Vũ khí siêu thanh: tâm điểm cuộc đua Mỹ - Nga - Trung

http://baomai.blogspot.com/
Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tham gia một cuộc chạy đua vũ trang bí mật mà theo giới chuyên gia hệ quả tất yêu là sự ra đời của một thế hệ vũ khí tốc độ cao mới, ưu việt hơn và chưa từng xuất hiện tại bất kỳ chiến trường nào.

image
Máy bay B-52 của Mỹ mang theo phương tiện bay siêu thanh X-51 tới bãi thử nghiệm hồi tháng 5/2013.
Theo Politico, vũ khí siêu thanh, được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng trước cả khi hệ thống phòng vệ của đối phương kịp phản ứng, đang dần trở thành xu thế tất yếu trong cuộc chạy đua nhằm sáng chế ra những loại khí tài quân sự siêu tân tiến trên phạm vi toàn cầu. Dù thông tin chi tiết về tính năng, cấu tạo hay nguồn lực tập trung vào chúng vẫn được giữ kín nhưng nhiều người dự đoán chỉ trong khoảng 5 năm nữa vũ khí siêu thanh sẽ hoàn thiện.

Cuộc đua tam mã

 http://baomai.blogspot.com/
Trong vụ phóng thử diễn ra cách đây không lâu, một tên lửa do hãng Boeing của Mỹ chế tạo đã chứng minh được ưu thế về tốc độ khi bay qua quãng đường hơn 370 km chỉ trong 4 phút. Ở dự án khác, Lockheed Martin đang phát triển một nguyên mẫu có khả năng di chuyển nhanh gấp 20 lần vận tốc âm thanh.

Lầu Năm Góc từ lâu đã thể hiện sự quan tâm đối với các dự án vũ khí tốc độ cao, khởi nguồn từ thời chính quyền tổng thống George W. Bush với kế hoạch "tấn công toàn cầu chớp nhoáng" nhằm trang bị cho quân đội khả năng công kích mọi mục tiêu, ở bất kỳ đâu, trong vòng một giờ, bằng tên lửa không mang đầu đạn hạt nhân.

Theo một báo cáo từ Vụ Khảo cứu Quốc hội, Lầu Năm Góc đã chi hàng trăm triệu USD cho các cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Song, chi tiết về chúng vẫn được giữ trong vòng bí mật.

image
Các nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ cũng nhận thấy cơ hội vàng từ thị trường này. Boeing và Lockheed đều đã chế tạo hàng loạt mẫu thử vũ khí siêu thanh theo một số chương trình nghiên cứu hợp tác với Lầu Năm Góc.

Hãng sản xuất tên lửa nổi tiếng Raytheon cho hay đang phát triển mẫu tên lửa có thể bay ngoài bầu khí quyền cho đến tận khi tiếp cận mục tiêu cần diệt. Theo một thông báo của hãng này, "từ lục quân, hải quân đến không quân đều thích thú với khả năng tùy biến cơ động của vũ khí siêu thanh".

image
Quốc hội Mỹ gần đây tỏ ra sốt sắng hơn trong việc nghiên cứu công nghệ siêu thanh trước bối cảnh các nước như Nga, Ấn Độ hay Trung Cộng cũng ráo riết theo đuổi loại vũ khí này. Một bản dự thảo luật quốc phòng trình Quốc hội Mỹ năm nay nhấn mạnh xu thế phát triển vũ khí siêu thanh đang đặt ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ cũng như ảnh hưởng tới hoạt động của quân đội nước này trong tương lai.

Trong khi đó, Trung Cộng cũng thừa nhận từng thực hiện ít nhất một cuộc thử nghiệm máy bay siêu thanh, diễn ra vào năm ngoái tại khu tự trị Nội Mông. Theo bản báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ về tình hình quân sự Trung Cộng, Bắc Kinh dường như còn đang nỗ lực chế tạo "nhiều lớp và biến thể khác nhau của tên lửa tấn công siêu thanh".

Nga hồi đầu năm gia nhập cuộc đua khi tiến hành thử nghiệm một phiên bản tên lửa siêu thanh mà theo giới chuyên gia tình báo nhận định có thể mang theo cả đầu đạn hạt nhân.

Vũ khí của tương lai

Chuyên gia quân sự Mỹ rất kỳ vọng vào sự thay đổi mạnh mẽ mà vũ khí siêu thanh đem lại, đồng thời cho rằng cần phải tăng cường đầu tư cho loại khí tài của tương lai này.

Một nhà nghiên cứu vũ khí cấp cao của Lầu Năm Góc từng khẳng định trước Quốc hội Mỹ rằng vũ khí siêu thanh "sẽ giúp chúng ta đạt được vô số lợi thế tại những môi trường tranh chấp". Raytheon gọi vũ khí siêu thanh là "kẻ tiên phong mới nổi trên thị trường tên lửa". Dự thảo đang chờ Quốc hội thông qua thì kêu gọi Lầu Năm Góc đẩy mạnh phát triển và tìm kiếm phương pháp mới để chống lại các loại tên lửa siêu thanh.

image
Theo Politico, khả năng xuyên thủng những hệ thống phòng thủ hiện đại nhất là điểm làm nên sự hấp dẫn của vũ khí siêu thanh. Các chỉ huy quân sự Mỹ vẫn luôn quan ngại trước kịch bản máy bay và chiến hạm Washington có thể bị giữ bên ngoài những khu vực tranh chấp nếu đối phương sở hữu khả năng triển khai tấn công từ khoảng cách xa hàng nghìn km chỉ trong vài phút.

"Chúng thực sự là vũ khí của tương lai", Steven Walker, phó giám đốc Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng Hiện đại (DARPA), hồi đầu năm phát biểu trước Ủy ban Phân bổ Thượng viện Mỹ.

Nguy cơ bất ổn

Một số nhà phê bình, cả trong và ngoài giới quân sự, lo ngại tên lửa siêu thanh sẽ gây nên tình trạng bất ổn.
"Chúng ta làm điều đó dường như chỉ bởi chúng ta có khả năng và các nước khác cũng vậy. Họ đang tự huyễn hoặc rằng những vũ khí này đại diện cho một bước tiến quan trọng mà ta có thể khai thác để đối phó với những mối đe dọa từ phía Nga hay Trung Cộng", nhà vật lý Mark Gubrud, giáo sư tại Đại học Bắc Carolina, nhận xét. "Nhưng xét cho cùng thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu chúng ta dùng vị thế của một nước dẫn đầu để thuyết phục các quốc gia khác không sử dụng chúng".

Với những người phản đối, khả năng kết hợp của vũ khí siêu thanh với các loại vũ khí hạt nhân là một mối nguy hiểm khôn lường.

image
Tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D
Mỹ mới chỉ tìm cách chế tạo vũ khí siêu thanh thông thường. Nhưng theo Politico, Trung Cộng và Nga dường như còn đang phát triển cả vũ khí siêu thanh có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) DF-21D, có khả năng đạt tốc độ Mach 10, tương đương 12.250 km/h, và tầm bắn lên tới 3.000 km đang được thử nghiệm của Bắc Kinh là một trường hợp điển hình khiến Washington phải đề cao cảnh giác.

Nếu thành công, đây sẽ là tên lửa ASBM đầu tiên và duy nhất trên thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển từ các bệ phóng trên mặt đất.

image
Các chuyên gia còn lo ngại việc sử dụng vũ khí siêu thanh trong chiến tranh sẽ chỉ khiến xung đột trở nên nghiêm trọng hơn và đẩy căng thẳng gia tăng nhanh chóng.

Vũ khí siêu thanh sẽ khiến rủi ro leo thang ở một mức độ mà chúng ta không thể tưởng tượng ra được, ông James Acton, đồng chủ nhiệm Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Quỹ Carnegie, trụ sở ở Washington, bình luận.

http://baomai.blogspot.com/
"Ngay lúc này ta cần suy xét kỹ lưỡng mọi hành động của mình", ông Acton nói. "Mỹ nên cân nhắc giữa lợi thế chiến lược dài hạn của loại vũ khí này với những rủi ro mà nó gây ra, thậm chí là có thể phá hủy thế cân bằng toàn cầu. Chúng ta đang nắm trong tay cơ hội để dẫn dắt thế giới thoát khỏi một cuộc chạy đua vũ trang chứ không phải dấn thân vào đó".



Vũ Hoàng

http://baomai.blogspot.com/

Mất trí nhớ vì khám răng
Hai vụ nổ ở Thiên Tân, Tầu Cộng
Pháp quảng bá du lịch "sống khỏa thân"
Tiên sư cha thằng già khốn nạn
Một trận chiến ngoại tệ?
Ẩn ý trong thông điệp của Hoa Kỳ gởi NPT qua hai c...
Tại sao phá giá tiền Yuan lúc này?
15 năm thảm họa tàu Kursk
Chuyện hậu sự
Vũ trụ sẽ diệt vong như thế nào?
Vì sao một số loài tự loại bỏ não?
Thất bại toàn diện
Lenin và chính sách “Tuyên truyền Tượng đài”
Internet offline ở Cuba
Cộng sản Việt Nam sợ gì nhất?
Góp nước miếng húp chung
Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới
Nữ điệp viên xinh đẹp và vụ nổ máy bay KAL 858
Thế hệ 'đẩy' và 'kéo'
Hôn chào như thế nào cho đúng cách?
Một bài thơ cho người Việt
Hiroshima: 'Bức hình hiếm của sự sống'
Ảnh về thời trai trẻ của ông Obama ở Kenya
Truyền thông dưới các chế độ độc tài
Stalin là anh hùng dân tộc hay đồ tể?
Có nhất thiết phải có một lãnh tụ?
Những động vật có khả năng dự báo thiên tai
Mỹ từ chối dẫn độ em trai Lệnh Kế Hoạch
Viagra cho nữ và những điều cần biết
Thần kinh khốn nạn
Nghệ thuật tương ớt
Cậu bé Thổ Nhĩ kỳ và tục cắt bao quy đầu
Mảnh cánh máy bay 'là của MH370'
15 cựu sinh viên Harvard nổi danh nhất thế giới
Hà Nội 'mua ảnh hưởng' ở Washington thế nào
Những từ dùng sai trong ngôn ngữ tiếng Việt
Người Chăm và văn hóa Chăm ở Việt Nam
Hãy phá đổ bức tường này!
Chuyện Jeep Cherokee bị cướp quyền điều khiển
Cuộc tấn công của đồng đôla Mỹ
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét