QUÁN TÍNH TRÌ ĐỘN (Trao đổi với Huệ Chi, Văn Chinh và "Thằng Đầu Bò")


ĐÔNG LA
QUÁN TÍNH TRÌ ĐỘN
(Trao đổi với Huệ Chi, Văn Chinh và "Thằng Đầu Bò")

 

Ngôn ngữ tiếng Việt quả là hay, trì độn là là duy trì sự đần độn, nó cũng có ý như quán tính là duy trì trạng thái chuyển động.

Như đã hứa với “THẰNG ĐẦU BÒ”, dù “vụ 258” chắc chưa xong, hôm nay tôi vẫn sẽ chỉ cho nó biết nó ngu như bò như thế nào?

Bao đồng  (Email address: okokokokokok@gmail.com | IP address: 1.55.150.123)

Từ cái comment vào 4:49 p.m., Friday Sept. 13 này:

“Ông ĐL này có một cái nhầm cơ bản, cái nhầm tai hại mà lại đi chửi người ta.
Ông nói: “không chỉ ông mà nếu có cả con bò trong xe “nhích lên lơ lửng” được thì nó cũng không bao giờ bị “vận tốc ô tô đẩy tụt ra phía sau” là ông sai cơ bản, quá sai, và chính ông cũng chẳng hiểu gì về quán tính cả. Ông phải phân biệt rõ việc ông "ngồi" trên xe, tức là cái mông của ông nó gắn vào chiếc ghế, với việc ông "lơ lửng" trong xe! Chỉ khi cái mông của ông nó gắn với ghế thì ông mới được chiếc xe nó đẩy ông đi và ông sẽ được hưởng cái quán tính của nó. Còn khi cái mông của ông mà không gắn với ghế, tức là ông đang lơ lửng, thì đảm bảo khi chiếc xe nó vụt chạy đi thì ông sẽ bị văng lại đằng sau và bay ra ngoài một cách không thương tiếc! Nếu không tin, ông cứ thử nghiệm thực tế đi. Chắc chắn với bản thân ông thì không được rồi, vì ông chẳng bao giờ lơ lửng được, chỉ có cái đầu của ông nó đang lửng lơ mà thôi. Hãy thử với một quả bóng bay xem sao nhé, một quả buộc vào xe, một quả để lơ lửng, để xem quả nào sẽ được
kéo theo, và quả nào sẽ bị văng lại đằng sau nhé…”
Tôi đã gọi nó là “đầu bò” vì nó không hiểu gì cả mà lại đi nói người khác sai. Nó cần phải hiểu rằng tôi là một nhà nghiên cứu khoa học, còn phải sống bằng kết quả nghiên cứu của mình nữa, nếu tôi sai thì cám cũng không có mà ăn. Nó cần phải hiểu tôi còn từng giải được bài toán khoa học công nghệ mà cả ngành Nông dược VN có bao nhiêu GS, TS ở các viện, các trường, các công ty liên quan mà hơn 20 năm chưa ai giải quyết được. Trong những người làm trực tiếp, người thì bị cụt một ngón tay, người bị bỏng một cánh tay và hai công nhân bị chết nữa! Vậy mà khi tôi được giao lãnh đạo nhóm nghiên cứu, tôi đã giải quyết được. Không chỉ hoàn chỉnh quy trình lý thuyết mà còn là cả một dây chuyền công nghệ. Sản phẩm làm ra còn được thử nghiệm tương đương với sản phẩm của Đức; mang đi thi còn đoạt giải A sáng tạo KHKT. Cô Hương Trà còn viết giới thiệu trên báo Sài Gòn giải phóng. Có ai ngờ về sau cô này lại thành một “chiến sĩ rân trủ” Cô gái Đồ Long!
Khoe hơi dài một chút như vậy vì đã là chứng cớ thì phải đầy đủ, nhằm chặn họng những kẻ xiên xẹo, và để thấy rằng, với tôi chuyện hiểu đúng về quán tính chỉ như phép tính 1+1 = 2. Vậy mà có thằng bảo 1+1=2 là “sai” thì với tôi nó chỉ có thể là đầu bò mà thôi.
Xin nhắc lại cho rõ câu chuyện này. Số là nhà “chấy thức” GS Huệ Chi, trong rất nhiều cái sai về khoa học và tư tưởng thì có cái sai “nhìn gà hóa cuốc” khi cho hiện tượng quán tính là sự tác động của thuyết Tương đối! Trong một lần ngồi trên xe ông ta ngạc nhiên thấy có một con ruồi bay tự do, ông mới làm thêm một “thí nghiệm” thả một viên giấy thì ông ta cũng ngạc nhiên thấy nó rơi thẳng, không như ông nghĩ chúng sẽ bị đẩy về phía sau do xe chạy nhanh. Rồi ông tự giải thích, do chúng nhỏ nên khi chuyển động đã chịu tác động của thuyết tương đối nên mới như vậy; còn to như ông thìCứ giả thử như chúng ta có cách gì nhích người lên khỏi ghế lơ lửng giữa không trung thì thế nào? Tất nhiên ta sẽ bị vận tốc /ô tô đẩy tụt ra phía sau là cái chắc. Vì thế tôi mới phản bác là chuyện “ruồi bay” và “giấy rơi” như ông thấy “không bị đẩy về saudo chịu tác động của lực quán tính chứ không có chuyện tương đối tương điếc gì ở đây cả. Mà trong hệ quán tính thì lực tác động là như nhau, không chỉ ông mà nếu có cả con bò trong xe lơ lửng được thì nó cũng bình thường như con ruồi, viên giấy thôi, không bị “đẩy ra sau” như ông nghĩ đâu.
Bài viết này tôi đã gởi trang web Hội Nhà Văn VN (phiên bản cũ), được ông Văn Chinh đăng lên rồi gỡ xuống ngay vì ông Chinh nghĩ tôi sai. Tôi đề nghị giữ lại cho dư luận phán xét và tôi sẽ chứng minh cho họ hiểu. Nhưng ông Chinh cứ gỡ nên tôi đã gởi thư ngỏ cho lãnh đạo Hội Nhà Văn VN về việc ông Văn Chinh mất dân chủ và nếu trang web của Hội Nhà Văn của nước VN ngàn năm văn hiến lại đổ khuôn theo chuẩn mực của một cái đầu chỉ có trình độ chuyên tu văn chương như ông Văn Chinh thì nguy to!

Khi ra sách tôi cũng in bài này vào cuốn Bóng tối của ánh sáng, và sau khá lâu, lại xuất hiện ý kiến của một Bao đồng  như đã dẫn.

Ông Bao đồng này cũng nghĩ như Huệ Chi khi cho: “Chỉ khi cái mông của ông nó gắn với ghế thì ông mới được chiếc xe nó đẩy ông đi và ông sẽ được hưởng cái quán tính của nó. Còn khi cái mông của ông mà không gắn với ghế, tức là ông đang lơ lửng, thì đảm bảo khi chiếc xe nó vụt chạy đi thì ông sẽ bị văng lại đằng sau và bay ra ngoài một cách không thương tiếc!”.

Trong bài THẰNG ĐẦU BÒtôi đã chỉ cho ông này thấy rằng lực quán tính tác động là như nhau trong cả hệ, như trong cái xe chạy vận tốc đều thì chuyện ngồi ghế hay lơ lửng (nếu được) là như nhau,  không bị “đẩy ra sau” đâu. Nếu kính chắn gió đủ kín thì quả bóng bay cũng như con ruồi, mẩu giấy cũng sẽ không có chuyện “đầy về phía sau”. Tôi đã dẫn chứng thêm chuyện giả sử một cô tiếp viên rót nước trên máy bay trước mặt ông Bao Đồng, nước nó cũng “lơ lửng” nhưng nó vẫn rơi đúng vào cốc chứ nó có tạt vào mặt ông Bao Đồng đâu!

Tiếc là tay này vẫn không hiểu. Mới thấy thi đại học phải chia khối A, B,C quả là đúng thật. Bạn bè tôi trong giới văn chương và khoa học xã hội khi hỏi những điều rất đơn giản về khoa học, nhưng tôi thường rất khó trình bầy cho họ hiểu. Có 2 ông Giáo sư còn nói là “mù tịt” khi đọc một số bài của tôi. Bao Đồng cũng thuộc dạng như vậy nên mới “chầy cối”. Tuy dốt nhưng tay này lại rất láu cá vì biết là mình đã sai khi viết “Chỉ khi cái mông của ông nó gắn với ghế thì ông mới được chiếc xe nó đẩy ông đi và ông sẽ được hưởng cái quán tính của nó. Còn khi cái mông của ông mà không gắn với ghế, tức là ông đang lơ lửng, thì đảm bảo khi chiếc xe nó vụt chạy đi thì ông sẽ bị văng lại đằng sau và bay ra ngoài một cách không thương tiếc!” nhưng vẫn ngụy biện bằng một ý khác hẳn ý trên (nghĩa là đã tự vả vào mồm mình) và cũng sai hoàn toàn với ý của Huệ Chi đã trình bầy:
“… tôi nói rõ rằng hãy tung quả bóng lên rồi xe nó vụt đi để so sánh với quả bị buộc vào xe, chứ không phải là ông cầm nó khi xe đang chạy với vận tốc đều rồi mới thả”. (2:29 p.m., Saturday Sept. 14)
Đang bàn chuyện chuyển động trong xe sao lại có trò tung tiếc lạc đề ngớ ngẩn như vậy. Có điều tay này vẫn lại sai tiếp khi viết thế này:
Kể cả khi nó được ông cầm khi xe chạy với vận tốc đều (tức nó có quán tính) và ông thả nó ra, nếu nó lơ lửng "đủ lâu" tức là khi không còn cái quán tính trước đó thì xem nó có tụt ra sau không?”.
Nghĩ vậy nghĩa là tay này vẫn hoàn toàn mù tịt về quán tính.
Vậy Quán tính là gì?
Nguyên lý Quán tính: “Nếu một vật không chịu một lực nào thì nó sẽ đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động không đổi”.
Theo đó trong một cái xe chạy với vận tốc đều thì chính là một hệ quán tính, tất cả người và vật trong xe sẽ chuyển động quán tính theo. So với mặt đất người và vật trong xe sẽ chuyển động không đổi, nhưng so với trên xe là đứng im. Và mọi việc khi ta trong xe (kín) hoặc trên máy bay (lúc không rung, không xóc, không tăng giảm tốc, không rẽ phải trái), thì việc đi lại, rót nước vào cốc và mọi chuyển động sẽ xảy ra y như lúc xe, máy bay đứng yên. Vì vậy mới có “chuyện lạ” ruồi bay bình thường và giấy rơi thẳng như Huệ Chi thấy. Mà trong hệ quán tính, lực tác động là như nhau, không như Huệ Chi nghĩ, ông to thì sẽ khác con ruồi nhỏ.
Cho nên, khi mọi vật, cả người, ruồi bay, viên giấy, con bò (giả sử), bóng bay, nếu đã chuyển động theo xe mà không có lực nào tác động sẽ chuyển động mãi so với mặt đất, và mọi chuyển động trên xe cũng như trong một không gian đứng im. Vì thế giả sử nếu có chuyện lơ lửng (vì thực tế không thể có) thì dù là ông Huệ Chi, con ruồi, con bò, ông Văn Chinh, rồi đến Bao Đồng hôm nay, cũng sẽ đều lơ lửng như nhau chứ không có chuyện bị “đẩy về sau” đâu. Chỉ  khi có gia tốc, tức xe đột ngột tăng tốc chẳng hạn, thì tất cả sẽ bị đẩy về sau ngay. Dù lơ lửng hay ngồi trên ghế cũng vậy.  
Nhưng thực tế không có chuyện lơ lửng. Vật nào cũng phải có trọng lượng nên sẽ rơi xuống. Có điều dù nhỏ như Huệ Chi, Văn Chinh hay to như con bò thì tất cả đêu rơi thẳng trên xe chứ không “tụt về sau”.
Còn giả sử có một quả bóng bay lơ lửng được. Muốn vậy nó phải có tỷ trọng bằng không khí trong xe. Như thế cũng không có chuyện nó mất dần quán tính khi “lơ lửng đủ lâu”. Nó chỉ mất quán tính theo toàn bộ không khí được bao bọc bởi thành xe khi vận tốc xe thay đổi. Còn không, nó sẽ đứng im giữa không khí vì tuân theo nguyên lý quán tính: “Nếu một vật không chịu một lực nào thì nó sẽ tiếp tục chuyển động không đổi, nhưng là so với mặt đất. Khi ấy với mặt đất nó chuyển động đều. Nên tay Bao Đồng nghĩ về cái chuyện rót nước: “Nếu giả sử ông rót từ trên khoảng cao nhất định (chẳng hạn từ trên trần máy bay) để xem khi nó rớt xuống sàn xem nó có thay đổi theo chiều hướng tụt về đằng sau (dù ít hay nhiều ) hay không?” thì thật buồn cười và “đếch” biết gì!

Với một comment mạo danh, mà tôi cũng đang bận viết về vụ Đoan Trang để bênh “cô cháu” Lệ Thủy, chưa kịp trả lời, vậy mà Bao đồng  comment tiếp:

Sao rồi? Nói trúng yếu điểm nên không bình luận không được hiển thị à? Nếu đã có gan chửi người khác thì cũng phải có gan nghe người khác chửi. Như thế mới đáng mặt. Chẳng lẽ rất nhiều người trên mạng đều nói: La = Con của Ngựa + Lừa là đúng rồi ư. Thất vọng quá” (1:19 a.m., Sunday Sept. 15);

Rồi từ đầu bò đã dần chuyển sang tai trâu, sang đại lưu manh, thành kẻ trời không dung đất không tha khi đã ngu si, không hiểu, lại mang bậc sinh thành người đang chỉ dậy mình ra chửi bậy:

 “…!!!, nếu nghĩ tao đầu bò sao không dám hiển thị bình luận của tao đi. Chắc sợ thiên hạ thấy rõ mày là loại chó đi cắn càn chứ gì. Ô hô, cả thiên hạ đang chửi mày thế đấy. Loại chó nhà mày còn ngu hơn con la, ha ha ha. Loại mày chỉ đi cắn càn, đéo có tí gì đáng nói nữa”. (11:04 a.m., Sunday Sept. 15).
Tôi phải đăng ra để cho các nhà “lịch sự chủ nghĩa” từng phê phán tôi, sao nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nhà chính luận, v.v… gì mà lại từng viết: “Chó điên thân mến”; “Thằng đầu bò”; “GS mất dạy, VS bố láo”; “Thằng mù chữ, thằng lưu manh”, v.v…! Có điều, thằng Bao Đồng lưu manh mất dạy này, chỉ cần vài chi tiết nó viết, tôi đã biết nó thực sự là ai. Nếu các bạn biết nó cũng là một nhà văn U70, danh phận cũng khơ khớ mà lại núp danh chửi tục thì thật tếu phải không? Thật hèn hạ, đâu dám chính danh đối thoại hoặc viết bài phản biện, cũng viết văn, viết phê bình kia mà. Đâu dám như tôi, phê phán ai tôi luôn chính danh, chỉ đích danh, phê phán cái gì và tại sai lại phê phán, không bao giờ ẩn danh chê người khác, vì có thể giấu được mọi người nhưng ta không thể giấu được chính ta và luật nhân quả. Nhưng thôi, tôi sẽ tha cho nó, không nêu tên ra, vì nó vẫn có phần để tôi thương hại. Vì hắn ta quả thực đã từng rất nể phục tôi, chỉ vì cái quán tính trì độn, nên mới cứ “chầy, cối” để mong bảo toàn cái sĩ diện hão thôi! Nhưng khoa học là khoa học, phải chính xác, chứ đâu có thể hiểu theo cảm tính của nó được.

còn cãi tiếp thế này đây:

Có mỗi cái nguyên lý đơn giản về vật lý thế mà mày không hiểu, hay đéo thể hiểu nổi? Mày ngu thế nhỉ, khi cái thân con lừa (à quên, con la chứ) của mày mà lơ lửng trên không ở trong xe thì cũng có khác gì khi mày nhảy ra khỏi cửa sổ của xe để lao ra ngoài (mà nên thế đi con ạ, đã ngu còn đi chửi thiên hạ), khi đó mày còn cái quán tính của xe nữa không? Nếu mày mà còn nói 2 tình huống ấy khác nhau thì tao ôm bụng bể cười chết mất. Đừng "ný nuận" là cái không gian trong xe khác không gian ngoài xe nhé, mặc dù chúng khác nhau thật, hê hê thế cái không khí trong không gian ở trong xe có thể đầy mày đi cùng chiếc xe hả? Chỉ cần mày đứng không vững, thì đã bị chới với ra sau rồi, chứ đừng nói là nhảy lên lơ lửng nhé. Thế mà còn khoe cái đống cứt các loại nhà, ôi còn có nhà vật lý nữa chứ, của mày ra, thối lắm. Mấy cái giải thưởng (cứ tạm gọi thế) mà mày khoe khoang kia chỉ đáng để thiên hạ chùi đít thôi…” (11:18 a.m., Sunday Sept. 15).
Đọc đoạn này thì thấy những điều tôi tôi dạy nó đúng là “đàn gảy tai trâu” thật, nó đúng là ngu như bò vì vẫn không hiểu quán tính là gì.
Quán tính là sự bảo tồn trạng thái đứng yên hoặc chuyển động nếu không có lực nào tác động. Nếu một người ngồi trên ghế của xe chạy, rồi giả sử lơ lửng được, và giả sử không có sức cản không khí ngoài xe nữa, thì lơ lửng trong xe hoàn toàn như lơ lửng ngoài xe. Khi hỏi câu “hê hê thế cái không khí trong không gian ở trong xe có thể đầy mày đi cùng chiếc xe hả?” thì còn ngu hơn cả ngu. Bàn về quán tính mà không biết khi “lơ lửng” thì chính lực quán tính đẩy người ta đi chứ không phải không khí. Khi có chuyển động rồi thì dù lơ lửng hay ngồi trên ghế quán tính là như nhau. Có điều thực tế người ta có trọng lượng nên không lơ lửng được, trọng lực tác động sẽ làm người ta rơi xuống. Giả sử song song có 2 người một trong, một ngoài xe, thì người trong xe sẽ rơi thẳng đứng như trong không gian đứng yên chứ không phải bị đẩy về sau như thằng Bao Đồng và tay Huệ Chi nghĩ. Rớt xuống ghế rồi thì sẽ tiếp tục chuyển động quán tính theo chiếc xe. Còn người bên ngoài rớt song song với người trong xe nhưng sẽ rơi xuống đất. Nhưng với bên ngoài thì không rơi thẳng đứng nữa, mà cũng không bị “đẩy về sau” như Huệ Chi, Văn Chinh, “Đầu Bò” nghĩ, mà ngược lại, sẽ bị lực quán tính kéo xiên về phía trước!
Tất cả là như thế! Nghĩa là mấy người trên hoàn toàn không hiểu gì. Quả đúng như các cụ nói là thật khổ khi phải làm thầy những thằng dại! Dạy dỗ như vậy mà chúng vẫn chưa chịu hiểu thì tôi xin chào thua cái quán tính trì độn của chúng!
TPHCM
20-9-2013
ĐÔNG LA
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét