào thì cái bắt tay có thể trở thành cái hôn, cái cúi đầu hay sánh bước cùng nhau tay trong tay.
Mark Johanson
0 nhận xét:
Đăng nhận xét