ĐÔNG LA NỔI TIẾNG?
Vừa rồi thấy Võ Khánh Linh viết bài “Ý kiến với “Một số nguyên tắc hoạt động của Diễn đàn xã hội dân sự”” “uýnh” Nguyễn Quang A. Tính viết mấy chữ hỗ trợ “cô bé” này. Về tuổi thì với tôi, VKL đúng chỉ là một “cô bé” thôi. Có điều cái “cô bé” này đầu khá “rắn” đấy, rận chủ rận chiếc hãy coi chừng! Trên diễn đàn chính luận nước ta có điều thú vị là nước ta quả là có phúc, bởi có hiện tượng cháu hơn ông, con hơn cha. Lê Quang Trung mới “dậy” “ông” Trần Phương về triết; trước đó Thanh Tùng (Đôi mắt) cũng “dậy” “ông” Nguyễn Trọng Vĩnh, dạy “cha” Dương Tàu về lịch sử; Võ Khánh Linh từng “uýnh” Hà Vũ, Huệ Chi, …, và hôm nay “dạy” Nguyễn Quang A về luật pháp, về nhân cách. Tôi nhắn cho Khánh Linh: “sẽ viết về A đấy”. Tính viết mấy chữ thôi, nhưng xem tình hình thì thấy cần phải “tôn trọng” ông này hơn, viết đầy đủ hơn, vì “thành tích” của ông ta cũng khá. Tôi đi gom tài liệu, thấy khá đủ, định viết thì ông Đại tá Viết Sơn lại điện thoại. Anh là nhà báo gạo cội ở Báo Quân đội Nhân dân, từng cho tôi là “phát hiện” của cuộc đời anh, là liên tục một tháng trời “anh nói về em” với người thân và bạn bè, khiến tôi, do thần giao cách cảm, mí mắt giật quá, phải lấy salonpas dán cho đỡ. Anh Sơn bảo là: “Anh thấy em chụp ảnh với Hữu Thỉnh, Hữu Thỉnh còn quàng tay thân thiết, anh thích quá. Như thế là em nổi tiếng trong những người nổi tiếng nhất rồi”. Quả đúng như thế vì khi tôi xưng tên thì trong giới nhà văn không ai mà không biết.
(Mai Quốc Liên, Vũ Quần Phương, Trà Giang,
Hữu Thỉnh, Đông La, không biết) Còn việc “được” chụp ảnh với anh Hữu Thỉnh tất nhiên là tôi có mừng, nhưng chắc không mừng bằng anh Viết Sơn mừng cho tôi, vì tận từ năm 1986, những người hàng cha chú, hàng anh của Hữu Thỉnh như Chế Lan Viên đã trao giải thơ cho tôi, còn đứng tên giới thiệu tôi vào Hội Nhà Văn, còn mời tôi đi dự đám cưới của con ông,…, nghĩa là còn coi tôi như người nhà kia mà. Nguyễn Khải cũng từng đọc những truyện ngắn của tôi bảo “Cả đời người viết may ra mới viết được vài cái như thế”, riêng cuốn “Những dấu vết không phai”, ông bảo “phải đọc đi đọc lại”.
Tóm lại Văn chương mang lại cho tôi vật chất rất ít nhưng niềm vui rất nhiều. Nguyễn Quang Thiều có lần được một ông vua tiếp bên trời Âu, về gọi cho tôi. Tôi bảo: “Ông được gặp vua sướng quá còn gọi cho tôi làm gì?”. Thiều bảo: “Nói chuyện với Đông La sướng hơn nói với vua”.
Cách đây vài hôm tôi gọi, Thiều bảo: “Tôi tốn tiền vì cuốn sách của ông lắm đấy nhá. Bạn bè tôi khắp thế giới, họ cứ đòi đọc, tôi phải gởi cho họ, mà gởi đi nước ngoài có ít tiền đâu”. Đó là cách Thiều nói cho tôi nghe sướng tai thôi, chứ khởi thủy chính Thiều bảo tôi soạn cuốn sách để Thiều bỏ tiền in tặng tôi cơ. Tôi bảo vừa rồi tôi “uýnh” nhiều ngưới, trong đó có những người cũng có chơi với Thiều, tôi sợ họ sẽ giận Thiều. Thiều bảo: “Cái chỗ tôi như thế thì phải quan hệ với nhiều người thôi, thấy sai thì ông cứ viết, tôi đâu có sợ ai giận tôi, chỉ sợ ông giận tôi thôi”. Nguyễn Quang Thiều là người trong số ít nhà văn đi nước ngoài, tiếp xúc với người ngoài nhiều nhất. Theo lẽ thường như vậy rất dễ thay máu. Nhưng Thiều không vậy, dù quảng giao hết cỡ nhưng luôn giữ chính kiến của mình. Trong tập thơ dầy như hòn gạch Thiều tặng tôi có bài Thiều viết ca ngợi Bác Hồ, tôi ngạc nhiên. Vì ca ngợi Bác đã nhiều người viết quá hay, nên lứa chúng tôi ít người dám viết. nhưng Thiều viết theo kiểu riêng nên tôi phải hỏi cho chắc: “Ông viết về Bác Hồ à?”. Thiều bảo: “Chứ sao nữa”. Thiều bảo: “Trên đường về quê tôi có một nghĩa trang Liệt Sĩ. Tôi thỉnh thoảng đến đứng im mặc niệm cả tiếng ở đó”.
Thiều là bạn thân nhất của tôi, gần như anh em kết nghĩa, giờ đã làm quan to, Phó Chủ tịch Hội Nhà Văn VN, nhưng xem chừng tôi còn chưa hiểu nhiều về Thiều.
5-12-2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét