Khi các nhà văn tự biếm họa chân dung

image
Hai nhà văn Ngô Thị Kim Cúc (trái) và Dạ Ngân thuộc số chín người mà Hội Nhà văn Việt Nam yêu cầu 'gạch tên'
Sáng ngày 5/5/2015, Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực TP. HCM chuẩn bị cho đại hội (đại biểu) lần thứ 9 đã khai mạc, chương trình làm việc là 1 ngày.

Nhưng chỉ những người trong ban tổ chức mới được phát tờ chương trình, hội viên chỉ có tập tài liệu 31 trang, gồm: báo cáo nhiệm kỳ 2010- 2015, báo cáo sửa đổi điều lệ, và bản kiểm điểm của ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2010- 2015.

Khu vực TP. HCM có 155 (hay 156?) hội viên, nhưng chỉ 90 người có mặt. Hầu như những người không có mặt đều không có văn bản chính thức về sự vắng mặt của mình.

image
Mọi việc diễn ra khá lủng củng dù chỉ có tính thủ tục. Rất rõ việc ban tổ chức không chuẩn bị kỹ trong nhiều chuyện, ngay cả số lượng hội viên. Hội viên cũ thì không còn lạ chuyện này, còn hội viên mới hẳn đang tò mò xem điều gì sẽ xảy ra trong một “đại hội khu vực” của những người cầm bút.

Trọng điểm là việc bầu để cử những “nhà văn đại biểu” đi dự đại hội lần thứ 9 tại Hà Nội tháng 7 tới.

Sau khi đã tốn nhiều thì giờ để xác định có nên hay không việc bầu những người không có mặt làm đại biểu.

image
Vào lúc phiếu bầu cử đã được phát, và đã xác định sẽ gạch tên những người không được cử, trưởng ban tổ chức Lê Quang Trang cầm micro thông báo: trong danh sách của Văn Đoàn Độc Lập có 26 người là hội viên Hội Nhà văn VN, trong đó có chín người ở TP. HCM, sau đó đọc tên 9 hội viên, gồm: Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương và Ngô Thị Kim Cúc. Chỉ thông báo tên mà không cần giải thích, trưởng ban tổ chức mặc nhiên yêu cầu gạch tên những nhà văn này để không thể có mặt trong đại hội nhà văn sắp tới.

image
Là người duy nhất trong số chín người bị đề nghị gạch tên có mặt, tôi rất tiếc không thể tiếp tục vào buổi chiều để theo dõi tiếp sự việc (do có công việc), nhưng nhiều hơn một nhà văn đã đến nói riêng với tôi: “Hội sai rồi. Sao lại tự thi hành án với những người chưa bị kết án”.

image
nhà văn Ngô Thị Kim Cúc 
Tôi nghĩ có thể không chỉ một nhà văn nhìn sự việc theo cách ấy. Vấn đề là họ có nói ra hay không, và họ có làm theo yêu cầu của ban tổ chức hay không . Tôi cũng không biết kết quả bầu bán thế nào, nhưng với tôi, mọi chuyện đã quá rõ.

Trong khi các nội dung điều lệ liên quan đến Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập hãy còn ở dạng dự thảo, chưa đưa ra đại hội và chưa trở thành điều lệ chính thức, thì lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đã cho phép mình vi phạm điều lệ Hội, tự ý loại các đồng nghiệp cầm bút, coi thường tất cả hội viên còn lại.

image
Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1983, tôi đã tràn trề cảm xúc với “đại hội đổi mới” của nhà văn, đại hội lần thứ 4, năm 1989. Những ngày đó, Hà Nội thực sự như ngày hội. Người dân vốn ít khi quan tâm tới hoạt động của giới cầm bút bỗng vui mừng săn đón từng nhà văn trên đường phố. Trong đại hội, nhiều người dân, trong đó có những trí thức khoa bảng, đã mang tới những tâm thư, những thỉnh cầu, đề nghị các nhà văn hãy vì dân mà làm điều đó. Đi thăm thú trong thành phố, các bác xích lô thường hỏi thăm có phải nhà văn đang dự đại hội hay không, và khi nghe trả lời “phải” thì họ nhất quyết không lấy tiền.

Lòng dân thật đáng quý hơn vàng, nhưng quả thật người dân còn chưa hiểu hết cái khó của nhà văn. Nhà văn chỉ có trang giấy và cây bút. Họ có thể rót hết tâm huyết lên trang giấy nhưng người quyết định số phận xã hội không phải là nhà văn. Và đại hội nhà văn đổi mới đó đã phải kéo dài thêm mấy ngày, với việc tổng bí thư đến gặp và trò chuyện, phủ dụ các nhà văn trước khi bế mạc.

image
Những đại hội sau đó tôi đều có dự, có vài đại hội cũng bùng nổ với những tham luận/tranh luận nảy lửa. Và những nội dung, không khí từng kỳ đại hội luôn phản ảnh một thực tế cuộc sống: xã hội có còn trông chờ vào nhà văn hay không, và nhà văn đang “đối xử” với nhau thế nào.

Khi phục hồi hội tịch cho một số nhà văn đã bị xử lý trong vụ án Nhân Văn Giai phẩm, lãnh đạo Hội Nhà văn tin rằng mình đã làm được điều rất tốt đẹp cho những đồng nghiệp cầm bút.

http://baomai.blogspot.com/
Còn khi cố loại trừ những đồng nghiệp đương thời của mình, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đương nhiệm đang chọn chỗ đứng nào? Thời điểm hiện tại đã là năm 2015 của thế kỷ 21, hơn 60 năm sau thập niên 1950 của thế kỷ trước, của vụ án Nhân Văn.

Những thông tin bổ sung có thể làm rõ hơn ý nghĩa/độ chuẩn xác những việc làm của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam:
Nhà thơ Ý Nhi, có tên trong danh sách bị gạch tên, thực ra đã làm đơn xin rút khỏi Hội Nhà văn VN từ tháng 1/2002.

Nhà văn Dạ Ngân đã rút khỏi Ban Vận động Văn đoàn Độc lập từ 14/12/2014.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã rút khỏi Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập từ 26/6/2014, đồng thời cũng rút tên khỏi tất cả các Hội mà anh tham gia, trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu, Hội Điện Ảnh Việt Nam.




Ngô Thị Kim Cúc

http://baomai.blogspot.com/

Trưởng ban Hội chợ Tết ở California 'biển thủ'
Vì sao ngành nông nghiệp Mỹ đứng hàng đầu thế giới...
Chị em sinh ba đám cưới cùng lúc
Nghi vấn chính quyền CSVN dùng nữ tu giả trong buổ...
Bôi bác lịch sử?
Vì sao căn hộ nhỏ ở đô thị đang là mốt?
Bà Võ Thị Hảo từ bỏ Hội nhà văn
Thân phận người tị nạn Rohingya
Dịch thuật: đi tìm sự tương đương
Bartoszewski: nhân vật lịch sử của Ba Lan
Thủ pháp né tránh câu hỏi khó
Hồ Chí Minh có mấy vợ và bao nhiêu người tình lẻ ?...
Tại sao phụ nữ thích mang xách tay đồ hiệu đắt tiề...
Xúc tiến TPP, thay vì rơi vào bẫy hội nghị Thành Đ...
Dân là gì trong mắt chính quyền?
Canada: Xứ sở của sự tử tế
Học tiếng Anh qua thơ của GS Ngô Bảo Châu
Hòa bình của nấm mồ
Vang danh xứ người
Thống nhất và đần độn, man rợ
Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang
5 tên kẻ thù nguy hiểm nhất của Internet
Những cánh bướm đêm dập dìu trong bóng tối
Nổ súng tại nơi diễn ra sự kiện về tiên tri Muhamm...
Đạo đức nghề nghiệp trong việc dùng ảnh
Ảnh bé Hà Giang thành trẻ em Nepal
Đảng Cộng sản có thực sự ‘sáng suốt’?
Blogger Điếu Cày trả lời RFA ngay sau khi gặp TT O...
TT Obama 'rất quan tâm' nhân quyền VN
Đu dây đến bao giờ?
Ảo Ảnh
Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng V...
Không nên gọi 30/4 là ngày giải phóng
Cựu binh Nga kể chuyện bắn máy bay Mỹ
Ký ức 30/4 qua ảnh chiến trường
Quan hệ tình dục nhiều dễ làm giảm trí nhớ?
Đánh dấu 40 năm ngày 30/4 tại Đài Tưởng niệm Chiến...
Thủ tướng Dũng cáo buộc Mỹ gây ra ‘các tội ác dã m...
Các cựu phóng viên nhớ lại ngày kết thúc cuộc chiế...
30/4 - Ngày phán xét của Việt Nam
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét