NGUYÊN NGỌC TỪ “ĐỨNG LÊN” NAY TỤT HỐ!

ĐÔNG LA
NGUYÊN NGỌC TỪ “ĐỨNG LÊN”
NAY TỤT HỐ!


Nguyên Ngọc ở tuổi đôi mươi đã viết truyện ngắn Rẻo cao, tiếc là sau 60 năm, lẽ ra tuổi tác càng cao nhận thức của người ta càng cao thâm hơn thì với ông lại càng ngày càng thấp xuống. Và quả thực, ngày nào ông viết Đất nước đứng lên thì hôm nay, ông đã thực sự tụt hố!
Hiện trên mạng có hai vụ nóng nhất là bài nói của ông GS Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng “giá-lương-tiền”, bảo Mác sai và Chủ nghĩa Xã hội ở ta là lừa bịp. Và chuyện Nhà Văn Nguyên Ngọc cho “việc dạy sử không nên đắp bồi chủ nghĩa yêu nước”, bởi ông ta cho lòng yêu nước biến thành chủ nghĩa là đã bị chính quyền chính trị hóa để phục vụ tuyên truyền. Ông ta cũng cho không nên ca ngợi các Bà mẹ VN anh hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ VNCH! Với ông Trần Phương thì đã có “thằng cháu” là Lê Quang Trung, sinh năm 1989, người từng đọc hết Toàn tập Các Mác, sẽ viết 5 bài “uýnh” Trần Phương. Nhưng mới có một bài thì xem chừng Trung đã đo ván ông cựu PTT hơn Trung hơn 60 tuổi rồi; còn với Nguyên Ngọc thì tôi sẽ có bài này.
***
Trước vụ nóng nhất này, trong bài Hy vọng gì … trên basamNguyên Ngọc đã “nhận xét” về Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật TW:
cái hội đồng vừa kể  lại có quyền hành lớn nhất về văn học nghệ thuật trên đất nước đau khổ này, thì quả là một sự sĩ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ”.
Lâu nay với dư luận đã thành quán tính, mặc nhiên Nguyên Ngọc là một nhà văn tài năng và một nhà quản lý văn chương bản lĩnh có tư tưởng đột phá. Vì cơ chế bảo thủ lạc hậu mà ông đã bị thất bại.
Giờ khách quan coi kỹ lại mọi chuyện thì hoàn toàn không phải thế. Một thời rất dài, thậm chí cả những ngày hôm nay, những chuẩn mực về tri thức khoa học xã hội nói chung và về văn chương nghệ thuật nói riêng ở nước ta còn chưa chuẩn. Như GS Trần Thanh Đạm từng nói là còn trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Nhận thức thường mới ở cấp độ cảm tính chứ chưa phải nhận thức lý tính.
Tôi đã viết rải rác về Nguyên Ngọc trong nhiều bài, nay chúng ta thử xem một cách toàn diện những nét chính về Nhà văn Nguyên Ngọc “của chúng ta” xem sao?
1979, khi được giao trọng trách Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn VN, trong cuộc gặp nổi tiếng với TBT Nguyễn Văn Linh để “cởi trói” văn nghệ, Nguyên Ngọc nói: “nghệ thuật giữ cho con người không sa xuống thành con vật” Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”. Vậy mà thực tế Nguyên Ngọc lại làm bà đỡ cho văn Nguyễn Huy Thiệp trước đây và hôm nay lại bảo vệ luận văn của Nhã Thuyên ca ngợi thơ của nhóm Mở Miệng. Với rất nhiều chi tiết, hình ảnh, ý tứ tục tĩu, bẩn thỉu, phi luân, phi mỹ trong văn Thiệp và thơ Mở Miệng thì chính chúng đã “vả vào mồm” Nguyên Ngọc!
Cụ thể với chuyện Nhã Thuyên trên trang ngoclinhvugiatrong bài [vụ án Nhã Thuyên]… có đoạn:
“Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng vụ đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan đã đưa chúng ta về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Nói như vậy Nguyên Ngọc đã thể hiện cái tầm nhìn “đồ đá”, tầm nhìn “ăn lông, ở lỗ” của chính mình. Với thơ của nhóm Mở miệng như thế này: “Tôi lém nước bọt lên tường/ Tôi yêu những người đàn bà đang là chuột dưới cống/ Tôi thấy em mặc quần lót mười nghìn ba cái mua ở vỉa hè mỗi khi chủ nhật… Tôi hành hạ tôi ba bữa/ Tôi kêu đòi chữ nghĩa/ Tôi tổ chức chiến tranh/ Tôi nam mô vị chúa trời/ Tôi đánh răng vào buổi trưa/ Tôi đâm ra/ Tôi cải tạo âm hộ…”; rồi: “nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc, & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy [...] Và khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của ký ức” (Luận văn - trang 67)”. Vậy mà Nhã Thuyên đã ca ngợi: “Những thi phẩm này (đúng là phải gọi bằng từ “thi phẩm”) đều sạch, đẹp và giàu năng lượng cảm xúc…” (tr.64). Và: “Thái độ dám hủy bỏ thi tính của mình để đổi lấy một hành vi mới, tạo ra một ý niệm mới về việc làm thơ là một thách thức với ý thức mỹ học cũ” (tr.84) v.v…
Ngoài hành động có tính chất phạm pháp của những kẻ nổi loạn, việc sử dụng tùy tiện hình ảnh các bậc thần thánh như trên là hành động báng bổ của kẻ lưu manh, vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng tín ngưỡng giáo dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo và Giáo hội Phật giáo cần phải kiện những kẻ phạm pháp và kiện Trường Đại học Sư phạm đã gieo mầm và dung túng một công trình phản giáo dục đến thế!
Không chỉ vậy, Nhã Thuyên còn kích động qua việc ca ngợi Dương Thu Hương và những nhà văn chống đối khác: “Nhưng giai đoạn khủng hoảng, phẩm tính phản kháng vốn tiềm tàng trong lòng các xã hội chuyên chế sẽ trỗi dậy. Đây là giai đoạn thích hợp cho nổi loạn, cho phá phách, cho thái độ vô trật tự, vô chính phủ…Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ”;
Với những sự phê phán luận văn của Nhã Thuyên rất đúng, đầy tinh thần trách nhiệm, có chứng cớ cụ thể của nhiều người, tại sao Nguyên Ngọc lại cho rằng vụ đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan đã đưa chúng ta «về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa»? Việc phản đối bất chấp như vậy, phải chăng Nguyên Ngọc sống ngoài vòng pháp luật, theo luật rừng? Phải chăng do tuổi cao mờ mắt không còn đọc được chữ hay do cay cú thất bại trong tham vọng chính trị đã khiến ông mù văn hóa?
Một độc giả của tôi là chị Phùng Kim Yến vốn là một trí thức được đào tạo ở Nhật, trước ngày giải phóng ở Sài Gòn chị đã là một giảng viên trẻ tại một trường đại học, chị đã comment trên trang facebook của tôi về những người bênh Nhã Thuyên: “Tội ác trời không dung đất không tha cho những kẻ đầu độc thế hệ thanh thiếu niên bằng sản phầm văn chương, văn hóa, đồi trụy, đầy thú tính”. Còntôi đã viết: “Văn chương như phòng khách của tinh thần, không thể quăng bừa rác, uế tạp và thô bỉ lên đó được”. Chỉ những người như Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên và những “nhà phê bình” vọng ngoại, nhai bã mía cũng suýt xoa khen ngọt, mới bênh Nhã Thuyên, mới bảo vệ thơ của nhóm Mở miệng, thái độ đó chỉ là cái việc: “cố công độc đáo hóa cái lập dị, nghiêm túc hóa cái bông phèng, sâu sắc hóa cái vô nghĩa, cao siêu hóa cái tầm thường, và cuối cùng là nhân bản hóa cái phi nhân tính, bởi đã kỳ công đi phân tích mùi thơm của thối rữa, tô vẽ màu sắc cho rác rưởi; cả hai, cả sự sáng tạo và thẩm định, hoàn toàn có thể nói thực chất chỉ là sự xả rác trí tuệ mà thôi”.
***
Về tiếng Pháp, Nguyên Ngọc có thể rành ngôn ngữ giao tiếp, nhưng để hiểu tri thức thì ngay với tiếng mẹ đẻ, nếu không có một nền tảng để hiểu thì người ta cũng sẽ mù điếc. Nguyên Ngọc không hiểu điều này, ông đã ảo tưởng về trí tuệ của mình nên đã “liều mạng” dịch những tác phẩm nước ngoài để truyền bá lý luận. Nhưng xem chừng ông chỉ làm dáng tri thức, khoe mẽ, chứ không phải vì bản chất tri thức đó. Đơn giản là vì ông thực sự không hiểu chúng.
Theo Barthes, tác phẩm văn chương đích thực phải là văn chương dấn thân, với mặt phẳng được tạo bởi hai chiều ngôn ngữlối viết, còn chiều thứ ba là chiều cao sâu của tác phẩm thì ông gọi là l'écriture. Nguyên Ngọc đã dịch Le Degré zéro de l'écriture là “Độ 0 của lối viết” thì Nguyên Ngọc đã nhầm lẫn l'écriture với lối viết, không hiểu ý Barthes, dịch thành một câu vô nghĩa. Ấy vậy mà có những người đã tưởng tượng ra bao điều cao siêu rồi xì xụp vái lậy, trong đó có TS Văn học Nguyễn Thị Từ Huy và Phạm Xuân Nguyên! Ngược lại, Nguyên Ngọc cũng dịch lý luận của Kundera mà triết lý sáng tác của ông lại Hiện tượng học. Đó là một triết thuyết đề cao nhận thức chủ quan của cá nhân, đặt “thế giới trong ngoặc”. Nghĩa là không có chuyện “dấn thân” cái gì hết, nghĩa là ngược với quan niệm của Barthes, nghĩa là: “Chính vì không hiểu bản chất vấn đề, Nguyên Ngọc đã chạy theo cái vỏ của những khái niệm lấp lánh, nên mới làm một việc mâu thuẫn như vậy”.
Còn chữ l’ambigui  của Kundera Nguyên Ngọc cũng lại dịch sai là tính nước đôi. L’ambigui theo từ điển là sự mơ hồ. Mà sự mơ hồ thì hoàn toàn không phải là nước đôi. Mơ hồ là chưa rõ ràng, nước đôi là sự lưỡng lự giữa hai cái. Vì vậy câu la sagesse de l’ambigui nên dịch là sự hiểu biết về những điều mơ hồ là phù hợp nhất. Còn hiểu sai như Nguyên Ngọc, rồi tưởng tượng ra đủ thứ  như thế này: “Hiền minh của tính nước đôi chính là hiền minh của sự đi tìm, của dở dang chưa đến, không bao giờ đến, hiền minh của tính tương đối của chân lý…”  thì thật nguy to, rồi sẽ dẫn người đọc đi đâu?
Như muốn tỏ ra là một người minh triết, Nguyên Ngọc hay dùng chữ “người hiền”, “hiền minh”. Tiếc rằng đó chỉ là cái thói sính chữ, “làm văn” của Nguyên Ngọc, vì ông ta đã nghĩ về “hiền minh”, “minh triết” bằng một sự vô minh.
Cụ thể Nguyên Ngọc từng ca ngợi Lê Đạt là một “người hiền”! Trong ngôn ngữ văn hóa, người hiền không phải hiền từ, hiền lành mà là một bậc minh triết, thánh nhân. Như Tố Hữu bằng thơ cũng đã gọi Bác Hồ là một “người hiền”. Một người có trình độ cấp II như Nguyên Ngọc nếu đọc Lê Đạt bàn về đổi mới thơ dựa trên cơ sở của vật lý hiện đại với những khái niệm như Entropy, phát xạ năng lượng, lượng tử… thì đúng là sợ khiếp vía thật. Nhưng với tôi và những người hiểu vật lý thì Lê Đạt sai toét. Lê Đạt viết: “Đổi mới là tạo ra ăngtropi âm”. Tôi đã viết trong cuốn Bóng tối của ánh sáng: “Trong cơ học thống kê, entropy là đơn vị đo lường mức độ hỗn loạn của hệ. Sự tăng độ hỗn loạn, sự đổ vỡ cái cũ là một quy luật khách quan, người ta chỉ có thể can thiệp bằng việc tiếp thêm năng lượng để có thể giảm sự hỗn loạn hoặc cao nhất cũng chỉ giữ được trạng thái trật tự cũ. Trong khi đó ngược lại, đổi mới thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung là phải xóa bỏ cái trật tự cũ để sinh ra cái mới. Như vậy, Lê Đạt đã nói ngược!
Một người có trình độ như vậy mà dám ngông ngạo cho cả Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật TW là “không biết gì” là “nỗi sỉ nhục” của giới văn nghệ sĩ thì Nguyên Ngọc đúng là liều lĩnh thật!
***
Văn học nghệ thuật cũng như mọi mặt xã hội Việt Nam về mặt tổ chức, quản lý, còn nhiều cái yếu, nên nó không phát triển và đang ở trong tình trạng loạn chuẩn, trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Tình trạng loạn chuẩn này được khởi nguồn chính từ công cuộc đổi mới văn chương nghệ thuật do Trần Độ lãnh đạo và Nguyên Ngọc là người phất cờ thực hiện ngày nào. Cả Trần Độ và Nguyên Ngọc đã sai và bị mất chức từ lâu. Nhưng vì nhu cầu đổi mới là có thật và việc lăng xê những tác giả, tác phẩm sai trái như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, v.v… là “mới”, là “tài năng” đã tạo thành dư luận khủng khiếp, đã tạo ra lực quán tính khủng khiếp, nên dư luận đó còn kéo dài đến hôm nay và sẽ chưa chịu dừng lại nếu không có một lực mạnh hơn chặn đứng.
Vì vậy có một Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương là quá tốt và quá cần thiết.
Lĩnh vực Văn học Nghệ thuật là sáng tác, mà sáng tác tất không phải việc đổ khuôn, nên chức năng của Hội đồng không thể là chuyện “ban bố đúng sai” như ý Nguyên Ngọc. Mà chức năng chính của nó theo tôi là tổ chức, quản lý, nó không “ban bố đúng sai” theo khuôn mẫu nhưng lại phải có đủ trình độ và quyền lực để phân định được sự cao thấp, đúng sai.
Với hiện trạng, chính Hội đồng cần phải tháo gỡ những nút thắt để phát huy dân chủ, để những nhân tố mới cả về tác giả lẫn tác phẩm nảy nở; cần phải đánh giá, định giá, tôn vinh chính xác và công minh những sáng tác mới xuất hiện, giàu tính sáng tạo, giàu tính phản biện dựa trên nền tảng chắc chắn của tri thức và đạo lý, có tầm tư tưởng cao sâu. Càng khuyến khích tự do sáng tác thì lại càng cần phải quản lý, giám sát, định giá, nếu không sẽ loạn chuẩn.
***
Quay lại xem cụ thể cái bài mới nhất trên TuanVietNam, mà Nguyên Ngọc mới tuôn lời “vàng” ngọc. Tất nhiên không phải vàng ròng mà là thứ vàng người ta thấy phải bịt mũi lại ngay!
Nguyên Ngọc viết: “Ở Pháp, một số các nhà sử học nổi tiếng đã lập ra một tổ chức gọi tắt là CVUH (Comité de vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là Ủy ban cảnh giác đối với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng.
Các nhà sử học uyên thâm ấy cảnh giác với việc chính quyền đương thời nhào nặn lịch sử để làm công cụ tuyên truyền cho những lợi ích chính trị (đương nhiên là nhất thời) của họ.
Tôi nghĩ một sự cảnh giác thật hiền minh như vậy cũng rất cần ở ta, nhất là khi chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt”.
Việc bên ngoài người ta nhả ra chữ nào Nguyên Ngọc đớp ngay lại chứng tỏ cái dốt của ông. Với các nước thực dân đế quốc quả đã có việc “nhào nặn lịch sử”. Phát xít Đức từng tuyên truyền chúng có sứ mệnh diệt dân Do Thái và các chủng tộc hèn kém để “tinh chế” nhân loại; nước Pháp cũng gọi cuộc xâm lược VN là để “khai hóa”; còn Mỹ thì cho việc thế chân Pháp tại VN là “chiến đấu bảo vệ thế giới tự do”. Còn với VN ta chỉ có một lịch sử. Đó là lịch sử oai hùng chống ngoại xâm, giành lại nền độc lập, chúng ta có “nhào nặn lịch sử” đâu mà cần cái “cảnh giác hiền minh” đó.
Nguyên Ngọc tiếp: “con người bao giờ cũng chỉ có thể đứng ở một góc nhất định nào đó của thực tại, nên luôn bị chính cái góc đó, với các cạnh của nó, che khuất. Không thể nhìn toàn cục.
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, cái góc đó vì vô số lý do, càng hẹp hơn, các cạnh của nó càng dài hơn. Mặt khác trong chiến tranh có những tình cảm không bình thường, được, hay bị đẩy cao lên, thường đến cực độ. Hận thù là một trong những tình cảm nổi bật đó. Nếu giáo dục của ta, dạy sử của ta sau chiến tranh, nói, viết, dạy về lịch sử chiến tranh, mà lại càng cố ý làm đậm, sâu hơn cái góc vốn đã hẹp một cách tất yếu đó, thì sẽ rất tai hại”.
Như vậy, Nguyên Ngọc cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, sự căm thù giặc là “không bình thường”. Có lẽ chỉ có một người tâm thần mới nghĩ như Nguyên Ngọc mà thôi. Hiện tại chúng ta đã chào đón Phó Thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ, Nhạc sĩ  Phạm Duy, v.v.. trở lại Tổ quốc; đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ mà cựu TT Bill Clinton nói: “Việt Nam trong trái tim tôi”; cựu TT Bush nói: “VN là bạn”. Chúng ta đã hòa hợp, nhưng dù như thế thì cũng không ai, không nước nào xóa trắng lịch sử cả. Thật nguy hiểm khi Nguyên Ngọc viết: “Tôi hiểu Farida Shaheed nói “việc dạy sử không nên đặt ra mục đích đắp bồi chủ nghĩa yêu nước” chính là theo ý nghĩa đó. Tôi cũng hiểu lòng yêu nước khác với chủ nghĩa yêu nước. Yêu quê hương, đất nước mình là tự nhiên và tốt đẹp. Nhưng khi nói đến chủ nghĩa thì tức đã có ý đẩy tình cảm ấy đến thành cực đoan, thành chật hẹp, duy nhất, có màu sắc kỳ thị với những gì không phải là đối tượng yêu đó của mình. Không nên “sử dụng” (chữ của CVUH) lịch sử, dùng việc dạy lịch sử cho mục đích chủ nghĩa”.
Chưa hết Nguyên Ngọc còn tâm đắc với ý này của một người bạn: “Chúng ta tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng từng có nhiều con hy sinh trong chiến tranh, là đúng thôi. Nhưng có lẽ cũng đừng làm quá. Còn có hàng triệu bà mẹ khác, có con đi lính cho chính quyền miền Nam và đã ngã xuống. Mình làm quá, các bà mẹ ấy sẽ tủi thân”.
Như vậy Nguyên Ngọc đã xóa nhòa tất cả, cuộc sống không còn trắng đen, phải trái nữa. Chúng ta cần tha thứ và đã tha thứ, chính tôi đây cũng đã lấy vợ mà gia đình có một chú ruột là đại úy VNCH; một chú ruột là cha tuyên úy bị đi tù 13 năm. Sau khi được về, ông đã trở lại cuộc sống bình thường, cuối cùng ông được làm cha sở một nhà thờ lớn là nhà thờ Chí Hòa. Khi chết, lễ tang ông có Hồng y làm chủ tế, có lãnh đạo Quận Tân Bình tham dự. Khi đưa tang có công an gác những ngã tư gần nhà thờ cho xe chạy thông tuyến. Nhưng dù như vậy, dù không còn thù hận, nhưng cuộc sống luôn có chính nghĩa, phi nghĩa. Không ai có thể đồng nhất người anh hùng với kẻ bán nước. Viết như trên Nguyên Ngọc đã ngang nhiên phản bội những đồng chí, đồng bào của mình; lấy lòng những người từng bên kia chiến tuyến còn chưa nguôi thù hận. Nghĩa là đến tận hôm nay, Nguyên Ngọc còn chiêu hồi “Bên thua cuộc”, giống như một công dân mạng viết về Bùi Tín, Nguyên Ngọc cũng chính là “miếng giẻ chùi máu giày quân xâm lược”!
Chỉ có điều khó hiểu là, tại sao VietNam.net, tờ báo điện tử lớn nhất VN, của Bộ TT & Truyền thông VN, lại cho đăng bài viết đó của Nguyên Ngọc? Trước đây, VietNam.netcũng đăng bài của Kỳ Duyên viết: “Cũng giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy còn đang đắm mình vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, thì có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn. Đó là "điệp khúc công chức 100 triệu". Việc dùng “tài hoa” của Phạm Duy đối lập với tệ nạn mua bán chức để vừa ca ngợi Phạm Duy vừa phê phán chế độ là việc làm khập khễnh, thiển cận, và nói theo “nghị” Phước là “đại ngu”! Giả sử tôi cũng so sánh “đểu” như Kỳ Duyên, giữa phẩm chất của một chế độ đã dang rộng vòng tay đón một người mấy lần phản trắc như Phạm Duy trở về với một phẩm chất xấu nhất mà người ta đã nói về ông mà tôi không nỡ nói ra, thì Kỳ Duyên thấy sao đây?
Trong Hội thảo của Hội đồng vừa rồi cũng có ý nói để nền Văn Học Nghệ thuật VN phát triển đúng đắn cần làm trong sạch môi trường các diễn đàn, cần phê phán những quan điểm và việc làm sai trái, như bài viết “Phê bình chỉ điểm” của Phạm Xuân Nguyên và việc Hội Nhà văn HN trao giải thưởng cho những người luôn ở trên tuyến đầu chống phá đất nước là Nguyên Ngọc và Huệ Chi.
Rất mong Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật TW, ngoài công tác tổ chức, vạch đường lối, còn thực hiện được nguyên lý tập trung dân chủ của Chủ nghĩa Mác Lênin, vừa phát huy dân chủ vừa có quyền uốn nắn chỉnh sửa, có thể loại bỏ việc tôn vinh sai trái những tác phẩm, đồng thời bảo vệ được những tác phẩm tốt bị phủ nhận vì trình độ kém hoặc do những ý xấu liên kết lại để bác bỏ. Và cũng có thể chấn chỉnh những sai trái liên quan đến văn học nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống truyền thông hiện tại.
2-12-2013
ĐÔNG LA


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét