Nguyễn Đình Hiển
Hình như trong xóm luộc khoai
Mùi thơm bay tận ra ngoài bờ tre
Giật mình một chút hương quê
Mà đưa ta mãi trở về ngày xưa
Đưa ta về với ngày mưa
Mẹ ta ngồi khóc khi vừa gặt xong
Đưa ta về với dòng sông
Một thời lễnh loãng chảy không nhớ bờ
Đưa ta về thuở học trò
Một đàn quỉ sứ reo hò vỡ sân
Đưa ta về với ngày rằm
Hương chùa vấn vít oản nằm nghe chuông
Đưa ta về với con đường
Chân trâu dẫm nát còn vương cỏ gà
Ngày xưa có mất đâu mà
Chạm vào thương nhớ đó là ngày xưa
N.Đ.H
Lời bình:
Tám câu lục bát của Đình Hiển cùng đồng thanh gọi: Ngày xưa ơi! Ngày xưa của tuổi học trò ai chẳng có. Ngày xưa nằm lại sân đình, gốc đa, bến đò, đêm trăng, triền đê lộng gió... Năm nhịp đưa ta, Đình Hiển dẫn người đọc về miền xưa bé của mình theo nhịp ngũ cung thanh bằng ngang qua miền thơ dại.
Đưa ta về với ngày mưa/ với dòng sông/ thuở học trò/ với ngày rằm/ với con đường. Năm nhịp đưa thì nhịp giữa: thuở học trò là không nắm bắt được. Còn ngày mưa, dòng sông, ngày rằm, con đường là những thứ thật cụ thể, nắm bắt được. Cả ảo lẫn thực nơi tác giả dẫn người đọc đến đều gợi về ký ức, nơi cất giấu những kỷ niệm đẹp. Khi nhặt lên, chỉ cần thổi nhẹ lớp bụi thời gian, chúng đều óng lên sự diệu kỳ. Ứng với mỗi câu sáu trong nhịp đưa ta là một niềm trăn trở.
Ngày mưa - mẹ ta ngồi khóc. Lúa mới gặt chạy lụt. Hạt lúa đã nảy mầm. Nỗi giêng hai vừa qua, ngày ba, tháng tám vừa qua. Mấy tháng trời chờ cây mạ lớn, nảy đòng, đơm bông, chắc hạt thế, chắc ăn là thế, ngày mưa cánh đồng lênh loang, trắng phau. Nước. Nước ngập. Mẹ khóc như mưa, khóc cho những hạt lúa mới gặt đã nảy mầm. Lấy gì cho mùa sau? Thóc nảy mầm cầm lòng sao đặng.
Dòng sông - chảy không nhớ bờ. Cái lễnh loãng học trò cướp luôn cả ký ức dòng sông cuộn chảy. Sông ơi, ta tắm mình trong ngươi một thuở. Thuở ấy giờ xa lắm. Tay giang tay ôm ngươi vào lòng. Mi lểnh loảng ôm ta vào dạ. Thuở học trò, đám quỉ sứ đứng hàng thứ ba trong tam thế. Tiếng hò reo trận giả vỡ sân đình, vỡ cả ánh trăng đêm rằm đang ngủ hờ dưới đáy ao.
Ngày rằm - Ta đưa, hương chùa vấn vít. Oản xôi chuối nằm im thin thít - nghe chuông. Chuông nguyện đơn côi, thả từng tiếng vào thinh không tịch mịch. Chuông cũng lênh loang, mạ màu trầm âm thanh thiền trên mặt ruộng, rồi bất giác vút lên nhằm cái hố đen trên nền trời mà lao vào như thiêu thân. Hố đen nuốt chửng tiếng chuông để đêm đêm dội lại người thơ trong những cơn mơ về bất chợt.
Con đường chân trâu dẫm nát. Con đường còn vương chút cỏ gà thua trận. Ngọn cỏ hình đầu gà thua trận gãy đôi, thao láo nhìn trời, nhìn lũ trẻ vô tư trong trò chơi đồng dao thuở nhỏ. Con đường in dấu chân về làng, in dấu chân dời làng. Hai dãy dấu chân song hành quá khứ và hiện tại. Dấu chân trở về - trở về ngày xưa bé. Trở về cổng làng ào như cơn rụng lá xanh. Trở về nơi chôn “nhau” mẹ đã cắt rốn ngày ta bật tiếng khóc đầu tiên chào mặt trời. Và mẹ cho ta dòng sữa non đầu tiên mát ngọt. Cha cho ta ánh nhìn đầu tiên và cái tên đầu tiên dùng suốt cuộc đời. Ngày xưa ơi! Gọi lên là day dứt gọi là thấy là thương là gặp. Ngày xưa luôn thường trực, bởi:
Ngày xưa có mất đâu mà
Chạm vào thương nhớ đó là ngày xưa
Ngày xưa của Đình Hiển xưa trong từng ngày, xưa cả từng đêm, xưa của mọi người. Bằng tám câu lục bát của mình, nhà thơ đã tụng ca cho nỗi nhớ nằm sâu trong ký ức.
Đưa ta về với ngày mưa/ với dòng sông/ thuở học trò/ với ngày rằm/ với con đường. Năm nhịp đưa thì nhịp giữa: thuở học trò là không nắm bắt được. Còn ngày mưa, dòng sông, ngày rằm, con đường là những thứ thật cụ thể, nắm bắt được. Cả ảo lẫn thực nơi tác giả dẫn người đọc đến đều gợi về ký ức, nơi cất giấu những kỷ niệm đẹp. Khi nhặt lên, chỉ cần thổi nhẹ lớp bụi thời gian, chúng đều óng lên sự diệu kỳ. Ứng với mỗi câu sáu trong nhịp đưa ta là một niềm trăn trở.
Ngày mưa - mẹ ta ngồi khóc. Lúa mới gặt chạy lụt. Hạt lúa đã nảy mầm. Nỗi giêng hai vừa qua, ngày ba, tháng tám vừa qua. Mấy tháng trời chờ cây mạ lớn, nảy đòng, đơm bông, chắc hạt thế, chắc ăn là thế, ngày mưa cánh đồng lênh loang, trắng phau. Nước. Nước ngập. Mẹ khóc như mưa, khóc cho những hạt lúa mới gặt đã nảy mầm. Lấy gì cho mùa sau? Thóc nảy mầm cầm lòng sao đặng.
Dòng sông - chảy không nhớ bờ. Cái lễnh loãng học trò cướp luôn cả ký ức dòng sông cuộn chảy. Sông ơi, ta tắm mình trong ngươi một thuở. Thuở ấy giờ xa lắm. Tay giang tay ôm ngươi vào lòng. Mi lểnh loảng ôm ta vào dạ. Thuở học trò, đám quỉ sứ đứng hàng thứ ba trong tam thế. Tiếng hò reo trận giả vỡ sân đình, vỡ cả ánh trăng đêm rằm đang ngủ hờ dưới đáy ao.
Ngày rằm - Ta đưa, hương chùa vấn vít. Oản xôi chuối nằm im thin thít - nghe chuông. Chuông nguyện đơn côi, thả từng tiếng vào thinh không tịch mịch. Chuông cũng lênh loang, mạ màu trầm âm thanh thiền trên mặt ruộng, rồi bất giác vút lên nhằm cái hố đen trên nền trời mà lao vào như thiêu thân. Hố đen nuốt chửng tiếng chuông để đêm đêm dội lại người thơ trong những cơn mơ về bất chợt.
Con đường chân trâu dẫm nát. Con đường còn vương chút cỏ gà thua trận. Ngọn cỏ hình đầu gà thua trận gãy đôi, thao láo nhìn trời, nhìn lũ trẻ vô tư trong trò chơi đồng dao thuở nhỏ. Con đường in dấu chân về làng, in dấu chân dời làng. Hai dãy dấu chân song hành quá khứ và hiện tại. Dấu chân trở về - trở về ngày xưa bé. Trở về cổng làng ào như cơn rụng lá xanh. Trở về nơi chôn “nhau” mẹ đã cắt rốn ngày ta bật tiếng khóc đầu tiên chào mặt trời. Và mẹ cho ta dòng sữa non đầu tiên mát ngọt. Cha cho ta ánh nhìn đầu tiên và cái tên đầu tiên dùng suốt cuộc đời. Ngày xưa ơi! Gọi lên là day dứt gọi là thấy là thương là gặp. Ngày xưa luôn thường trực, bởi:
Ngày xưa có mất đâu mà
Chạm vào thương nhớ đó là ngày xưa
Ngày xưa của Đình Hiển xưa trong từng ngày, xưa cả từng đêm, xưa của mọi người. Bằng tám câu lục bát của mình, nhà thơ đã tụng ca cho nỗi nhớ nằm sâu trong ký ức.
Rằm tháng Giêng Tân Mão – Vân Đình Hùng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét